Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 51)

1.4 .Tiểu kết

c. Các thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ đẳng lập

Dạng cấu trúc này chúng tôi chỉ thấy xuất hiện duy nhất 2 thành ngữ Việt chiếm 0,75%, ngồi ra khơng thấy có ở thành ngữ Tày-Nùng. Mỗi thành ngữ có 4 tiếng cấu tạo nên, mỗi tiếng là tên gọi một con vật và chúng đều giữ quan hệ bình đẳng với nhau trong thành ngữ:

Long li quy phượng Cà kê dê ngỗng

Mối quan hệ giữa các đơn vị danh từ chỉ con vật này có thể theo trật tự logic nội tại của nó mà người dùng quen “miệng” nói ra có vần điệu, sau lâu dần thành thành ngữ mà thơi. Vì vậy khơng thể đảo trật tự của 2 thành ngữ này được như một số dạng thành ngữ khác vẫn có thể sử dụng.

Tóm lại

Nhìn chung, các mơ hình cấu trúc chính, điển hình theo phân loại của ngữ pháp truyền thống đều xuất hiện trong thành ngữ Việt lẫn Tày-Nùng. Tuy nhiên, cũng có

một số cấu trúc chỉ có ở thành ngữ Việt mà không có trong thành ngữ Tày-Nùng, nhưng những kết cấu này có số lượng rất ít, chỉ khoảng vài thành ngữ mà thơi. Và ngược lại cũng có kết cấu lại chỉ xuất hiện trong thành ngữ Tày-Nùng mà khơng thấy có trong thành ngữ Việt (kết cấu cụm tính từ).

Số lượng thành ngữ trong mỗi kết cấu là không đều nhau giữa thành ngữ Việt và Tày-Nùng. Như kết cấu C-V có số lượng khá nhiều trong thành ngữ Việt, nhưng lại có rất ít trong thành ngữ Tày-Nùng, ngược lại với kết cấu C-V-B thì thành ngữ Tày- Nùng lại chiếm số lượng lớn hơn so với thành ngữ Việt. Độ chênh về tỉ lệ thành ngữ trong mỗi dạng kết cấu này cũng phản ánh một phần nào cách vận dụng thành ngữ trong ngôn ngữ của mỗi dân tộc là không đều nhau.

Do đặc điểm chung của thành ngữ đối xứng, nên phần trung tâm của loạt thành ngữ này thường là thể từ (danh từ, động từ, tính từ), các phần phụ của chúng cũng ngắn gọn và súc tích bổ sung và làm rõ nghĩa cho phần trung tâm của thành ngữ.

2.2.3. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có yếu tố chỉ động vật trong

tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng

A. Đặc điểm thành ngữ ẩn dụ hố phi đối xứng

Ngồi những tiêu chí để nhận biết về thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đã nêu trên thì những thành ngữ cịn lại thuộc thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng. Tức là loại trừ những thành ngữ có từ so sánh và lược bớt từ so sánh ở một số trường hợp đặc biệt trong thành ngữ so sánh; những thành ngữ có sự đối xứng hài hịa về ngữ pháp và ngữ nghĩa trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng thì cịn lại là những thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Chúng có một số tiêu chí nhận diện sau:

Về mặt cấu trúc, chúng khơng có tính đối xứng với nhau giữa hai vế trong một

thành ngữ.

Về ngữ nghĩa, chúng được tạo nghĩa theo con đường ẩn dụ hoá.

Nhìn chung, ở thành ngữ ẩn dụ hố phi đối xứng này ta thấy chúng có sự khác biệt với hai dạng trên khi xét ở mặt cấu trúc, đó là chúng có cấu trúc theo cấu trúc ngữ pháp bình thường.

Khi đưa ra những tiêu chí này để nhận diện, tưởng chừng như đơn giản, nhưng thật ra lại rất phức tạp bởi ngay trong tự thân về khái niệm thành ngữ cũng như các khuynh hướng phân loại đã gây nhiều tranh cãi và không đồng nhất giữa các nhà

nghiên cứu. Vì vậy, để tránh những thảo luận xoay quanh vấn đề lý thuyết và việc phân loại thành ngữ, chúng tôi thừa hưởng và tiếp nối những thành quả của người đi trước để làm nổi bật lên những nét cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ Tày-Nùng mà lấy thành ngữ Việt làm căn cứ. Từ đó thấy được những nét văn hóa tương đồng và khác biệt giữa dân tộc Kinh và dân tộc Tày-Nùng cùng sinh sống trong một quốc gia.

Với những lý do trên, với những thành ngữ không thuộc thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng, chúng tôi xếp vào loại thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng.

Từ kết quả thống kê được, thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng chiếm số lượng nhiều nhất trong cả tiếng Việt lẫn Tày-Nùng với 486/1067 thành ngữ Việt chiếm 45,5 % và 153/266 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 57,5%. Dựa vào cách phân loại của ngữ pháp truyền thống, thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có một số cấu trúc sau.

B. Cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

a. Thành tố cấu tạo nên thành ngữ có quan hệ chủ-vị

Đây là kết cấu chiếm số lượng nhiều nhất trong thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng tiếng Việt với 260 thành ngữ chiếm 53,06% thành ngữ phi đối xứng và 24,3% thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt. Và chiếm 63,96% với 103 thành ngữ Tày- Nùng. Chúng có một số dạng kết cấu chính sau.

* Thành ngữ có kết cấu C-V-B

Các thành ngữ loại này có bổ ngữ là những con vật hoặc các một sự vật, đối tượng. Cịn chủ thể của hành động thì đều là những con vật, hoặc các yếu tố liên quan tới các con vật. Chúng tôi thống kê được 253 thành ngữ Việt chiếm 52.1% thành ngữ phi đối xứng và 97 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 63.4%

Ví dụ:

ThN Việt: Cá trê chui ống C V B

Chân voi đạp miệng chim...

C V B

ThN Tày-Nùng: Cáy on khang (gà khoe đuôi) C V B

Ma háu dạng (chó sủa voi)... C V B

Ngoài ra, trong dạng kết cấu C-V-B cịn có một số thành ngữ ở dạng phức:

Quạ ăn dưa bắt cò phơi nắng

C V B C V B

* Thành ngữ có kết cấu C-V-Tr

Đây là dạng kết cấu gồm chủ ngữ - vị ngữ và trạng ngữ, nhưng trạng ngữ chỉ cách thức và nơi chốn. Chúng tôi cũng chỉ thấy xuất hiện trong thành ngữ Việt.

Ví dụ:

ThNViệt: Chim chích vào rừng...

- Ngồi ra cịn có một số thành ngữ đảo trạng ngữ lên đầu câu: Tr-C-V cũng ở thành ngữ Việt

Ví dụ: Nửa đêm gà gáy Tr C V

Đất lành chim đậu Tr C V

b. Thành ngữ có kết cấu cụm danh từ

Dạng kết cấu này trong thành ngữ phi đối xứng tiếng Việt có 36 thành ngữ, cịn trong tiếng Tày-Nùng có 8 thành ngữ gồm một số dạng sau:

* Thành tố phụ là từ

Loại này có thành tố chính là danh từ, cịn thành tố phụ cũng là danh từ có cấu tạo theo kiểu từ ghép chính phụ.

Ví dụ:

ThN Việt: Mắt cú vọ

Chim đầu đàn Ngựa tái ơng...

ThN Tày-Nùng: Chựa chịi hoi ngửa (tổ tiên ốc sên) Mạ phjac đén (ngựa trán trắng)...

* Thành tố phụ là một cụm từ

ở loại này thì phần phụ của thành ngữ là bổ ngữ của động từ hoặc là cụm giới từ.

Ví dụ:

ThN Việt: Thế cưỡi hổ

Cua trong giỏ...

c. Thành ngữ có kết cấu cụm động từ

Dạng kết cấu này có 41 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 26,8% thành ngữ phi đối xứng và 159 thành ngữ Việt chiếm 32,7%, gồm các dạng chính sau.

* Thành tố phụ là cụm danh từ

Thành tố chính là động từ, thành tố phụ là bổ ngữ có kết cấu dạng danh từ ghép hoặc cụm danh từ chỉ tên động vật hoặc có yếu tố liên quan đến con vật.

Ví dụ:

ThN Việt: Giương mắt ếch

Vẽ rắn thêm chân

ThN Tày-Nùng: Cọt hang tủng (đứt đi nịng nọc)

Lủp thang cáy ton (vuốt đuôi gà thiến)

* Thành tố phụ có một bổ ngữ và một trạng ngữ

Trạng ngữ đứng sau bổ ngữ ở đây là trạng ngữ chỉ nơi chốn hoặc cách thức được nối với bổ ngữ bằng từ chỉ hướng.

Ví dụ: Bắt cua bỏ giỏ

Bắt chạch đằng đuôi

* Thành tố phụ là bổ ngữ có kết cấu B(C-V-B)

ở dạng này ngồi thành tố chính là động từ thì thành tố phụ của thành ngữ là một bổ ngữ có kết cấu dạng B(C-V-B)

Ví dụ:

ThN Việt: Thề cá trê chui ống

C V B

B

Cõng rắn cắn gà nhà

C V B

B

ThN Tày-Nùng: Chung mò pây thây (đánh bò đi cày) C V B

B

Slon lình pin mạy (dạy khỉ leo cây)

C V B

B

d. Thành ngữ có kết cấu cụm tính từ

Dựa vào quan hệ ngữ pháp trong việc phân loại thành ngữ có kết cấu cụm tính từ, chỉ có 2 thành ngữ Tày-Nùng chiếm 1,3% và 31 thành ngữ Việt chiếm 6,4% tổng số thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng. Chúng tơi chia làm một số tiểu loại chính sau.

Đây là dạng thành ngữ có quan hệ chính phụ, trong đó thành tố chính là tính từ, cịn thành tố phụ là danh từ hoặc từ ghép chính phụ định danh một bộ phận, đặc tính liên quan đến con vật có ở cả thành ngữ Việt và thành ngữ Tày-Nùng.

Ví dụ:

ThN Việt: Ba hoa chích chịe

Lẳn mình trắm...

ThN Tày-Nùng: Lẻp đang đa (lép bụng cà cuống)

Đeng đăng ổn (đỏ mũi dúi)

* Thành tố phụ là cụm từ

Trong dạng này thì thành tố phụ đều là cụm danh từ cụ thể hóa cho tính từ trung tâm của thành ngữ. Khơng có thành ngữ Tày-Nùng nào thuộc dạng này.

Ví dụ:

Thẳng cánh cị bay Trước vành móng ngựa

Tóm lại

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng trong tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng tương đối phức tạp và chiếm số lượng nhiều nhất trong ba loại: thành ngữ so sánh, thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng. Bởi ngay bản thân tên gọi “phi đối xứng” đã cho chúng ta thấy được tính “bất quy luật” của chúng. Và có thể nói, đây là tập hợp lại của tất cả những gì “được cho là thành ngữ” khi khơng thuộc vào hai loại kia.

Thành ngữ có kết cấu chủ vị chiếm số lượng nhiều nhất, còn lại là dạng kết cấu chính phụ với ba loại: thành ngữ có kết cấu cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ - dựa theo các phân loại ngữ pháp truyền thống được áp dụng vào cho cả thành ngữ Việt và Tày-Nùng.

Tính đại diện cho các dạng cấu trúc trong thành ngữ Tày-Nùng là tương đối đầy đủ và đa dạng mặc dù về số lượng là ít hơn hẳn so với thành ngữ Việt.

2.3. Tiểu kết

Như vậy, nghiên cứu những đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ, chúng tôi đã đưa ra những dạng cấu trúc của thành ngữ. Mặc dù thành ngữ có yếu tố chỉ động vật chiếm một phần trong kho tàng thành ngữ các dân tộc, nhưng độ phức tạp thì khơng khác gì so với tồn bộ hệ thống thành ngữ.

Đặc biệt qua sự so sánh với thành ngữ Việt, thành ngữ Tày-Nùng tuy số lượng không nhiều bằng, chỉ khoảng 1/4 thành ngữ Việt, nhưng các dạng cấu trúc của chúng lại dàn trải khá đầy đủ. Như về số tiếng tham gia cấu tạo thành ngữ thì ở thành ngữ Tày-Nùng có ít nhất từ 2 tiếng và nhiều nhất là 14 tiếng. Cịn thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt lại có từ 3 đến 14 tiếng.

Đặc trưng chung của thành ngữ là cơ đọng súc tích, nhưng ở thành ngữ Tày- Nùng thì có phần dài và rườm rà hơn thành ngữ Việt. Có đến 16 thành ngữ có cấu tạo 10 tiếng ở thành ngữ Tày-Nùng (chiếm 6%) trong khi đó ở thành ngữ Việt lại chỉ có 4 thành ngữ (chiếm 0,4%). Mỗi một đơn vị thành ngữ có cấu trúc dài thường tương đương với kết cấu câu.

Cũng qua việc khảo sát này cho chúng ta thấy. Người Tày-Nùng sử dụng nhiều nhất về thành ngữ phi đối xứng với mơ hình cấu trúc dạng C-V-B và sử dụng mơ hình cấu trúc cụm động từ trong thành ngữ. Trong khi đó, người Việt lại nổi bật về mơ hình thành ngữ so sánh có tính từ làm trung tâm trong kết cấu cụm tính từ và dạng cấu trúc

C-V-B.

Khi chia ra làm ba loại thành ngữ: thành ngữ so sánh, thành ngữ đối xứng và thành ngữ phi đối xứng, thì về mặt cấu trúc, mỗi loại đều quy về các mối quan hệ ngữ pháp chính: quan hệ chủ vị, quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập. Các thành ngữ có quan hệ chủ vị thì các con vật trong thành ngữ phản ánh những sự việc hiện tượng khách quan trong cuộc sống, và nghĩa của thành ngữ dạng cấu trúc này, thường phải hiểu theo nghĩa ẩn dụ, nghĩa bóng của thành ngữ. Trong thành ngữ chính phụ thì phần phụ có chức năng giải thích, cụ thể làm rõ cho phần chính. Và thuộc cấu trúc này, những thông tin liên quan đến con vật được đưa ra ở phần phụ, cịn phần chính nêu những đặc điểm, thuộc tính, tính chất, hồn cảnh, hoạt động điển hình của con người mượn qua hình ảnh các con vật trong thành ngữ mà thơi. Cịn ở thành ngữ có quan hệ đẳng lập (chỉ có trong thành ngữ Việt) thì những con vật đưa ra nằm trong mối quan hệ bình đẳng về mặt cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của nó.

Như vậy, nghiên cứu thành ngữ Tày-Nùng qua so sánh với thành ngữ Việt, bước đầu đã đưa ra những kết quả nhất định, cho chúng ta thấy khái quát về mặt cấu trúc của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật mà người Tày-Nùng đã sáng tạo nên. Từ những mơ hình cấu trúc này sẽ dẫn đến ngữ nghĩa của thành ngữ, phản ánh tư duy người Tày- Nùng nói riêng và nhóm cư dân Tày-Thái đang sinh sống ở Việt Nam nói chung.

Chúng tơi có bảng tổng kết tồn bộ mơ hình cấu trúc thành ngữ Việt và thành ngữ Tày-Nùng:

Mơ hình cấu trúc Việt (số lượng) Tày - Nùng (số lượng) Thành ngữ so sánh A như B Vế A là từ loại danh từ 30 9 Vế A là từ loại động từ 107 17 Vế A là từ loại tính từ 145 17 Dạng đặc biệt 0 3 Như B 25 1 AB 1 3 Thành ngữ đối xứng quan hệ chủ -vị Kết cấu C-V 39 2 Kết cấu C-V-B 26 20 Có yếu tố phụ 3 12 quan hệ chính phụ Cụm danh từ 100 18 Cụm động từ 101 9 Cụm tính từ 1 1 quan hệ đẳng lập 2 0 Thành ngữ

phi đối xứng quan hệ chủ -vị

260 103

kết cấu cụm danh từ 36 8

kết cấu cụm động từ 159 41

Chương 3

So sánh ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngơn ngữ nhóm Tày-Thái ở Việt Nam

3.1. Ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt và ngơn ngữ nhóm Tày-Thái (trên cứ liệu thành ngữ Tày-Nùng)

Phần mở đầu trong luận văn chúng tôi đã đề cập đến, tìm hiểu ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố chỉ động vật là tìm hiểu tư duy của các dân tộc về quan niệm sống và nhận thức về thế giới được phản ánh trong thành ngữ. Bởi thực tế, thành ngữ có yếu tố chỉ động vật không phải để nói về con vật mà người Việt và người Tày-Nùng chỉ mượn các con vật như một phương tiện để quan sát, đánh giá và nhìn nhận những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống. Tức là bản thân các đặc điểm của các con vật được cảm nhận và khai thác xây dựng nên thành ngữ mới là quan trọng, cịn tên của chúng chỉ mang tính hình thức để quy về các đặc trưng đó mà thơi. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chủ yếu đưa ra những chủ đề xoay quanh cuộc sống của con người qua loạt thành ngữ có yếu tố chỉ động vật giữa tiếng Việt và tiếng Tày-Nùng.

3.1.1. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật phản ánh những đặc điểm, thuộc tính của con người

A. Về hình dáng con người

Hình dáng là nói đến dáng vẻ bề ngoài của con người như: da, mắt, mũi, mặt, hình dáng,... Hình dáng thường được nói đến nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nó dường như là một phần khơng thể thiếu được khi nhìn nhận, đánh giá vẻ bề ngồi của một người nào đó. Như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tả nàng Kiều với vẻ đẹp “Chim sa cá lặn”: “Làn thu thủy, nét xuân sơn. Mây thua nước tóc tuyết nhường

màu da...”. Hay Cung ốn ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều sử dụng nghệ thuật ước lệ

trong ngơn từ để nói đến vẻ đẹp người con gái trong chốn cung cấm: “áng đào kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh cấu trúc – ngữ nghĩa các đơn vị thành ngữ có yếu tố chỉ động vật trong tiếng Việt với một số ngôn ngữ nhóm Tày – Thái ở Việt Nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)