9. Cấu trúc luận văn
1.1. Các khái niệm:
1.1.9. Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp chỉ một cộng đồng bổ sung và hỗ trợ cho nhau, tạo thành một môi trường thuận lợi trong việc đẩy mạnh sự thành lập nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tăng trưởng và phát triển bền vững.
Hệ sinh thái khởi nghiệp được xem như là cách thức một quốc gia hoặc một khu vực tạo ra nhằm xúc tiến hoạt động khởi nghiệp tại một vùng, miền. Nói cụ thể hơn, đó là tổng hòa các mối liên hệ giữa nhiều nhân tố như: các chủ thể khởi nghiệp, các cơ quan, tổ chức có mối quan hệ liên quan đến việc khởi nghiệp và tiến trình khởi nghiệp.
OECD định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc
hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương” (Mason and Brown, 2014).
Hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm nhiều yếu tố và không giống nhau ở từng địa phương, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, dân số… Trong bài viết về “Hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới và động lực tăng trưởng của công ty” tại World Economic Forum (2013) có nêu khái quát các yếu tố của một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm: thị trường, nguồn nhân lực, vốn và nguồn tài chính, hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp, khung pháp lý, cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, các trường đại học, văn hóa quốc gia.
Trong các môi trường tương tự nhau, các hệ sinh thái khởi nghiệp ở những nơi khác nhau có thể làm những điều khác nhau, vì chúng có những sự khác biệt trong nền văn hóa doanh nghiệp và các nguồn lực kinh doanh. Đa số các nguồn lực đầu vào được kiểm soát bởi các nhân tố bên ngoài như môi trường tài chính và biến động thị trường còn các nguồn tài nguyên sẵn có thì được kiểm soát bởi các nhân tố bên trong như con người hay các tổ chức đóng góp cho hệ sinh thái.
Khi sự quản lý được áp dụng cho toàn thể hệ thống chứ không chỉ áp dụng cho từng tổ chức riêng lẻ, điều này được gọi là quản lý hệ sinh thái khởi nghiệp. Việc quản lý được cụ thể hóa bởi các chính sách, chế độ, nghi thức, và thực tiễn; được theo dõi và nghiên cứu dựa trên quá trình cần thiết để giữ vững hệ sinh thái khởi nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là duy trì sự phát triển bền vững trong kinh doanh cho các doanh nhân khởi nghiệp trong hệ sinh thái.