Về cử chỉ, điệu bộ con người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 63)

Phản ánh về đặc tính này, trong thành ngữ Việt cũng có những thành ngữ miêu tả rất dí dỏm và thú vị, và đa phần là những thành ngữ so sánh với vế A là những từ láy: Te tái như chó đái vườn hoa, Dáo dác như gà mắc đẻ, Ngoe nguẩy như cua gãy càng, Lấm lét như quạ chui chuồng lợn,... Đây là những quan sát của người dân về

những hoạt động mang tính đặc trưng thường thấy của các con vật: chó, gà, cua, quạ, lợn,... Từ những hình ảnh đó, tác giả dân gian đã vận dụng vào thành ngữ để chỉ những cử chỉ, điệu bộ của con người.

ở thành ngữ Tày-Nùng những con vật liên tưởng tới điệu bộ của con người như: nhái bén, chó, quạ: Pả tồng niễng (Giãy như con niễng), Cả ựt cả ạt bặng ca pát hó toong (ấp a ấp úng như nhái bén gói lá), Slăn bặng ma mắt (run như bọ chó),...

Sự ví von và vận dụng các con vật vào thành ngữ chỉ điệu bộ của con người giữa người Việt (Kinh) và người Tày-Nùng là không giống nhau. Nếu như người Việt lấy những con vật gia súc, gia cầm thường xuyên xuất hiện trong hầu hết các gia đình nhà nơng: chó, gà, lợn,... thì người Tày-Nùng lại lấy những con vật mà đi rừng làm rẫy họ bắt gặp: nhái bén, con niễng,... Đây là những con vật xa lạ với người Việt. Và ngược lại, trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật nói về cử chỉ điệu bộ của con người của người Việt thì cũng có những con vật chỉ có ở vùng đồng bằng, nơi sinh sống của người Việt: cị, cua, ... mà có thể các con vật đó cũng xa lạ với người Tày-Nùng.

D. Về hoạt động của con người

Về hoạt động của con người, chúng tôi chia ra một số hoạt động sau:

a. Về di chuyển

ở thành ngữ Việt, những thành ngữ có yếu tố là động từ để chỉ sự di chuyển không phải là ít, bởi nó gắn liền với tính động, đi lại của lồi vật như:

Chạy như chó phải pháo (chạy rất nhanh, chạy miết vì quá hoảng sợ)

Chạy nhanh như ngựa tế (chạy rất nhanh với vẻ hùng dũng, mạnh mẽ, tựa như

ngựa phi nước đại)

Thành ngữ Tày-Nùng cũng có những thành ngữ chỉ hoạt động này, nhưng đối tượng được nhắc đến khơng phải là chó, ngựa,... mà lại là những con vật bé nhỏ, chậm chạp: sên, vịt,... với đặc tính của chúng mang tính tượng hình rõ rệt:

Pay ngào ngào pék hoi táy (đi rì rì như sên bị - đi rất chậm và lề mề) Nhàng pỉa lẹt pék pét (Đi lạch bạch như vịt)

Nhìn chung, về hình thức, thành ngữ Việt và Tày-Nùng chỉ hoạt động di chuyển đều là những thành ngữ phi đối xứng với cấu trúc dạng cụm động từ, có động từ chỉ hoạt động làm trung tâm của thành ngữ. Và phần phụ, bổ sung cho vế chính của thành ngữ mang nặng nghĩa giải thích, bổ sung cho động từ chính. Như vậy, động từ chính là những đơn vị chỉ hoạt động của con người (chạy, ngồi, pay (đi), ....) còn đơn vị bổ sung nghĩa, đánh giá về hành động lại lấy từ các con vật. Về ngữ nghĩa của dạng thành ngữ này thì vơ cùng phong phú, phản ánh những hoạt động sinh học cũng như những hoạt động do quá trình tiếp xúc với xã hội của con người.

Số lượng thành ngữ về ăn uống trong tiếng Việt cũng khá nhiều, có 19 thành ngữ nhưng thường với nghĩa khơng tốt, tiêu cực chỉ các hình thức ăn của con người với hình ảnh những con vật to khỏe, phàm ăn: hùm, trâu, gấu,...

- Ăn như hùm (ăn rất khỏe và rất nhiều)

- ăn như gấu ăn trăng (ăn nhiều, ăn nhanh giống như mặt trăng ngày nguyệt

thực, đang đầy đặn sáng tỏ bông dưng trong giây lát bị trái đất che lấp toàn bộ hoặc một phần khiên cho trời đất tối sầm lại)

- ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo làm như mèo mửa (ăn thì nhiều, nói mạnh

mồm, ba hoa nhưng làm chẳng ra gì)

Có một điều lý thú trong thành ngữ Việt, chúng tơi thấy nói về ăn uống sử dụng hình ảnh con rồng (vật thiêng) nhưng lại nhằm mục đích khơng tốt. Điều này chứng tỏ khi đi vào thành ngữ, những con vật này đã được “dân tộc hóa” và trở nên “dân gian hóa” mà dường như chúng ta chỉ tìm thấy được duy nhất trong thành ngữ mà thơi.

Thành ngữ Tày-Nùng chỉ hoạt động ăn uống tuy khơng nhiều, có 4 thành ngữ, nhưng lại có phần nào đó giống như người Việt khi lấy con hổ làm biểu trưng cho sự phàm ăn và ăn tham:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

ăn như hùm đổ đó (ăn rất

nhiều, rất khỏe)

Hết bặng hên kin bặng slưa (làm như cáo ăn

như hổ - làm thì ẩu thả, gian xảo còn ăn thì nhiều, khỏe)

Tuy nhiên, tư duy liên tưởng của người Việt phản ánh qua thành ngữ về ăn uống có phần phong phú hơn người Tày-Nùng. Người Việt liên tưởng tới các con vật: gấu, rồng, chó, hổ... khá phong phú, cịn người Tày-Nùng thì lấy con hổ làm con vật chủ đạo để nói lên hình ảnh ăn tham, ăn nhiều của con người. Mặc dù, số lượng khơng nhiều (có 1 thành ngữ liên quan đến hổ), nhưng cũng thấy được phần nào nét văn hóa rừng núi của người Tày-Nùng với hệ động vật sống trong rừng rậm, núi cao. Trong khi đó, người Việt (Kinh) sinh sống trải dài từ Bắc chí Nam từ rừng núi đến đồng bằng nên tư duy và sự tiếp xúc các con vật đa dạng và phong phú hơn với người Tày-Nùng nói riêng cũng như người dân tộc nhóm Tày-Thái nói chung.

c. Về nói năng

Một trong những hoạt động của con người được các dân tộc quan tâm đó chính là giao tiếp giữa người với người - hoạt động nói năng trong mỗi cộng đồng dân tộc. Nó phản ánh rõ nét văn hóa giao tiếp của cộng đồng người nói chung cũng như từng cá nhân trong cộng đồng đó. Nhìn chung, người Việt Nam coi trọng giao tiếp “Lời chào

người cho chúng ta biết được trình độ, văn hóa của người đó. Nó thể hiện rõ nét văn hóa nơng nghiệp, sống chú trọng đến khơng gian, tính tị mị, thích tìm hiểu đối phương nên vốn từ vựng về nói năng giao tiếp khá phong phú. Điều này được thấy rất rõ qua loạt thành ngữ động vật giữa dân tộc Việt và Tày-Nùng.

Ví dụ:

Chửi: Chửi như chó ăn vã mắm (chửi nhiều, chửi tới tấp)

Chó sủa trăng (chửi rủa vu vơ, chửi mị vì khơng biết được cụ thể) Ma háu dạng (chó sủa trăng)

Cãi nhau: Cãi nhau như mổ bò (cãi nhau ầm ĩ, ồn ào)

Béc căn pâu khả vài (cãi nhau như mổ trâu - cãi nhau um tùm, ầm ĩ

cả lên)

Nhưng cũng giống như những phần trên, những hoạt động nói năng lấy hình ảnh các con vật khi đưa vào thành ngữ cũng mang ngữ nghĩa không tốt: Thề cá trê chui

ống, Tán như sáo, Nói dơi nói chuột, Nói như kéc, Nói như chó cắn ma,... Pác cốp khả cốp (miệng ếch giết ếch), Ma háu dạng (chó sủa voi),...

Và mỗi cách thức về nói năng lại được đặc tả qua hình ảnh một con vật biểu trưng ở mỗi dân tộc là không giống nhau:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

Chửi như ó

Rống như bị/ Kêu như bị rống Cắm cẳn như chó cắn ma Im như hến/ Câm như hến Hót như khướu

Pác quẻ quẻ bặng bẻ gà rị (mồm nói huyên

thuyên như dê mắc bờ dậu)

Phuối gằn nà, lòa kha cáy (nói chuyện bờ ruộng

lại nói chuyện quật chân gà)

Vài kin lin (trâu cắn lưỡi ~ Câm miệng hến)

Nhìn chung, thành ngữ về hoạt động nói năng ở tiếng Việt phong phú hơn tiếng Tày-Nùng với hơn 10 kiểu nói năng khác nhau xuất hiện trong thành ngữ Việt: chửi, nói, kêu, rống, hót, câm,... nhưng trong thành ngữ Tày-Nùng thì những từ về hoạt động nói năng liên tưởng tới con vật khơng nhiều lắm: nói chuyện, câm,... Dễ dàng thấy tư duy ngôn ngữ trong giao tiếp giữa hai dân tộc là khác nhau. Điều này cũng dể hiểu, bởi người Kinh là dân tộc đại diện cho nền văn hóa Việt Nam với đặc tính trội là thích giao tiếp nên có thói quen thích tìm hiểu, quan sát, đánh giá... [54,156] cùng với môi trường về địa lý thuận lợi, dễ giao lưu và tiếp xúc,... chính những đặc tính này đã tạo nên vốn thành ngữ về nói năng rất phong phú. Trong khi đó người Tày-Nùng do mơi trường

giao tiếp bị hạn chế về địa lý, đi lại tương đối khó khăn, dân cư ít, tiếp xúc và giao lưu văn hóa khơng được như người Kinh nên đã bị hạn hẹp trong sử dụng vốn từ về nói năng của dân tộc họ.

E. Về nhận thức, trí tuệ của con người

Trí thơng minh của con vật đã được dân gian kể qua nhiều câu chuyện ngụ ngôn, chuyện cười,... Và trong thành ngữ, những con vật đưa vào để so sánh với trí tuệ của con người như: chó, vịt, bò, gà, trâu, dê,... đều xuất hiện trong thành ngữ Việt và Tày-Nùng như:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

Dốt như bò (rất dốt, khơng biết gì) Nước đổ đầu vịt

Ngu như chó...

Vài tỉnh nào (trâu nghe nhạc khí ~ đàn gảy

tai trâu)

Viết bặng cáy khuế (chữ như gà bới) Hỉa năm xaứ hua pét (đổ nước đầu vịt)

Những đặc điểm về trí tuệ ở thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và Tày-Nùng được biểu hiện khá trừu tượng và mang đậm tính hình tượng. Hầu như các thành ngữ phản ánh trí tuệ của con người được thể hiện qua hình thức ẩn dụ so sánh kín đáo: Đàn gảy tai trâu, ếch ngồi đáy giếng,... Ma lằn khỉ lứng (chó lăn phân con lửng - mu muội, mù quáng), Mèng thai pat nặm thương (con ruồi chết bát nước

đường - chết tham lam không tính tốn),....

Con vật biểu trưng cho nhận thức trí tuệ của con người chủ yếu là những con vật ni của người Việt: chó, bị, lợn,... liên tưởng ngay đến tăm tối, ngu dốt, bẩn thỉu; Còn người Tày-Nùng lại liên tưởng đến: gà, trâu, vịt, dê... cũng là những con vật ni trong gia đình mang những đặc tính về sự ngu dốt, bẩn thỉu, tăm tối của các loài vật này.

Như vậy, mặc dù cùng là những loài vật ni nhưng vận dụng vào thành ngữ thì mỗi dân tộc có cái nhìn và cảm nhận về chúng khác nhau tạo nên nét văn hóa riêng của mỗi vùng thống nhất nhưng khơng đồng nhất.

G. Về thân phận con người

Thân phận của con người thời xưa chủ yếu được đưa vào ca dao và dân ca với những lời ca tiếng hát ai oán cho nỗi khổ cực của con người. Nó dường như trở thành mơ típ trong văn chương, với hàng loạt tác phẩm đề cập đến thân phận của con người. Vào trong thành ngữ, thân phận của con người cũng được đề cập đến qua hình ảnh những con vật hèn mọn, phải làm cực khổ cho chủ nhà, như là tơi tớ, nơ lệ. Từ những

hình ảnh thật này, vào trong thành ngữ đã được nhân cách hóa để ám chỉ thân phận con người: Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng Nghèo hèn, vất vả: - Mò cua bắt ốc

- Chăn tằm hái dâu cũng bồ nâu áo vá

- Ma khốp phủ xửa khát (chó cắn áo

rách)

Sự may mắn:

- Chuột sa chĩnh gạo - Cáy tôc bôm khẩu slan (gà rơi mâm

thóc gạo - thân phận con người may mắn được vào chỗ sung sướng)

Với người Việt, từ ngàn đời nay hình ảnh con cua, con ốc ln biểu trưng cho sự nghèo khó vất vả của người nơng dân chân lấm tay bùn. Đây là hai con vật có rất nhiều ở đồng ruộng và rẻ rúm chỉ người nghèo mới phải đi mò, bắt về làm thức ăn. Trong khi đó người Tày-Nùng lại lấy hình ảnh con gà từ sự quan sát về sự cần mẫn chăm chỉ để nói đến cái may mắn của con người.

H. Về quan hệ giữa người với người

Mối quan hệ giữa người với người trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chủ yếu là chỉ tình cảm đơi lứa, vợ chồng, quan hệ trong gia đình cả ở thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng:

Ví dụ:

ThN Việt: Loan chung phượng chạ

Chị em dâu nấu đầu trâu thủng nồi (chị em dâu thường kình địch

ghen ghét nhau)

Cò kiếm cò nốc cốc kiếm cốc ăn ( ai làm người ấy hưởng, chỉ biết lo

cho thân phận mình thơi)

ThN Tày-Nùng: Nhinh chăm trai quai chăm cả (gái gần trai trâu gần mạ)

Bặng ma cáp mèo (như chó với mèo)

Cáy eng lìa mẻ ca thư (gà con rời mẹ quạ tha)

Loài vật sinh sống theo bản năng tự nhiên, đấu tranh để tồn tại, sinh tồn. Vì những bản năng tự nhiên của lồi vật nên chúng khơng thể có những hành động, cử chỉ, mối quan hệ như con người được. Con người là sản phẩm hoàn thiện và cao cấp nhất của giới tự nhiên, cùng với sự phát triển trong cộng đồng xã hội, tư duy và trình độ nên thế giới động vật trong thành ngữ chỉ phản ánh một phần nào khía cạnh về mối quạn hê giữa con người với con người mà thôi. Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy rằng, phản ánh mối quan hệ con người qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chủ yếu về khía cạnh khơng tốt, những mẫu thuẫn bất hồ với nhau. Còn mối quen hệ tốt giữa người

với người, các dân tộc chủ yếu mượn hình ảnh những con vật đẹp đẽ, giả tượng được sùng bái: loan, phượng, rồng,... Điều này cũng phản ánh rõ đặc trưng của lồi vật sinh sống trong mơi trường tự nhiên.

Đặc biệt, trong loạt thành ngữ có yếu tố chỉ động vật nói về mối quan hệ giữa người với người chúng tơi thấy có cặp đơi con vật xuất hiện ở đây như: chó thì đi đơi với mèo; rồng đi với phượng, loan với phượng, gà với quạ, cò với cốc,... ở cả thành ngữ Việt và Tày-Nùng. Những cặp đơi này, qua liệt kê, có tính đối xứng có lý do khi con người đưa vào thành ngữ. Đây là những cặp đôi theo quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, hay xét về bản chất, đây là những quan hệ đồng tính chất và quan hệ nghịch tính chất.

Các con vật có quan hệ đồng tính chất được nêu lên gần giống nhau về một đặc điểm nào đó như: hình thức, tính chất,... biểu hiện cùng một ý nghĩa: Mèo mả gà đồng (cùng về tính hoang dại), Chó chê mèo lắm lơng (cùng về hình thức), Khuyển xec lẳn

(Cắt tranh diều hâu - cùng lồi)...

Các con vật nghịch tính chất là có sự khác nhau về các đặc điểm như tính chất, biểu tượng, biểu hiện dẫn đến ý trong thành ngữ trái ngược nhau: Cú nói có vọ nói khơng (trái ngược, khơng đồng nhất trong cách ăn nói), Cáy eng lìa mẻ ca thư (gà con rời mẹ quạ tha - nghịch nhau về lồi: gà và quạ)...

I. Về tình trạng, tình thế của con người

Chủ yếu thành ngữ loại này có tính hình tượng cao thể hiện ở hình thức ẩn dụ và sử dụng hình thức so sánh trực tiếp để đạt được giá trị liên tưởng trong tư duy của cả người vận dụng lẫn người tiếp nhận. Trong các thành ngữ dạng này, người Việt cũng như người Tày-Nùng đã vận dụng những thành ngữ động vật mang tính so sánh rất kín đáo mà lại cụ thể: Rung cây dọa khỉ, Chia đàn sẻ nghé, Cáy on khang (gà khoe đuôi),

Dự cáy khai vài (mua gà bán trâu),...).

Khi vận dụng những thành ngữ ẩn dụ này để trao đổi, chính là mỗi một dân tộc đã sử dụng ý nghĩa gián tiếp của chúng để ám chỉ những tình trạng, tình thế, hiện tượng, trạng thái tương đồng với ý nghĩa gián tiếp đó. Hay nói cách khác, thơng qua hình tượng cụ thể của những thành ngữ này, điều muốn diễn giải dài dòng lại được thể hiện một cách ngắn gọn, sinh động, súc tích và rất đầy đủ. Để làm được điều đó, cần có một sự liên tưởng, khả năng tư duy hình tượng rất phóng phú và nhạy bén của mỗi dân tộc.

Cụ thể về các trạng thái, tình thế của con người qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, chúng tôi xin thống kê bảng sau:

TT Tình trạng tình thế Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

1. Tình thế tự do của con

người Chim trời cá bể Píoi sưa mừa pù (thả hổ về rừng)

2. Tình thế bị giam hãm Cá chậu chim lồng

3. Tình thế gặp tai họa,

thất thế Tránh hùm mắc hổ Luống thât slí pjến pền ngù (rồng

thất thế biến thành rắn) 4. Tình thế bị bỏ rơi Bướm chán ong

chường

5. Tình thế được mời mọc

săn đón Bướm lả ong lơi Mật mèng mà tom bjooc bươn xuân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 63)