Đặc trưng văn hóa trong ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 26 - 28)

D. Phân biệt thành ngữ với ca dao và dân ca

B. Đặc trưng văn hóa trong ngữ nghĩa thành ngữ có yếu tố chỉ động vật

Khi coi ngôn ngữ là sự phản ánh của tư duy, mà văn hóa là thước đo tư duy của mỗi dân tộc thì việc nghiên cứu ngơn ngữ-văn hóa là điều quan trọng và rất cần thiết. Vậy việc thể hiện đặc trưng văn hóa ở trong ngơn ngữ dưới hình thức nào? Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cuốn Tìm hiểu đặc trưng văn hóa-dân

tộc của ngơn ngữ và tư duy của người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác),

đã xem xét các bình diện của các đơn vị từ vựng quy định đặc trưng văn hóa dân tộc của hành vi nói năng thành bốn đặc trưng chính là: Đặc trưng văn hóa-dân tộc trong ý nghĩa của từ; đặc trưng văn hóa - dân tộc trong sự phạm trù hóa hiện thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”; đặc trưng văn hóa-dân tộc qua định danh ngơn ngữ và đặc trưng văn hóa-dân tộc trong sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng. Trong đó, phù hợp với mục đích của luận văn, chúng tối thấy đặc trưng văn hóa-dân tộc trong sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng được áp dụng trực tiếp vào thành ngữ chỉ động vật là cần yếu hơn cả.

Thực tế, thành ngữ là một dạng cụm từ cố định có tính hình tượng cao và phản ánh rất rõ nét văn hóa của mỗi dân tộc. Qua ngữ nghĩa thành ngữ, tính văn hóa-dân tộc ở mỗi nơi được phản ánh với những nét đặc thù riêng biệt của nó. Như đặc điểm mơi trường sống của cư dân phương Đơng là xứ nóng sinh ra mưa nhiều, tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú (sông Hằng, sông ấn, sông Mê kông,...) với những vùng đồng bằng trù phú nên nó đã ảnh hướng tới thành ngữ của các dân tộc sinh sống ở đây là những con vật, thực vật mang đậm tính nơng nghiệp lúa nước (cây lúa, củ khoai, con gà, vịt, trâu bò,...) mang đặc trưng cho vùng miền. Trong khi đó, phương Tây là xứ lạnh với khí khậu khơ, đồng cỏ mênh mơng nên thế giới động vật, vào thành ngữ chủ yếu là những con vật sống ở xứ lạnh (gấu, cừu, dê...) và thực vật là những loại cây lá kim chịu lạnh,... Còn cụ thể trong từng quốc gia thì điều đó cũng được thể hiện ở từng vùng miền cũng khác nhau. Người Việt sống chủ yếu ở đồng bằng, nên vật ni chính của họ là chó, gà, cá, trâu,... trong khi đó người Tày-Nùng lại sống ở vùng núi cao, rừng nhiều, phương tiện đi lại khó khăn, nên các con vật xuất hiện nhiều trong thành ngữ lại là: ngựa, chim, khỉ.... Điều này thể hiện đậm nét văn hóa ở mỗi tiểu vùng dân tộc.

Từ sự đa dạng trong đặc trưng vùng văn hóa, chúng ta trở lại vấn đề chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng trong thành ngữ chỉ động vật. Trong cùng một đơn vị thành ngữ sẽ được cải biến, biến đổi ngữ nghĩa sang một phạm trù ngữ nghĩa khác như mở rộng, thu hẹp, các dạng chuyển nghĩa khác nhau theo quy luật logic hình thức của tư duy người bản ngữ, của quan hệ giữa các khái niệm về thành ngữ. Trong quá trình

chuyển nghĩa của thành ngữ như vậy, chúng ta sẽ thấy khơng chỉ có tính phổ biến, bao qt của cả cộng đồng mà cịn có cả cái đơn nhất, đặc thù của dân tộc. Bởi “sự liên tưởng trong chuyển nghĩa vốn bị tiên định bởi điều kiện lịch sử, tâm lí cụ thể của một cộng đồng văn hóa - ngơn ngữ đã dẫn đến ý nghĩa chuyển trong các thành ngữ có thể là khơng như nhau”. Ví dụ, ở cả thành ngữ Việt và Tày-Nùng khi dùng con ngựa thì mỗi dân tộc lại có cách vận dụng khác nhau, với sự chuyển nghĩa không như nhau:

ở thành ngữ Việt: Ngựa quen đường cũ (vẫn gặp những hành động sai lầm đã

mắc phải do thói quen khó bỏ); Ngựa non háu đá (trẻ tuổi thường ngạo mạn, kiêu căng, hung hăng và bất chấp, thích đối đầu mà khơng lượng sức mình); Ngựa dập voi giày

(loại người xấu xa, tồi tệ, đáng phải chết bằng nhục hình cho ngựa xéo, vọi giày). Trong khi đó ở thành ngữ Tày-Nùng: Nả mạ bấu lòong (mặt như mặt ngựa

không hàm thiếc - mặt xấu xí); Nhẳn hẳư tua mạ bầu nhẳn cạ chử slư (thà cho con

ngựa còn hơn bảo cho một chữ - con ngựa là con vật rất quý với người Tày-Thái nhưng theo quan niệm cũ họ coi trọng cái chữ hơn); Lồng xảy mạ (thẳng ruột ngựa - tính cách thẳng thắn, bộc tuệch, nghĩ sao nói vậy).

Đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc qua sự chuyển nghĩa trong thành ngữ còn được biểu hiện ở một số dạng chuyển nghĩa chỉ có trong thành ngữ của dân tộc này mà khơng có ở thành ngữ của dân tộc khác mà cụ thể là thành ngữ Việt và thành ngữ Tày- Nùng. Ví dụ, khi sử dụng phép tỉ dụ (hình thức tỉ dụ đem lại cho thành ngữ những hình ảnh kỳ dị và ngộ nghĩnh, có tác dụng gợi hình và truyền cảm mạnh mẽ) trong thành ngữ Việt và thành ngữ Tày-Nùng có sự khác nhau: Dáo dác như gà mắc đẻ, Lấc láo

như quạ vào chuồng phân, Lầm lầm như chó ăn vụng bột,... Rỏn ché ché pện bẻ cà rị

(kêu choe chóe như dê mắc hàng rào),...

Chính những thuộc tính, đặc trưng này là cơ sở của các ý nghĩa chuyển (nghĩa bóng) của tên gọi sự vật, hiện tượng và chính đặc trưng văn hóa được thể hiện rõ ràng nhất trong quá trình tạo ra các nghĩa chuyển này. Và mỗi một cộng đồng ngôn ngữ sẽ chọn đặc trưng khác nhau qua biểu trưng ngữ nghĩa của con vật theo quan niệm riêng của mình về đối tượng. Và như vậy, “đặc trưng văn hóa -dân tộc của tất cả những q trình ngơn ngữ được trình bày trên đây đã trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ ở người bản ngữ” [53;56]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 26 - 28)