9. Cấu trúc luận văn
1.1. Các khái niệm:
1.1.5. Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp
Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp là hai hay nhiều đơn vị phối hợp lại với nhau thành một tổ chức, nhằm hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy, hỗ trợ các mặt khác nhau của quá trình khởi nghiệp. Tùy quy mô hoạt động mà các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có thể mang tính chất quốc tế - hoạt động trong toàn cầu, hoặc tính chất khu vực – chỉ hoạt động tại một quốc gia, hoặc một vùng miền nhất định trong quốc gia đó.
Vai trò của các tổ chức là kết nối giữa những cá nhân, tổ chức đang ươm mầm khởi nghiệp tham gia vào cộng đồng khởi nghiệp, giúp đỡ hỗ trợ các đối tượng tiến hành khởi nghiệp và hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện ý tưởng. Tùy từng tổ chức mà có các hoạt động hỗ trợ khác nhau như: hỗ trợ về gói vay vốn, hỗ trợ về kiến thức kinh nghiệm khởi nghiệp sáng tạo, về văn phòng, mặt bằng kinh doanh…
Trên thế giới hiện nay, từ các cường quốc lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản cho đến những quốc gia nhỏ như Israel đều có đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh và có thành tích đáng tự hào trong khởi nghiệp. Tại các quốc gia
này, nhà nước rất quan tâm đến việc khởi nghiệp và có nhiều chủ trương, chính sách khích lệ khởi nghiệp. Tại Trung Quốc, năm 2014, Thủ tướng Lý Khắc Cường đề cập vấn đề quốc gia “Khởi nghiệp và đổi mới toàn diện”. Trong năm 2016, cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc huy động vốn và bố trí văn phòng kinh doanh, đã có hơn 600.000 sinh viên đại học khởi nghiệp kinh doanh tại đất nước này. Ở Hoa Kỳ, hiện có 3 loại hình vườn ươm phổ biến. Đó là vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao, vườn ươm tư nhân và vườn ươm tại trường đại học. Vườn ươm đại học thường chú trọng chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm và sử dụng nguồn lực sẵn có từ các trường đại học. Tại Thụy Điển, môi trường sáng tạo khởi nghiệp được nuôi dưỡng từ cấp tiểu học, phổ thông, do đó, những học sinh Thụy Điển được dạy tự do thực nghiệm để tìm ra ý tưởng sáng tạo, độc đáo. Có thể thấy, trên thế giới, khởi nghiệp được Nhà nước quan tâm và các tổ chức phối hợp thực hiện, như các tổ chức doanh nghiệp, các trường đại học, trung học… tạo điều kiện cho việc khởi nghiệp được phát triển mạnh mẽ, là tiền đề ươm mầm sự sáng tạo và phát triển nền kinh tế tại các đất nước này.
Tại Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều câu lạc bộ, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp. Có thể kể đến như Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TPHCM (ITP) là hệ sinh thái khởi nghiệp năng động điển hình, ra đời từ năm 2003 với mục tiêu gắn kết đào tạo nghiên cứu kinh doanh lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Khu công nghệ phần mềm đã có nhiều hoạt động nhằm thu hút các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp như tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu, tiếp đoàn từ các quốc gia trên thế giới, tổ chức ký kết hợp tác với Viện John Von Neumann.
Bên cạnh đó còn có nhiều tổ chức, cộng đồng kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp hoạt động tại nhiều nơi trên đất nước, với những tính chất và quy mô khác nhau, nhưng quy tụ lại đều vì mục tiêu thúc đẩy khởi nghiệp, tạo thành cộng đồng hỗ trợ và kết với nhau trong hệ sinh thái khởi nghiệp.