9. Cấu trúc luận văn
1.1. Các khái niệm:
1.1.1. Chính sách:
Khái niệm về chính sách được trình bày trong Từ điển Bách khoa Việt Nam như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”
Theo James Anderson thì chính sách là một q trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm5.
Cũng theo Anderson, chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề nhất định6.
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình Chính sách ‘thiết kế sự lựa chọn quan trọng nhất (đã) được làm ra (thực thi)’, đối với các tổ chức, cũng như đời sống cá nhân7. Điểm lưu ý ở đây là, chính sách phải là quyết định đã được lựa chọn thực hiện, không phải một dự định; Chính sách là một chuỗi (tập hợp) những hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề8 Chính sách là những gì mà chính phủ làm, lý do làm, và sự
5 James Anderson, 2010, Public policy making, 6 Anderson, 1984 , Public policymaking, Princeton
7 Lasswell, 1951, The policy orientation, In Lerner & Lasswell (eds), The Policy Sciences, pp. 3-15, Stanford University Press.
khác biệt nó tạo ra9. Chính sách là những gì mà chính phủ làm, hoặc bỏ qua khơng làm10. Chính sách là một hành động mang tính quyền lực nhà nước nhằm sử dụng nguồn lực để thúc đẩy một giá trị ưu tiên11.
Chính sách là một cơng việc được thực hiện liên tục, bởi những nhóm hoạch định, nhằm sử dụng các thể chế công để kết nối, phối hợp và biểu đạt giá trị họ theo đuổi 12Chính sách là q trình mà một xã hội tạo ra và quyết định có tính bắt buộc những hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào khơng13. Chính sách là một phần của khung khổ các ý kiến, mà qua đó, chúng ta được điều chỉnh bởi một cách thức hợp lý, giữa các khía cạnh đa chiều của cuộc sống 14.
1.1.2. Chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp:
Chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp là các chính sách của Nhà nước, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền nhằm mục tiêu tác động vào đối tượng là các doanh nghiệp khởi nghiệp với mục đích là thúc đẩy sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó.
Chính sách bao gồm các chính sách về mặt tài chính, cơng nghệ, nhân lực… nhằm tác động vào một hay nhiều phần của doanh nghiệp khởi nghiệp.
1.1.3. Doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì Doanh nghiệp là tổ chức có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực
9 Dye, 1972, Understanding public policy, Prentice-Hall. 10 Klein & Marmor. 2006
11 Considine ,1994, Public policy: A critical approach, Macmillan, Melbourne 12 Considine, 1994, Public policy: A critical approach, Macmillan, Melbourne 13 Wheelan. 2011, introduction to Public Policy, New York
hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường (Theo mục 7 điều 1 chương 1 luật doanh nghiệp 2014).
Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi. Như vậy doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động khơng hồn tồn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Phân loại doanh nghiệp:
Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu chúng ta sẽ có 3 loại hình doanh nghiệp là:
1. Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship). 2. Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
3. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).
Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
1.1.4. Doanh nghiệp khởi nghiệp
Doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp mới hình thành, sáng lập hoặc trong những giai đoạn đầu của sự phát triển15.
Công ty khởi nghiệp là một loại hình của doanh nghiệp nó có thể là một hiệp hội, một công ty hoặc một tổ chức tạm thời nhằm thiết lập để tìm ra một mơ hình kinh doanh linh hoạt và “ăn khách”. Trên thế giới hiện nay cụm từ “startup”, hay là khởi nghiệp đang trở nên rất phổ biến. Với nguồn gốc ra đời từ lúc internet có đi miền là .com và vì vậy nhiều người coi khởi nghiệp chỉ
là một dạng của công ty về công nghệ. Nhưng hiện nay, khi công nghệ trở thành một yếu tố tất yếu và khơng thể thiếu, thì khi nói đến cơng ty khởi nghiệp cần phải nhấn mạnh liên quan đến 3 tính chất quan trọng của bao gồm tăng trưởng nhanh, quy mơ linh hoạt và có sáng kiến đổi mới.
Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập khởi nghiệp) giải thích rằng khởi nghiệp là dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hướng đến trở thành một công ty khác biệt lớn và mang lại giá trị cao và khởi nghiệp là tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh nào đó để có thể đổi mới tình hình thị trường hiện tại và làm khác nó đi ví dụ như Google, hay Uber và Amazon16.
Hơn nữa, khởi nghiệp là một công ty nhưng không phải là phiên bản nhỏ của một công ty lớn. Một doanh nghiệp khởi nghiệp là một tổ chức được thiết lập để tìm ra một mơ hình kinh doanh và đi thăm dò thị trường về mức độ thu hút của sản phẩm và dịch vụ đó trên thị trường, và là một tổ chức tạm thời. Trong khi đó, một cơng ty lớn là một tổ chức đã tồn tại với thời gian lâu dài và đã đáp ứng tốt thị trường, đã được cơng nhận hồn tồn và vượt qua rất nhiều thử thách và được chứng minh tính ổn định, nó đã được thiết kế để vận hành một mơ hình kinh doanh đã được xác định rõ, rõ ràng, không tham vọng, luôn ăn khách và linh hoạt.
Paul Graham, chuyên gia lập trình, nhà đầu tư rủi ro định nghĩa rằng doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ, được thành lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh (Paul Graham, Want to start a startup?, 2012)
Aswath là giáo sư tài chính Đại học New York, và cũng là chuyên gia xác định các giá trị doanh nghiệp đã cho rằng giá trị của một hãng khởi nghiệp nằm ở tiềm năng trong tương lai trong việc tăng trưởng và phát triển.(Aswath
Damodaran, Valuing Young, Start-Up and Growth Companies: Estimation Issues and Valuation Challenges, 2009)
Đồng thời, việc xác định một doanh nghiệp mới có phải là một doanh nghiệp khởi nghiệp hay khơng thì cần phải xem nó đang phát triển như thế nào hơn là xem vào cấu trúc và quy mơ của nó. Từ đó có thể rút ra một số đặc trưng mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có đó là một tổ chức chưa có báo cáo tài chính trong q khứ, và khơng có lịch sử, đồng thời, phụ thuộc vào nguồn vốn tư nhân và xác suất duy trì là thấp.
Theo Steve Blank (2010), khởi nghiệp là một doanh nghiệp thành lập để tìm kiếm mơ hình kinh doanh bền vững và ổn định nghĩa là các công ty khởi nghiệm sử dụng mơ hình kinh doanh để kinh doanh theo ý tưởng mới. Do đó, điều quan trọng là phải xác định mơ hình kinh doanh thực tế để dự đốn về ngân sách sắp tới của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo Osterwalder và Pigneur & Smith (2010) đã đưa ra định nghĩa cơ bản về mơ hình kinh doanh là điều cốt lõi cuối cùng mà mơ hình kinh doanh mang lại đó là việc thể hiện cách một doanh nghiệp có ý định kiếm tiền như thế nào theo 9 điều quan trọng cho một công việc kinh doanh như sau. Osterwalder, Pigneur & Smith (2010) về Phân khúc khách hàng: Khách
hàng là trung tâm của việc kinh doanh bởi vì họ là người quyết định mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ kinh doanh. Để thu hút khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, một doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng theo nhóm để tìm hiểu nhu cầu, hành vi và những mong muốn của khách hàng. Nếu doanh nghiệp phân loại được phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp thì phải quyết định về phân khúc nào cần phát triển và phân khúc nào thì khơng phát triển để mơ hình kinh doanh trở nên tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Đề xuất giá trị: Theo Osterwalder và Pigneur & Smith (2010) là tạo ra
giá trị đã được định nghĩa theo phân khúc khách hàng thông qua việc giải quyết các vấn đề và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Một vài giá trị đó là tối ưu hóa, thơng tin mới, thiết kết, giá cả, giảm chi phí, giảm rủi ro, tầm ảnh hưởng, sự thuận tiện.
Các kênh truyền thông: Các kênh này mô tả cách doanh nghiệp tiếp cận
phân khúc khách hàng để truyền tải giá trị tới khách hàng.
Mối quan hệ với khách hàng: Mô tả các loại quan hệ của một doanh
nghiệp được thành lập dựa trên phân khúc khách hàng cụ thể
Dịng doanh thu: Mơ tả tiền mặt của doanh nghiệp có được từ mỗi phân
khúc khách hàng. Có một vài cách để phát sinh dịng doanh thu.
Bán tài sản: Là việc phát bản quyền sở hữu của sản phẩm tới khách hàng Phí sử dụng: Phí này được trả cho việc sử dụng các dịch vụ cụ thể
Phí th bao: là phí duy trì cho việc tiếp tục sử dụng dịch vụ
Cho thuê: Phí này kiếm được thì việc đưa cho ai đó sử dụng tạm thời tài
sản của doanh nghiệp trong một thời gian cố định.
Giấy phép: Được phát sinh từ việc cho phép khách hàng sử dụng sở hữu
bản quyền trí tuệ bằng việc thu phí cấp phép
Phí quản lý: Phí này phát sinh từ các dịch vụ môi giới giữa hai hoặc
nhiều bên.
Phí quảng cáo: Là việc phát sinh phí cho việc quảng cáo một sản phẩm,
dịch vụ hoặc một nhãn hàng cụ thể.
Việc đưa vào các ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ để những ý tưởng này có thể tiếp cận được khách hàng và tạo ra lợi nhuận, nó cần một mơ hình kinh doanh phù hợp và khả thi Blank (2010).
Theo Eric Ries, tác giả cuốn sách “ Khởi nghiệp tinh gọn: Các doanh nghiệp sử dụng đổi mới liên tục để tạo ra thành cơng” thì khởi nghiệp của
doanh nghiệp là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong điều kiện cực kỳ không chắc chắn (Eric Ries, 2011)
Doanh nghiệp khi khởi nghiệp ở đây có thể hiểu là các cá nhân hoặc tổ chức, và khơng có một giới hạn nào về tuổi tác bắt đầu khởi nghiệp hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó. Có những doanh nhân khởi nghiệp và thành cơng khi cịn rất trẻ như: ông chủ Facebook Mark Zuckerberg hay như cô bé Mikaila Ulmer với thương hiệu nước chanh mật ong “Me & the Bees” khởi nghiệp thành công khi cô bé mới 7 tuổi. Cũng có những doanh nhân khởi nghiệp khi đã ngoài 50 tuổi như nhà sáng lập McDonald's, Coca-Cola hay KFC.
1.1.5. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp
Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp là hai hay nhiều đơn vị phối hợp lại với nhau thành một tổ chức, nhằm hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy, hỗ trợ các mặt khác nhau của quá trình khởi nghiệp. Tùy quy mơ hoạt động mà các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có thể mang tính chất quốc tế - hoạt động trong tồn cầu, hoặc tính chất khu vực – chỉ hoạt động tại một quốc gia, hoặc một vùng miền nhất định trong quốc gia đó.
Vai trị của các tổ chức là kết nối giữa những cá nhân, tổ chức đang ươm mầm khởi nghiệp tham gia vào cộng đồng khởi nghiệp, giúp đỡ hỗ trợ các đối tượng tiến hành khởi nghiệp và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện ý tưởng. Tùy từng tổ chức mà có các hoạt động hỗ trợ khác nhau như: hỗ trợ về gói vay vốn, hỗ trợ về kiến thức kinh nghiệm khởi nghiệp sáng tạo, về văn phòng, mặt bằng kinh doanh…
Trên thế giới hiện nay, từ các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản cho đến những quốc gia nhỏ như Israel đều có đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh và có thành tích đáng tự hào trong khởi nghiệp. Tại các quốc gia
này, nhà nước rất quan tâm đến việc khởi nghiệp và có nhiều chủ trương, chính sách khích lệ khởi nghiệp. Tại Trung Quốc, năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập vấn đề quốc gia “Khởi nghiệp và đổi mới toàn diện”. Trong năm 2016, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc huy động vốn và bố trí văn phịng kinh doanh, đã có hơn 600.000 sinh viên đại học khởi nghiệp kinh doanh tại đất nước này. Ở Hoa Kỳ, hiện có 3 loại hình vườn ươm phổ biến. Đó là vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, vườn ươm tư nhân và vườn ươm tại trường đại học. Vườn ươm đại học thường chú trọng chuyển giao cơng nghệ, thương mại hóa sản phẩm và sử dụng nguồn lực sẵn có từ các trường đại học. Tại Thụy Điển, môi trường sáng tạo khởi nghiệp được nuôi dưỡng từ cấp tiểu học, phổ thơng, do đó, những học sinh Thụy Điển được dạy tự do thực nghiệm để tìm ra ý tưởng sáng tạo, độc đáo. Có thể thấy, trên thế giới, khởi nghiệp được Nhà nước quan tâm và các tổ chức phối hợp thực hiện, như các tổ chức doanh nghiệp, các trường đại học, trung học… tạo điều kiện cho việc khởi nghiệp được phát triển mạnh mẽ, là tiền đề ươm mầm sự sáng tạo và phát triển nền kinh tế tại các đất nước này.
Tại Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều câu lạc bộ, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Có thể kể đến như Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TPHCM (ITP) là hệ sinh thái khởi nghiệp năng động điển hình, ra đời từ năm 2003 với mục tiêu gắn kết đào tạo nghiên cứu kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thơng. Khu cơng nghệ phần mềm đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp như tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, tiếp đoàn từ các quốc gia trên thế giới, tổ chức ký kết hợp tác với Viện John Von Neumann.
Bên cạnh đó cịn có nhiều tổ chức, cộng đồng kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp hoạt động tại nhiều nơi trên đất nước, với những tính chất và quy mơ khác nhau, nhưng quy tụ lại đều vì mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp, tạo thành cộng đồng hỗ trợ và kết với nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp.
1.1.6. Khái niệm về khởi nghiệp sáng tạo
Khởi nghiệp sáng tạo là bắt đầu một sự nghiệp bằng tất cả niềm đam mê khao khát và trải nghiệm tột độ cùng với nền công nghệ kỹ thuật cao nhằm tạo ra các mơ hình hoặc sản phẩm có tính mới lạ, sáng tạo, đem lại sự tăng trưởng vượt trội và bức phá trong trong cạnh tranh. Khởi nghiệp sáng tạo giúp giải quyết những khoảng trống của thị trường và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.
Nhắc đến khởi nghiệp sáng tạo trước hết là nhắc đến sự vươn lên đỉnh cao của nền khoa học và công nghệ. Trong nhiều trường hợp, khởi nghiệp không phải chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay công nghệ mới. Nhưng