1.4 .Tiểu kết
c. Cấu trúc AB
Đây là mơ hình đặc biệt trong thành ngữ so sánh bởi nó bị mất đi từ so sánh mà chỉ còn lại hai vế A và B. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, để nhận biết được
quyển từ điển làm căn cứ chính để xác định mơ hình cấu trúc của chúng. Qua đó, trong thành ngữ Việt có duy nhất một đơn vị có yếu tố chỉ động vật ở dạng này:
Thẳng ruột ngựa (~ Thẳng như ruột ngựa [74,57])
A(tính từ) B(cụm danh từ)
Còn trong thành ngữ Tày-Nùng thì số lượng thành ngữ thuộc dạng này nhiều hơn với 3 đơn vị chiếm 5,9% thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật:
Nả đeng nả lình căng (mặt đỏ (như) mặt đười ươi [1,104])
A B
Nả đăm thâu cáy (mặt đen (như cái) mề gà [1,104])...
A B
Các thành ngữ thuộc cấu trúc này, cả hai vế A và B đều là danh từ và cụm danh từ,
trong đó vế B được đem ra so sánh là những con vật có những đặc điểm nổi trội của chúng.
Tóm lại
Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng nói chung khơng q khó để nhận biết chúng. Đây là dạng thành ngữ được sử dụng nhiều trong giao tiếp của người Việt, nhưng lại ít được sử dụng hơn với cư dân Tày-Nùng qua số lượng thành ngữ thấp.
Mơ hình A như B được sử dụng nhiều nhất trong cả tiếng Việt lẫn Tày-Nùng.
Với vế A là tính từ chỉ tính chất, đặc điểm của vế B được mọi người sử dụng nhiều. Dạng cấu trúc Như B cũng có xuất hiện trong thành ngữ chỉ động vật tiếng Tày-Nùng
mặc dù số lượng và các dạng kết cấu theo cấu trúc khơng được nhiều, duy chỉ có một thành ngữ mà thơi . Mơ hình A B mặc dù khá đặc biệt trong loại thành ngữ so sánh,
nhưng lại chiếm một số lượng (không phải là thấp nhất trong thành ngữ Tày-Nùng với 3 đơn vị. Trong khi đó thành ngữ Việt chỉ có duy nhất 1 thành ngữ mà thôi. Nhìn chung dạng mơ hình AB đều là dạng lược bỏ “như” đi do thuận miệng hay để thành ngữ ngắn gọn hơn. Nhưng chúng tôi vẫn đưa ra đầy đủ các dạng mô hình xuất hiện trong thành ngữ Tày-Nùng để có được một bức tranh cấu trúc bước đầu và khái quát về thành ngữ của dân tộc này.
Điều này cho thấy, tuy số lượng thành ngữ Tày-Nùng ít hơn hẳn thành ngữ Việt nhưng các dạng cấu trúc chính của chúng lại khá phong phú và đầy đủ. Thậm chí, ở một phần nào đó, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật lại “vượt” hơn so với thành ngữ Việt. Đây có thể coi là một kết quả khá bất ngờ khi nghiên cứu thành ngữ so sánh trong
tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng. Để khái quát khóa cấu trúc thành ngữ so sánh có yếu tố chỉ động vật giữa tiếng Việt và Tày-Nùng, chúng tơi có biểu đồ so sánh sau:
2.2.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt
và tiếng Tày-Nùng