1.4 .Tiểu kết
b. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chính phụ
* Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ
Dạng kết cấu này có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là danh từ. Vì đây là loại thành ngữ đối xứng nên kết cấu này xét theo quan hệ đối xứng giữa hai vế trong một thành ngữ. Chúng tôi thống kê được 100 thành ngữ Việt chiếm 36,8% và 18 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 28,6% thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng.
Ví dụ:
ThN Việt: Lịng chim / dạ cá
Đầu rồng / đuôi tôm Đầu hươu / mõm nai
ThN Tày-Nùng: Xáy pất / xáy cáy (trứng vịt trứng gà) Công đeng / cơng cắm (cơng đen cơng tím) Xáy cáy / xáy pất (trứng gà trứng vịt)
Trong kết cấu cụm danh từ, có một số kết hợp sau giữa phần chính và phần phụ: - Phần chính và phần phụ đều là danh từ:
Ví dụ:
ThN Việt: Chồng loan / vợ phượng Mắt lăng / mày vược...
ThN Tày-Nùng: Côc chược vài / pjai phả lủa (gốc thừng trâu ngọn bàn mai)... - Phần chính là danh từ hoặc danh từ ghép cịn phần phụ là tính từ:
Ví dụ:
ThN Việt: Mật ít / ruồi nhiều Rau già / cá ươn...
ThN Tày-Nùng: Chèn mạ nọi / chèn an lai (tiền ngựa ít, tiền n nhiều)..
- Có trạng ngữ đứng trước các yếu tố của cụm danh từ, chỉ xuất hiện duy nhất ở một thành ngữ Việt:
Trưa gỏi cá cháy / tối canh cá chày
* Thành ngữ có kết cấu cụm động từ
Cũng như thành ngữ có kết cấu cụm danh từ, ở thành ngữ có kết cấu cụm động từ có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là động từ. Chúng tơi thống kê được 101 thành ngữ Việt chiếm 37,1% và 9 thành ngữ Tày- Nùng chiếm 14,5% trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. Tất cả đều là những thành ngữ đối xứng hai vế với nhau và nhìn chung thành tố phụ thường là bổ ngữ cho thành tố chính và bổ ngữ này thường chỉ tên động vật hoặc một bộ phận nào đó của con vật.
Ví dụ:
ThN Việt: Thắt cổ mèo / treo cổ chó
Thả con săn sắt / bắt con cá sộp Vắng chúa nhà / tan con nghé
ThN Tày-Nùng: Dự cáy / khai vài (mua trâu bán gà)
Ni slấc / chập slưa (trốn giặc gặp hổ)
Mặn cốp / mặn khuyết (thích ếch thích nhái)
* Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ
Đây cũng là kết cấu có quan hệ chính phụ giữa thành tố chính với thành tố phụ và thành tố chính là tính từ. Trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt, có duy nhất 1 thành ngữ thuộc kết cấu này và có cũng có duy nhất 1 thành ngữ Tày- Nùng là ở kết cấu cụm tính từ đối xứng 2 vế với nhau trong thành ngữ:
Đục nước / béo cị
Bơng hang chỏn / lỏn hang nu (sồm đi sóc, trụi đi chuột)
Dạng kết cấu này, thành tố chính là tính từ làm trung tâm: đục, béo, bông: sồm
và lỏn: trụi; còn lại thành tố phụ là danh từ ghép chỉ bộ phận của con vật: nước, cò,
hang chỏn: đi sóc, hang nu: đi chuột. Chúng được đối xứng 2 vế hài hòa với nhau
theo những đặc điểm nhận diện của thành ngữ đối xứng.