9. Cấu trúc luận văn
1.1. Các khái niệm:
1.1.4. Doanh nghiệpkhởi nghiệp
Doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp mới hình thành, sáng lập hoặc trong những giai đoạn đầu của sự phát triển15.
Công ty khởi nghiệp là một loại hình của doanh nghiệp nó có thể là một hiệp hội, một công ty hoặc một tổ chức tạm thời nhằm thiết lập để tìm ra một mô hình kinh doanh linh hoạt và “ăn khách”. Trên thế giới hiện nay cụm từ “startup”, hay là khởi nghiệp đang trở nên rất phổ biến. Với nguồn gốc ra đời từ lúc internet có đuôi miền là .com và vì vậy nhiều người coi khởi nghiệp chỉ
là một dạng của công ty về công nghệ. Nhưng hiện nay, khi công nghệ trở thành một yếu tố tất yếu và không thể thiếu, thì khi nói đến công ty khởi nghiệp cần phải nhấn mạnh liên quan đến 3 tính chất quan trọng của bao gồm tăng trưởng nhanh, quy mô linh hoạt và có sáng kiến đổi mới.
Steve và Bob (chuyên gia phát triển khách hàng, nhà sáng lập khởi nghiệp) giải thích rằng khởi nghiệp là dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hướng đến trở thành một công ty khác biệt lớn và mang lại giá trị cao và khởi nghiệp là tìm cách thực hiện một chiến lược kinh doanh nào đó để có thể đổi mới tình hình thị trường hiện tại và làm khác nó đi ví dụ như Google, hay Uber và Amazon16.
Hơn nữa, khởi nghiệp là một công ty nhưng không phải là phiên bản nhỏ của một công ty lớn. Một doanh nghiệp khởi nghiệp là một tổ chức được thiết lập để tìm ra một mô hình kinh doanh và đi thăm dò thị trường về mức độ thu hút của sản phẩm và dịch vụ đó trên thị trường, và là một tổ chức tạm thời. Trong khi đó, một công ty lớn là một tổ chức đã tồn tại với thời gian lâu dài và đã đáp ứng tốt thị trường, đã được công nhận hoàn toàn và vượt qua rất nhiều thử thách và được chứng minh tính ổn định, nó đã được thiết kế để vận hành một mô hình kinh doanh đã được xác định rõ, rõ ràng, không tham vọng, luôn ăn khách và linh hoạt.
Paul Graham, chuyên gia lập trình, nhà đầu tư rủi ro định nghĩa rằng doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp thuộc ngành công nghệ, được thành lập để kỳ vọng tăng trưởng nhanh (Paul Graham, Want to start a startup?, 2012)
Aswath là giáo sư tài chính Đại học New York, và cũng là chuyên gia xác định các giá trị doanh nghiệp đã cho rằng giá trị của một hãng khởi nghiệp nằm ở tiềm năng trong tương lai trong việc tăng trưởng và phát triển.(Aswath
Damodaran, Valuing Young, Start-Up and Growth Companies: Estimation Issues and Valuation Challenges, 2009)
Đồng thời, việc xác định một doanh nghiệp mới có phải là một doanh nghiệp khởi nghiệp hay không thì cần phải xem nó đang phát triển như thế nào hơn là xem vào cấu trúc và quy mô của nó. Từ đó có thể rút ra một số đặc trưng mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải có đó là một tổ chức chưa có báo cáo tài chính trong quá khứ, và không có lịch sử, đồng thời, phụ thuộc vào nguồn vốn tư nhân và xác suất duy trì là thấp.
Theo Steve Blank (2010), khởi nghiệp là một doanh nghiệp thành lập để tìm kiếm mô hình kinh doanh bền vững và ổn định nghĩa là các công ty khởi nghiệm sử dụng mô hình kinh doanh để kinh doanh theo ý tưởng mới. Do đó, điều quan trọng là phải xác định mô hình kinh doanh thực tế để dự đoán về ngân sách sắp tới của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo Osterwalder và Pigneur & Smith (2010) đã đưa ra định nghĩa cơ bản về mô hình kinh doanh là điều cốt lõi cuối cùng mà mô hình kinh doanh mang lại đó là việc thể hiện cách một doanh nghiệp có ý định kiếm tiền như thế nào theo 9 điều quan trọng cho một công việc kinh doanh như sau. Osterwalder, Pigneur & Smith (2010) về Phân khúc khách hàng: Khách
hàng là trung tâm của việc kinh doanh bởi vì họ là người quyết định mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ kinh doanh. Để thu hút khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, một doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng theo nhóm để tìm hiểu nhu cầu, hành vi và những mong muốn của khách hàng. Nếu doanh nghiệp phân loại được phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp thì phải quyết định về phân khúc nào cần phát triển và phân khúc nào thì không phát triển để mô hình kinh doanh trở nên tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cụ thể của khách hàng.
Đề xuất giá trị: Theo Osterwalder và Pigneur & Smith (2010) là tạo ra
giá trị đã được định nghĩa theo phân khúc khách hàng thông qua việc giải quyết các vấn đề và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Một vài giá trị đó là tối ưu hóa, thông tin mới, thiết kết, giá cả, giảm chi phí, giảm rủi ro, tầm ảnh hưởng, sự thuận tiện.
Các kênh truyền thông: Các kênh này mô tả cách doanh nghiệp tiếp cận
phân khúc khách hàng để truyền tải giá trị tới khách hàng.
Mối quan hệ với khách hàng: Mô tả các loại quan hệ của một doanh
nghiệp được thành lập dựa trên phân khúc khách hàng cụ thể
Dòng doanh thu: Mô tả tiền mặt của doanh nghiệp có được từ mỗi phân
khúc khách hàng. Có một vài cách để phát sinh dòng doanh thu.
Bán tài sản: Là việc phát bản quyền sở hữu của sản phẩm tới khách hàng Phí sử dụng: Phí này được trả cho việc sử dụng các dịch vụ cụ thể
Phí thuê bao: là phí duy trì cho việc tiếp tục sử dụng dịch vụ
Cho thuê: Phí này kiếm được thì việc đưa cho ai đó sử dụng tạm thời tài
sản của doanh nghiệp trong một thời gian cố định.
Giấy phép: Được phát sinh từ việc cho phép khách hàng sử dụng sở hữu
bản quyền trí tuệ bằng việc thu phí cấp phép
Phí quản lý: Phí này phát sinh từ các dịch vụ môi giới giữa hai hoặc
nhiều bên.
Phí quảng cáo: Là việc phát sinh phí cho việc quảng cáo một sản phẩm,
dịch vụ hoặc một nhãn hàng cụ thể.
Việc đưa vào các ý tưởng khởi nghiệp mới mẻ để những ý tưởng này có thể tiếp cận được khách hàng và tạo ra lợi nhuận, nó cần một mô hình kinh doanh phù hợp và khả thi Blank (2010).
Theo Eric Ries, tác giả cuốn sách “ Khởi nghiệp tinh gọn: Các doanh nghiệp sử dụng đổi mới liên tục để tạo ra thành công” thì khởi nghiệp của
doanh nghiệp là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong điều kiện cực kỳ không chắc chắn (Eric Ries, 2011)
Doanh nghiệp khi khởi nghiệp ở đây có thể hiểu là các cá nhân hoặc tổ chức, và không có một giới hạn nào về tuổi tác bắt đầu khởi nghiệp hay lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó. Có những doanh nhân khởi nghiệp và thành công khi còn rất trẻ như: ông chủ Facebook Mark Zuckerberg hay như cô bé Mikaila Ulmer với thương hiệu nước chanh mật ong “Me & the Bees” khởi nghiệp thành công khi cô bé mới 7 tuổi. Cũng có những doanh nhân khởi nghiệp khi đã ngoài 50 tuổi như nhà sáng lập McDonald's, Coca-Cola hay KFC.