Về nói năng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

D. Về hoạt động con người

c. Về nói năng

Một trong những hoạt động của con người được các dân tộc quan tâm đó chính là giao tiếp giữa người với người - hoạt động nói năng trong mỗi cộng đồng dân tộc. Nó phản ánh rõ nét văn hóa giao tiếp của cộng đồng người nói chung cũng như từng cá nhân trong cộng đồng đó. Nhìn chung, người Việt Nam coi trọng giao tiếp “Lời chào

người cho chúng ta biết được trình độ, văn hóa của người đó. Nó thể hiện rõ nét văn hóa nơng nghiệp, sống chú trọng đến khơng gian, tính tị mị, thích tìm hiểu đối phương nên vốn từ vựng về nói năng giao tiếp khá phong phú. Điều này được thấy rất rõ qua loạt thành ngữ động vật giữa dân tộc Việt và Tày-Nùng.

Ví dụ:

Chửi: Chửi như chó ăn vã mắm (chửi nhiều, chửi tới tấp)

Chó sủa trăng (chửi rủa vu vơ, chửi mị vì khơng biết được cụ thể) Ma háu dạng (chó sủa trăng)

Cãi nhau: Cãi nhau như mổ bò (cãi nhau ầm ĩ, ồn ào)

Béc căn pâu khả vài (cãi nhau như mổ trâu - cãi nhau um tùm, ầm ĩ

cả lên)

Nhưng cũng giống như những phần trên, những hoạt động nói năng lấy hình ảnh các con vật khi đưa vào thành ngữ cũng mang ngữ nghĩa không tốt: Thề cá trê chui

ống, Tán như sáo, Nói dơi nói chuột, Nói như kéc, Nói như chó cắn ma,... Pác cốp khả cốp (miệng ếch giết ếch), Ma háu dạng (chó sủa voi),...

Và mỗi cách thức về nói năng lại được đặc tả qua hình ảnh một con vật biểu trưng ở mỗi dân tộc là không giống nhau:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

Chửi như ó

Rống như bị/ Kêu như bị rống Cắm cẳn như chó cắn ma Im như hến/ Câm như hến Hót như khướu

Pác quẻ quẻ bặng bẻ gà rị (mồm nói huyên

thuyên như dê mắc bờ dậu)

Phuối gằn nà, lòa kha cáy (nói chuyện bờ ruộng

lại nói chuyện quật chân gà)

Vài kin lin (trâu cắn lưỡi ~ Câm miệng hến)

Nhìn chung, thành ngữ về hoạt động nói năng ở tiếng Việt phong phú hơn tiếng Tày-Nùng với hơn 10 kiểu nói năng khác nhau xuất hiện trong thành ngữ Việt: chửi, nói, kêu, rống, hót, câm,... nhưng trong thành ngữ Tày-Nùng thì những từ về hoạt động nói năng liên tưởng tới con vật khơng nhiều lắm: nói chuyện, câm,... Dễ dàng thấy tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp giữa hai dân tộc là khác nhau. Điều này cũng dể hiểu, bởi người Kinh là dân tộc đại diện cho nền văn hóa Việt Nam với đặc tính trội là thích giao tiếp nên có thói quen thích tìm hiểu, quan sát, đánh giá... [54,156] cùng với môi trường về địa lý thuận lợi, dễ giao lưu và tiếp xúc,... chính những đặc tính này đã tạo nên vốn thành ngữ về nói năng rất phong phú. Trong khi đó người Tày-Nùng do mơi trường

giao tiếp bị hạn chế về địa lý, đi lại tương đối khó khăn, dân cư ít, tiếp xúc và giao lưu văn hóa khơng được như người Kinh nên đã bị hạn hẹp trong sử dụng vốn từ về nói năng của dân tộc họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)