Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệpkhởi nghiệp trong các trường ĐH Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 45 - 50)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Chính sách thúc đẩy doanh nghiệpkhởi nghiệp trong trường các trường đạ

2.1.2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệpkhởi nghiệp trong các trường ĐH Việt

ĐH Việt Nam hiện nay

2.1.2.1. Các chương trình khởi nghiệp trong các trường Đại học

Các tổ chức chính quyền địa phương cũng linh động tổ chức các hoạt động và tạo điều kiện cho quá trình khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng. Ngày 29/7/2017, Hội

đồng nhân dân TPHCM và Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM phối hợp tổ chức chương trình phát thanh trực tiếp “Đối thoại cùng Chính quyền thành phố” với chủ đề “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”. Chương trình thể hiện sự quan tâm của chính quyền thành phố với sự góp mặt của Đại diện Thường trực HĐND, Ban Kinh tế và Ngân sách, đại diện lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệ, Công thương, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và Đại học Kinh tế TPHCM. Trong thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, đề ra nhiều giải pháp triển khai đồng bộ các sở ngành hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. TPHCM và Hà Nội tiếp tục là hai địa phương năng động, tập trung cơ hội đầu tư kinh doanh của cả nước với số doanh nghiệp thành lập lần lượt là 36.442 và 22.663 đơn vị. Tổng số doanh nghiệp của Hà Nội và TPHCM chiếm 53,7% tổng số doanh nghiệp thành lập của cả nước; tiếp theo là các địa phương như Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hải Phịng, Khánh Hịa - đều có tỷ lệ thành lập tăng khá so với cùng kỳ.18 Trong sự phát triển sơi động của nền kinh tế thì chính quyền cũng chú trọng công tác cải cách hành chính, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, hỗ trợ vốn vay, giảm bớt thủ tục nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm thanh niên trẻ khi khởi nghiệp.

Hiện nay, cơ chế đồng bộ, tạo lực đẩy cho các vườn ươm doanh nghiệp đang được triển khai rộng rãi. Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là môi trường giúp đỡ và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể vượt qua những rủi ro, thách thức ban đầu, duy trì sự tồn tại và phát triển bền vững. Hoạt động của các vườn ươm giúp tăng cường mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp với các đối tác trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay đa số các vườn ươm cịn gặp khó khăn trong việc huy động vốn và tài chính cơng cũng như từ các nguồn lực xã hội hóa.

Mơ hình vườn ươm đã tạo nên một hệ thống đồng bộ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp thay vì các dịch vụ đơn lẻ. Thông qua các vườn ươm, các doanh nghiệp ươm đã được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực hoạt động, tăng tính cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Hiện Việt Nam đã có khoảng 50 vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ với đa dạng về mơ hình hoạt động như vườn ươm trong các trường đại học; vườn ươm thuộc doanh nghiệp; vườn ươm doanh nghiệp thuộc Khu công nghệ cao do Nhà nước quản lý19. Nhìn chung, các vườn ươm đều đạt được những kết quả khả quan trong sự phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động ươm tạo chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực công nghệ như: công nghệ thông tin và truyền thông; tự động hố; cơng nghệ sinh học; điện tử;…

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiên nay đã triển khai chương trình thử nghiệm vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2013. Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ này đã hình thành nên một làn sóng mới cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ của thành phố. Các vườn ươm đã phát triển khá đồng bộ về quy trình và chiến lược hoạt động. Đến nay, ngồi trên địa bàn thành phố cịn có Vườn ươm Phần mềm Quang Trung nằm trong Công viên phần mềm Quang Trung và một số vườn ươm khác thuộc khối doanh nghiệp. Các lĩnh vực ươm tạo cũng phong phú và đa dạng, bao gồm: công nghệ thông tin – truyền thông, công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thủy hải sản, sản xuất cây con giống, lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác…

Tính đến nay, có 10/120 trường Đại học trên cả nuớc báo cáo đã hình thành các Câu lạc bộ Vườn ươm doanh nhân20. Tuy nhiên, các vườn ươm của

19 Nguyễn Hạnh, 2015, BIPP

Việt Nam nói chung và trong các trường đại học nói riêng vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Do đó, vẫn cịn khá nhiều vấn đề cần phải giải quyết liên quan đến cơ chế, chính sách của nhà nước và cách thức hoạt động của các vườn ươm.

Thời gian qua, với chủ trương phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ cùng chiến lược phát triển với mục tiêu hình thành 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ vào năm 2020, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được xem là lực lượng sản xuất mới của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều sản phẩm khoa học và cơng nghệ có giá trị, đóng góp cho q trình phát triển kinh tế xã hội cũng như sự nghiệp hội nhập quốc tế.

Một số doanh nghiệp hợp tác với các trường đại học, học viện theo cơ chế đặt hàng nghiên cứu. Mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, việc kinh doanh có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ vẫn thu được lợi nhuận cao từ các sản phẩm của mình. Khi được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ thì đã được miễn 4 năm đóng thuế theo Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 ngày 28/6/2013 sửa đổi một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, ngồi ra cịn được hưởng nhiều ưu đãi thuế các năm sau đó. Chính sách này cùng với nhiều ưu đãi khác của nhà nước đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc trong suốt thời gian qua. Đặc biệt là với các doanh nghiệp trẻ, các sinh viên còn đang học tại nhà trường thì những chính sách ưu đãi về vốn, về nghĩa vụ tài chính ln được quan tâm và cân nhắc khi bắt đầu kinh doanh.

Hiện nay một dự án đang được được đầu tư là dự án BIPP do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ 4 triệu EUR (bằng khoảng 4,8 triệu USD). Sự hỗ trợ của Chính phủ Vương quốc Bỉ thơng qua Dự án BIPP vào thời điểm này là vô cùng thiết thực, kịp thời. Nhà nước ta, với đại diện cơ quan chủ quản là Bộ

Khoa học và Công nghệ sẽ tạo mọi điều kiện thuâ ̣n lơ ̣i để dự án được thực hiện theo tiến độ quy đi ̣nh, đồng thời, cho ra đời nhiều doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ có năng lực cạnh tranh cao và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là dự án mang tầm quan trọng trong việc thu hút lực lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Việt Nam với mục tiêu nâng cao năng lực cho các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp được khởi nghiệp từ lực lượng sinh viên, thanh niên năng động, trẻ trung để phát triển những doanh nghiệp khởi nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường.

2.1.2.2. Các cuộc thi về khởi nghiệp trong các trường Đại học

Bên cạnh việc ra đời của các vườn ươm và các dự án được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thì hiện nay cũng có nhiều cuộc thi về khởi nghiệp sáng tạo được các cơ quan, tổ chức xã hội trong và ngoài nước đứng ra tài trợ, tổ chức. Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên “Startup student ideas” lần thứ I năm 2016 được tổ chức bởi Hội Sinh viên Việt Nam thu hút sự tham gia của 569 hồ sơ ý tưởng của các sinh viên từ các trường đại học trên cả nước, trong đó bao gồm cả 6 ý tưởng dự thi của các sinh viên nước ngoài. Lĩnh vực dự thi đa dạng, các sinh viên đã có cơ hội thể hiện ý tưởng và tài năng của mình, đồng thời cịn tài trợ nguồn lực tài chính cho sinh viên thực hiện dự án của mình.

Một trong những cuộc thi có quy mơ lớn trên thế giới, là nền tảng của các dự án khởi nghiệp vì cộng đồng là cuộc thi Hult Prize. Cuộc thi này được Chủ tịch Bill Clinton sáng lập và được hỗ trợ phát triển bởi Quỹ Clinton Global Initiative. Mục đich cuộc thi là nhằm tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh giúp ích cho cộng đồng, cho xã hội, đồng thời, quan tâm giải quyết những vấn đề thời sự trên tồn cầu. Các nhóm sinh viên Việt Nam cũng đăng ký tham

gia thực hiện dự án riêng của mình, thử sức cùng các nhóm sinh viên bạn bè năm châu.

Đến nay, trong các trường Đại học Việt Nam đã triển khai, thông báo một số chương trình như: cuộc thi Creative Business Cup Việt Nam do Mạng lưới Doanh nhân Sáng tạo tổ chức;cuộc thi “Bánh xe khởi nghiệp – Startup wheel” do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiê ̣p - BSSC và Hô ̣i doanh nhân trẻ TPHCM – YBA phối hợp tổ chức sẽ triển khai trong tháng 8/2017.

Sự bùng nổ của các chương trình, các buổi hội thảo giao lưu, các cuộc thi đều vì mục tiêu khích lệ làn sóng khởi nghiệp trong các trường Đại học trên cả nước. Tuổi trẻ năng động, nhanh nhạy, tiếp thu nhanh với trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao, là tiềm năng để xây dựng và phát triển doanh nghiệp theo cơng nghệ mới, mơ hình mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các trường đại học tại việt nam (nghiên cứu trường hợp trường đại học FPT) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)