- Giảm thiểu sự cố do máy vận thăng lồng, cẩu tháp
b. Dự báo mức độ tác động:
* Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các phương tiện giao thông ra vào khu đô thị và từ các khu vực dịch vụ:
Các phương tiện giao thông ra vào khu vực dự án chủ yếu là xe con, xe máy... Mức áp âm trung bình của các loại này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.29: Mức áp âm từ các phương tiện giao thông
Phƣơng tiện Mức ồn phổ biến (*) (dBA) Mức ồn lớn nhất (**) (dBA) QCVN 26:2010/BTNMT (dBA) Xe máy dưới 125cm3 70 - 80 85 70 Xe máy trên 125cm3 75 - 85 90 Ơ tơ trọng tải < 3,5 tấn 85 - 90 103 Ơ tơ trọng tải > 3,5 tấn 90 - 95 105
(*), (**): Nguồn: Viện Khoa học Công nghệ và GTVT
Theo bảng trên cho thấy ở những điểm đỗ xe dự báo mức áp âm sẽ cao hơn so với mức QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Đặc biệt, khi có sự cộng hưởng âm thanh từ các phương tiện. Tuy nhiên, thời gian phát sinh khí thải ở điểm đổ xe tương đối nhanh, bãi đổ xe ở khối nhà cao tầng được bố trí ở tầng hầm đặt -4,5m so với mặt đường, bãi đổ xe của các khối nhà liên kế cũng được thiết kế không gian riêng đặt -0,1m so với sàn chung của khối nhà. Vì vậy, nguồn tác động này được hạn chế. Đồng thời, tiếng ồn sẽ giảm nhanh theo khoảng cách, khi khoảng cách tăng gấp hai lần thì mức áp âm giảm 6dBA.
* Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị kỹ thuật trong khu đô thị:
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Máy phát điện của khu đô thị được đặt tại khu vực tầng hầm của khối nhà cao tầng (phòng riêng) và chỉ sử dụng khi khu vực bị mất điện. Do đó, độ ồn của máy phát điện không ảnh hưởng lớn đến nhân viên làm việc, dân cư trong khu đô thị, khách hàng đến khu đơ thị vui chơi, giải trí và các đối tượng xung quanh.
Ngoài ra, hoạt động của dân cư còn gây ra rung động do các phương tiện giao thông ra vào khu đô thị. Tuy nhiên, các phương tiện này có tải trọng thấp, sân
đường được bê tơng hóa nên độ rung gây ra cho các phương tiện giao thơng khơng lớn, có thể chấp nhận được.
2. Tác động đến kinh tế - xã hội