Kết quả điều tra, đánh giá sinh trƣởng của các mô hình đã có

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái tây nguyên và duyên hải miền trung (Trang 57 - 58)

- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)

4.2. Kết quả điều tra, đánh giá sinh trƣởng của các mô hình đã có

4.2.1. Vùng Tây Nguyên:

Diễn biến trồng rừng ở vùng Tây Nguyên từ năm 2002 đến 2008 được tổng hợp ở bảng 4.3 cho thấy: Tính đến 31/12/2008 diện tích rừng trồng toàn vùng Tây Nguyên: 197.324 ha. Trong giai đoạn từ 1999-2003, diện tích trồng rừng của vùng tăng 71.839 ha, trong đó nhiều nhất ở các tỉnh: Lâm Đồng (22.607 ha), Kon Tum (21.633 ha), Gia Lai (16.934 ha), hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông tăng không đáng kể. Giai đoạn 2003-2008, diện tích rừng trồng của vùng tăng ít hơn so với giai đoạn 1999-2003, chỉ đạt 64.209 ha, diện tích này chủ yếu tăng ở tỉnh Đăk Lăk (40.084 ha)

Bảng 4.3. Diễn biến rừng trồng vùng Tây Nguyên

Tỉnh Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 * 1 Kon Tum 29.167 31.592 32.845 31.600 33.844 36.078 37.491 2 Gia Lai 31.339 31.234 32.803 34.811 35.545 36.124 35.147 3 13.507 14.400 16.964 18.354 20.696 21.311 54.484 79.5 953 4 Đăk Nông 5.001 5.955 9.356 10.232 9.381 9.733 12.689 5 Lâm Đồng 45.794 49.934 42.248 49.423 52.649 54.329 57.513

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 56

Đã có khá nhiều công trình đánh giá sinh trưởng rừng trồng liên quan đến lập địa ở vùng Tây Nguyên, trong đề tài này chúng tôi sẽ kế thừa các kết quả điều tra trước đây để đánh giá và chỉ điều tra bổ sung một số loài có khả năng cung cấp gỗ lớn được trồng trên lập địa đất rừng nghèo kiệt và đất trống còn tính chất đất rừng (tức là các lập địa có độ ẩm đất từ a1- a2). Ở vùng Tây Nguyên: đã tiến hành điều tra sinh trưởng của các loài Dầu rái, Giổi xanh, Keo lai, Keo tai tượng và Xoan mộc đã trồng trên các dạng lập địa đất rừng nghèo kiệt và đất trống còn tính chất đất rừng. Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng của các mô hình rừng trồng ở vùng Tây Nguyên được tập hợp ở bảng 4.4. Từ bảng này, có thể nhận xét về các loài cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái tây nguyên và duyên hải miền trung (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)