Phương pháp chứng minh giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 25 - 27)

Phương pháp nghiên cứu thu thập tài liệu kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu:

- Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có.

- Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn 10 lãnh đạo tại trường Đại học FPT. Tiến hành nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn lãnh đạo tại các trường đại học các vấn đề liên quan đến khởi nghiệp và tập trung vào kinh nghiệm của họ. Hơn nữa phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đến kết quả doanh nghiệpkhởi nghiệp đã đạt được và quá trình khởi nghiệp. Qua các câu hỏi như trong phụ lục 2.

Nghiên cứu định lượng bằng cách phỏng vấn sinh viên các phòng khoa và các nhân viên tại trường đại học bằng phiếu hỏi. Dữ liệu phỏng vấn các phòng khoa và các nhân viên được phân tích định lượng và khung lý thuyết dựa trên thuyết hành vi dự định của Ajzen (2002).

Ngoài ra, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra mối quan hệ giữa các chính sách hỗ trợ của trường đại học FPT với việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên.

Tiến hành khảo sát sinh viên tại đại học FPT đang theo học tại trường với 300 mẫu khảo sát.

Quy trình nghiên cứu

Tiến hành thiết lập bảng câu hỏi khảo sát và nhập dữ liệu phân tích qua SPPS với hệ số Mean (điểm trung bình) và độ lệch chuẩn theo thang đo Likert (1 điểm= rất không đồng ý;2 điểm = khơng đồng ý,;3 điểm= bình thường, 4 điểm= đồng ý;5 điểm= không đồng ý) để kiểm tra mối quan hệ của các chính sách thúc đẩy tới ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học theo mơ hình nghiên cứu như bên dưới:

Các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp qua các cuộc thi, tư vấn

Các chính sách hỗ

trợ khởi nghiệp qua các vườn ươm doanh nghiệp Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN Các chính sách hỗ

trợ khởi nghiệp Qua các gói hỗ trợ vay vốn Các chính sách hỗ

trợ khởi nghiệp qua các khóa đào tạo

Các chính sách hỗ

trợ khởi nghiệp hệ sinh thái khởi nghiệp

Hình 1. 3: Mơ hình nghiên cứu các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp của trường đại học đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

(Nguồn tổng hợp từ tác giả)

* Thang đo

Các câu hỏi liên quan đến thương mại tổng quát, mạng lưới kết nối với doanh nhân đầy kinh nghiệm, nguồn lực nghiên cứu và công nghệ như web, thư viện, dự án kinh doanh tài chính, cách liên lạc với nhà đầu tư tiềm năng,

quỹ đầu tư từ vườn ươm khởi nghiệp và hỗ trợ tài chính từ các trường đại học, thương mại cơng nghệ, các cuộc thi kế hoạch kinh doanh, thương mại về phần mềm/cơng nghệ thơng tin, tiếp cận các chương trình cho kinh doanh, văn phòng cho khởi nghiệp, kế hoạch kinh doanh, vươn ươm doanh nghiệp (trong trường đại học và bên ngoài). (Xem thêm phần Câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục 1).

Nội dung khảo sát:

- Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết liên quan tới chủ đề nghiên cứu

- Đánh giá chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp và thực trạng hoạt động hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp tại trường Đại học FPT qua việc phân tích các dữ liệu khảo sát

- Xu hướng hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)