Tổng quan về trường Đại học FPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Chính sách thúc đẩy hình thành DN khởi nghiệp tại trường Đại học FPT

2.2.1. Tổng quan về trường Đại học FPT

Nhắc đến trường Đại học FPT trước hết phải nhắc đến tập đoàn FPT. Được thành lập từ năm 1988 bởi các nhà khoa học trẻ, đến nay, FPT đã trở thành doanh nghiệp tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin. FPT đã mở rộng hoạt động tại 21 quốc gia trên thế giới. Song song đó, tổ chức giáo dục FPT cũng được thành lập từ năm 1999 và trở thành một tổ chức có uy tín trong việc đào tạo các hệ phổ thông, cao đẳng, đại học… và các dự án vườn ươm tạo.

Đại học FPT là một trường đại học có uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với sự hậu thuẫn của tập đồn FPT, trường Đại học FPT ln gắn đào tạo với thực tiễn, kiến thức với kỹ năng, gắn két chặt chẽ với các daonh nghiệp và các tập đồn trên thế giới. Nhà trường ln tạo điều kiện để các sinh viên phát huy được khả năng của mình, khơng phải chỉ

dừng ở mức tìm được việc làm, nhiều sinh viên đã học được cách khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp bản thân khi còn đang là sinh viên. Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau, tạo điều kiện đầu vào để các bạn trẻ có cơ hội được nâng cao trình độ văn hóa. Tuy nhiên, trường đại học FPT là một trong số ít trường có mơi trường học tập thiết thực, giúp nuôi dưỡng ước mơ, khơi nguồn sáng tạo. Những điều đang áp dụng tại trường Đại học FPT cho đến nay vẫn chưa được nhân rộng ra trong nhiều môi trường học tập tại các trường đại học khác. Môi trường học tập lý tưởng là chất xúc tác để tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên khởi nghiệp.

Trường Đại học FPT là trường đã có nhiều cải tiến và đột phá trong công tác giáo dục, biết phát huy thế mạnh và khắc phục những yếu điểm thường gặp phải của sinh viên nói chung, đi tắt, đón đầu, tiếp nhận xu thế mới, tổ chức nhiều hoạt động để ươm mầm khởi nghiệp trong sinh viên.

Chương trình học của trường FPT được thiết kế linh động, thay đổi theo xu thế của thời đại mới. Sinh viên được lựa chọn để đăng ký một học kỳ tại nước ngoài với mức học phí tương đương trong nước. “Học kỳ ở nước ngồi – Semester abroad” bắt đầu khởi xưóng tại trường FPT từ năm 2013 và được xem là một cải tiến trong công tác đào tạo sinh viên FPT trở thành một nguời cơng dân tồn cầu. Sinh viên, ngồi kỹ năng chun mơn, cịn cần đạt chuẩn về ngoại ngữ, kỹ năng mềm, vốn kiến thức thực tế về một nền văn hóa đa dạng, phong phú. Nhà trường ln tạo mọi điều kiện để sinh viên có cơ hội tham gia vào các hoạt động giao lưu văn hóa, trải nghiệm tại nước bạn nhằm hướng sinh viên đến việc đón nhận những điều mới về văn hố, chính sách của mơi trường quốc tế. Có thể kể đến như chương trình P2A – một chương trình liên kết giữa các trường đại học khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Brunei). Sinh viên FPT có thể được lựa chọn nhiều trường nổi tiếng như

trường Ngee Ann Polytechnic (Singapore), trường École d’électricité, de Production et Méthodes Industrielles (Pháp) … để tham gia học tập và phát triển năng lực bản thân.

Tại trường FPT có một bộ phận mang tên “Quan hệ doanh nghiệp” cũng thường tổ chức các hoạt động làm phong phú lựa chọn và định hướng cho sinh viên như chương trình Ngày hội việc làm, các chương trình tham quan doanh nghiệp thực tế, các buổi toạ đàm giữa sinh viên và nhà trường giúp sinh viên bày tỏ những mong muốn của mình. Từ đó, nhà trường có thể linh hoạt bổ sung, thay thế hoặc sửa đổi những chính sách trong nhà trường cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và nhu cầu của sinh viên.

(n = 274)

STT Nội dung Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các

cuộc thi, cuộc tư vấn 3,97 0,72

1 Tăng nguồn vốn cho khởi nghiệp 3,83 0,64 2 Được tiếp xúc với nhiều doanh nhân và tạo mối

quan hệ 4,18 0,63

3 Được đào tạo, chỉ dẫn về khởi nghiệp 4,20 0,72 4 Được rèn luyện khả năng tập trung, quản lý qua

các cuộc thi 3,71 0,76

5 Được có thơng tin kỹ lưỡng về khởi nghiệp 3,92 0,83

Bảng 2. 1: Bảng kết quả về các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các cuộc thi, cuộc tư vấn

Bảng trên cho thấy các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các cuộc thi, các cuộc tư vấn tại trường đại học FPT có ích đối với sinh viên có ý định khởi nghiệp “Được đào tạo, chỉ dẫn về khởi nghiệp” với điểm trung bình là 4,20, “Được tiếp xúc với nhiều doanh nhân và tạo mối quan hệ” với điểm trung bình là 4,18, “Được có thơng tin kỹ lưỡng về khởi nghiệp” với điểm trung bình là 3,92, “Tăng nguồn vốn cho khởi nghiệp” với điểm trtung bình là 3,83, và “Được rèn luyện khả năng tập trung, quản lý qua các cuộc thi” với điểm trung bình thấp nhất là 3,71.

Trong câu hỏi “Em chào thầy Lê Trường Tùng – Chủ tịch HĐQT Trường Đại

học FPT. Em muốn hỏi môi trường đại học tạo điều kiện gì cho sinh viên khởi nghiệp khi còn trên ghế giảng đường?’’. Theo ý kiến của Thầy Lê Trường

Tùng cho rằng “Từ cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số

1982/QĐ-TTg ban hành Khung trình độ quốc gia trong đó quy định chuẩn đầu ra của trinh độ đại học, ghi rõ là sinh viên khi tốt nghiệp cần có “kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác”. Quy định này ban hành đã được 6 tháng, và tôi nghĩ rằng đa số các trường đại học vẫn chưa quán triệt việc môi trường đại học cần phải tạo kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên, và để cho sinh viên có tố chất khởi nghiệp là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trường. Các bạn sinh viên hình như cũng rất ít người biết điều này. Tơi nghĩ rằng hàm lượng trí tuệ, khát vọng cống hiến, khát vọng thể hiện, mong mỏi làm được một cái gì đó độc đáo, một cái gì đó mới, một cái gì đó có ích, một cái gì đó mang lại sự giàu có cho cá nhân và cho đất nước – những điều này tập trung nhiều nhất ở sinh viên. Sinh viên khơng khởi nghiệp – thì chờ ai khởi nghiệp bây giờ?”

STT Nội dung Điểm TB

Độ lệch chuẩn

Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua qua

hệ sinh thái khởi nghiệp 3,7 0,78

1 Khi tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh

nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển nhanh hơn 4,0 0,49 2 Được thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp

trong và ngoài nước 3,78 0,91

3 Được đào tạo, huấn luyện tư vấn cho khởi nghiệp

sáng tạo 3,23 0,78

4 Được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà

nước về khoa học công nghệ 3,76 0,94

Bảng 2. 2: Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua hệ sinh thái khởi nghiệp

(Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 2.2 về các Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua qua hệ sinh thái khởi nghiệp cho thấy “Khi tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể phát triển nhanh hơn” có điểm trung bình là 4,0, “Được thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước” với điểm trung bình là 3,78, “Được hỗ trợ kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước về khoa học cơng nghệ” với điểm trung bình là 3,76, “Được đào tạo, huấn luyện tư vấn cho khởi nghiệp sáng tạo” với điểm trung bình là 3,2.

Trả lời câu hỏi: “Sinh viên nên chọn những ngành nghề nào để khởi

nghiệp?”. Một số ý kiến của lãnh đạo tại trường đại học FPT cho rằng: “Chọn ngành nào để khởi nghiệp sẽ phụ thuộc vào đầu óc sáng tạo, ý chí quyết tâm, thời cơ – và vận may của sinh viên. Trên thực tế có thể khởi nghiệp từ bất cứ ngành nào, tuy nhiên hiện nay những ngành khởi nghiệp có triển vọng đều dựa trên công nghệ cao. Các ngành không thuộc lĩnh vực công nghệ để khởi

nghiệp được thì cũng cần bám vào cơng nghệ – khi đó mới tạo được ưu thế cạnh tranh với các đối thủ đang có. Với những ngành đang thay đổi nhanh chóng thì thường có nhiều cơ hội mới, cịn các ngành mang tính truyền thống thì cũng có thể khởi nghiệp bằng cách vẫn dịch vụ/sản phẩm đấy với chất lương cao hơn, giá thành thấp hơn bằng cơng nghệ mới, ví dụ như nông nghiệp công nghệ cao.”

(n = 274)

STT Nội dung Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các

khóa đào tạo

3,84 0,60

1 Cung cấp, tư vấn đề khởi nghiệp 3,85 0,66 2 Cung cấp các ý tưởng khởi nghiệp 3,99 0,59 3 Được lắng nghe kinh nghiệm từ người thành cơng 3,69 0,54

Bảng 2. 3: Các chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp qua các khóa đào tạo

(Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Từ bảng trên cho thấy các Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các khóa đào tạo đã cung cấp cho các sinh viên về “Cung cấp các ý tưởng khởi nghiệp” với điểm trung bình cao nhất là 3,99, “Cung cấp, tư vấn đề khởi nghiệp” với điểm trung bình là 3,85, “Được lắng nghe kinh nghiệm từ người thành cơng” với điểm trung bình thấp nhất là 3,69.

Theo câu hỏi “Chương trình đào tạo của nhà trường ĐH FPT có nội dung

hướng nghiệp, khởi nghiệp không?” Một số lãnh đạo đã trả lời: “Khi đã xem việc tạo kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên là nhiệm vụ của trường đại học như yêu cầu của Khung trình độ quốc gia, thì nội dung khởi nghiệp phải được thể hiện trong chương trình đào tạo. Với ĐH FPT, chúng tôi quan niệm để

làm việc được trong có doanh nghiệp đang có thì chỉ cần học 2/3 chương trình (5-6 học kỳ) là đủ. Thời gian cịn lại chính là đào tạo nâng cao, để sinh viên ngoài việc định hướng chuyên sâu về lĩnh vực mà mình lựa chọn, cịn được đào tạo về khởi nghiệp, về quản trị… Chương trình đào tạo của ĐH FPT có mơn Khởi nghiệp, và có một mơn đặc biệt gọi là On the Job Training (OJT – học trong môi trường doanh nghiệp), môn này được tiến hành 1 học kỳ tại doanh nghiệp sau khi học được 5-6 học kỳ chuyên môn. OJT không chỉ nhằm tăng kỹ năng thực hành, cảm nhận môi trường làm việc thực tế, mà còn để các em trải qua giai đoạn “làm thợ” để sau này biết “làm chủ” phải như thế nào, phải học thêm gì trong 2-3 học kỳ cịn lại tại trường.”

(n = 274)

STT Nội dung Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các gói hỗ trợ vay vốn

3,27 0,71

1 Lãi suất thấp và thời gian lâu 3,02 0,67 2 Khơng lo về vấn đề tài chính trong khởi nghiệp 3,18 0,61 3 Khơng bị quản lý về nguồn tài chính cho vay 3,61 0,85

Bảng 2. 4: Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các gói hỗ trợ vay vốn

(Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 2.4 cho thấy Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các gói hỗ trợ vay vốn với “Khơng bị quản lý về nguồn tài chính cho vay” với điểm trung bình cao nhất 3,61, “Khơng lo về vấn đề tài chính trong khởi nghiệp” với điểm trung bình là 3,18, “Lãi suất thấp và thời gian lâu” với điểm trung bình thấp nhất là 3,02.

Trong câu hỏi nghiên cứu phỏng vấn sâu “Đai học FPT có hỗ trợ vốn khi

sinh viên đề xuất ý tưởng khởi nghiệp không?”. Tiến sĩ Lê Trường Tùng cho

viên, trường Đại học FPT xây dựng quỹ Khởi nghiệp dành riêng cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên. Mỗi sinh viên hoặc nhóm sinh viên khi có dự án khởi nghiệp sẽ được hỗ trợ kinh phí theo nội dung chi thực tế – tức nhà trường sẽ chi trả hộ cho sinh viên những khoản chi mà nếu khơng có quỹ này các em sẽ phải dùng tiền túi của mình hoặc xin tiền cha mẹ. Mỗi năm Quỹ Khởi nghiệp dự kiến chọn 20 đề án khởi nghiệp để hỗ trợ, với số tiền tối thiểu 50 triệu đồng/đề án, và có thể cao hơn phụ thuộc vào nội dung đề án đặt ra. Nếu đề án khởi nghiệp thất bại, xem như đây là khoản chi rủi ro của trường. Nếu khởi nghiệp thành cơng thì xem đây như vốn của trường góp vào cơng ty tương lại do sinh viên tạo lập”

(n = 274)

STT Nội dung Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các vườn ươm doanh nghiệp

3,51 0,79

1 Trợ giúp về pháp lý 3,20 0,74

2 Hỗ trợ về giáo dục và tiếp cận tri thức 3,01 0,82 3 Bao gồm Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 3,69 0,75 4 Hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu 3,71 0,69 5 Hỗ trợ về kết nối cộng đồng và xây dựng mạng

lưới liên kết 3,52 0,81

6 Bao gồm các Dịch vụ tài chính và tiếp cận các

dịch vụ tài chính 3,93 0.90

Bảng 2. 5: Bảng kết quả về chính sách hình thành doanh nghiệp qua vườn ươm doanh nghiệp

(Nguồn: Từ kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Bảng 2.5 cho thấy Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các vườn ươm doanh nghiệp với “Bao gồm các

Dịch vụ tài chính và tiếp cận các dịch vụ tài chính” với điểm trung bình cao nhất là 3,93, “Hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu” với điểm trung bình là 3,71, “Bao gồm Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh” với điểm trung bình là 3,69, “Hỗ trợ về kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới liên kết” với điểm trung bình là 3,51, “Trợ giúp về pháp lý” với điểm trung bình là 3,2. “Hỗ trợ về giáo dục và tiếp cận tri thức” với điểm trung bình là 3,01.

STT Nội dung Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học FPT

1 Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các cuộc

thi, cuộc tư vấn 3,97 0,72

2 Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua qua hệ sinh

thái khởi nghiệp 3,70 0,78

3 Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp

khởi nghiệp tại trường đại học qua các khóa đào tạo 3,84 0,60

4

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các gói hỗ trợ vay vốn

3,27 0,71

5

Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các vườn ươm doanh nghiệp

3,51 0,79

Bảng 2. 6: Bảng kết quả về Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học FPT

Từ bảng trên cho thấy, các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua các cuộc thi, cuộc tư vấn với số điểm trung bình cao nhất 3,97 là chính sách thúc đẩy mạnh mẽ đến việc giúp cho sinh viên tại đại học FPT khởi nghiệp. Điểm trung bình cao thứ 2 là Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các khóa đào tạo với 3,84, điểm trung bình cao thứ 3 là Các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp qua hệ sinh thái khởi nghiệp với 3,70, điểm trung bình cao thứ 4 là Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các vườn ươm doanh nghiệp và điểm trung bình đứng vị trí thứ 5 là Chính sách về thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường đại học qua các gói hỗ trợ vay vốn. Từ đó, có thể thấy tại trường đại học FPT đã có những chương trình thúc đẩy việc khởi nghiệp tới các sinh viên tại trường đặc biệt là qua các cuộc thi và cuộc tư vấn, qua hệ sinh thái khởi nghiệp, vườn ươm doanh nghiệp và qua các khóa học đào tạo. Đồng thời, để thúc đẩy sinh viên khởi nghiệp nhà trường cần nâng cao các chương trình chính sách qua việc thực hiện hoặc liên kết với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về các gói hỗ trợ vay vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)