Về ăn uống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 64 - 65)

D. Về hoạt động con người

b. Về ăn uống

Số lượng thành ngữ về ăn uống trong tiếng Việt cũng khá nhiều, có 19 thành ngữ nhưng thường với nghĩa không tốt, tiêu cực chỉ các hình thức ăn của con người với hình ảnh những con vật to khỏe, phàm ăn: hùm, trâu, gấu,...

- Ăn như hùm (ăn rất khỏe và rất nhiều)

- ăn như gấu ăn trăng (ăn nhiều, ăn nhanh giống như mặt trăng ngày nguyệt

thực, đang đầy đặn sáng tỏ bông dưng trong giây lát bị trái đất che lấp toàn bộ hoặc một phần khiên cho trời đất tối sầm lại)

- ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo làm như mèo mửa (ăn thì nhiều, nói mạnh

mồm, ba hoa nhưng làm chẳng ra gì)

Có một điều lý thú trong thành ngữ Việt, chúng tơi thấy nói về ăn uống sử dụng hình ảnh con rồng (vật thiêng) nhưng lại nhằm mục đích khơng tốt. Điều này chứng tỏ khi đi vào thành ngữ, những con vật này đã được “dân tộc hóa” và trở nên “dân gian hóa” mà dường như chúng ta chỉ tìm thấy được duy nhất trong thành ngữ mà thôi.

Thành ngữ Tày-Nùng chỉ hoạt động ăn uống tuy khơng nhiều, có 4 thành ngữ, nhưng lại có phần nào đó giống như người Việt khi lấy con hổ làm biểu trưng cho sự phàm ăn và ăn tham:

Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày-Nùng

ăn như hùm đổ đó (ăn rất

nhiều, rất khỏe)

Hết bặng hên kin bặng slưa (làm như cáo ăn

như hổ - làm thì ẩu thả, gian xảo cịn ăn thì nhiều, khỏe)

Tuy nhiên, tư duy liên tưởng của người Việt phản ánh qua thành ngữ về ăn uống có phần phong phú hơn người Tày-Nùng. Người Việt liên tưởng tới các con vật: gấu, rồng, chó, hổ... khá phong phú, cịn người Tày-Nùng thì lấy con hổ làm con vật chủ đạo để nói lên hình ảnh ăn tham, ăn nhiều của con người. Mặc dù, số lượng khơng nhiều (có 1 thành ngữ liên quan đến hổ), nhưng cũng thấy được phần nào nét văn hóa rừng núi của người Tày-Nùng với hệ động vật sống trong rừng rậm, núi cao. Trong khi đó, người Việt (Kinh) sinh sống trải dài từ Bắc chí Nam từ rừng núi đến đồng bằng nên tư duy và sự tiếp xúc các con vật đa dạng và phong phú hơn với người Tày-Nùng nói riêng cũng như người dân tộc nhóm Tày-Thái nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)