Về quan hệ giữa người với người

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

D. Về hoạt động con người

H. Về quan hệ giữa người với người

Mối quan hệ giữa người với người trong thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chủ yếu là chỉ tình cảm đơi lứa, vợ chồng, quan hệ trong gia đình cả ở thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng:

Ví dụ:

ThN Việt: Loan chung phượng chạ

Chị em dâu nấu đầu trâu thủng nồi (chị em dâu thường kình địch

ghen ghét nhau)

Cị kiếm cị nốc cốc kiếm cốc ăn ( ai làm người ấy hưởng, chỉ biết lo

cho thân phận mình thơi)

ThN Tày-Nùng: Nhinh chăm trai quai chăm cả (gái gần trai trâu gần mạ)

Bặng ma cáp mèo (như chó với mèo)

Cáy eng lìa mẻ ca thư (gà con rời mẹ quạ tha)

Loài vật sinh sống theo bản năng tự nhiên, đấu tranh để tồn tại, sinh tồn. Vì những bản năng tự nhiên của lồi vật nên chúng khơng thể có những hành động, cử chỉ, mối quan hệ như con người được. Con người là sản phẩm hoàn thiện và cao cấp nhất của giới tự nhiên, cùng với sự phát triển trong cộng đồng xã hội, tư duy và trình độ nên thế giới động vật trong thành ngữ chỉ phản ánh một phần nào khía cạnh về mối quạn hê giữa con người với con người mà thôi. Qua khảo sát và thống kê, chúng tôi thấy rằng, phản ánh mối quan hệ con người qua thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chủ yếu về khía cạnh khơng tốt, những mẫu thuẫn bất hồ với nhau. Còn mối quen hệ tốt giữa người

với người, các dân tộc chủ yếu mượn hình ảnh những con vật đẹp đẽ, giả tượng được sùng bái: loan, phượng, rồng,... Điều này cũng phản ánh rõ đặc trưng của loài vật sinh sống trong môi trường tự nhiên.

Đặc biệt, trong loạt thành ngữ có yếu tố chỉ động vật nói về mối quan hệ giữa người với người chúng tơi thấy có cặp đơi con vật xuất hiện ở đây như: chó thì đi đơi với mèo; rồng đi với phượng, loan với phượng, gà với quạ, cò với cốc,... ở cả thành ngữ Việt và Tày-Nùng. Những cặp đơi này, qua liệt kê, có tính đối xứng có lý do khi con người đưa vào thành ngữ. Đây là những cặp đôi theo quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, hay xét về bản chất, đây là những quan hệ đồng tính chất và quan hệ nghịch tính chất.

Các con vật có quan hệ đồng tính chất được nêu lên gần giống nhau về một đặc điểm nào đó như: hình thức, tính chất,... biểu hiện cùng một ý nghĩa: Mèo mả gà đồng (cùng về tính hoang dại), Chó chê mèo lắm lơng (cùng về hình thức), Khuyển xec lẳn

(Cắt tranh diều hâu - cùng lồi)...

Các con vật nghịch tính chất là có sự khác nhau về các đặc điểm như tính chất, biểu tượng, biểu hiện dẫn đến ý trong thành ngữ trái ngược nhau: Cú nói có vọ nói khơng (trái ngược, khơng đồng nhất trong cách ăn nói), Cáy eng lìa mẻ ca thư (gà con rời mẹ quạ tha - nghịch nhau về loài: gà và quạ)...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)