- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)
3.1.4. Tài nguyên rừng củ a2 vùng nghiên cứu:
Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 - 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90 của thế kỷ trước, nay chỉ còn khoảng 200 - 300 nghìn m3/năm.
Theo Lê Minh Cường (2009) [4], Báo cáo tổng kết công trình điều tra thực trạng trồng rừng tại các địa phương theo thành phần kinh tế và cơ cấu cây lâm nghiệp thì diện tích rừng trồng của vùng Tây Nguyên là 155.908,9ha chiếm 6,7% tổng diện tích rừng trồng của cả nước. Trong tổng số 155.908,9ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42
rừng trồng của toàn vùng thì các doanh nghiệp Nhà nước có diện tích rừng trồng là 58.55,1ha chiếm tỷ lệ 37,16% tổng diện tích rừng trồng của cả vùng. Tiếp đến là các BQL rừng phòng hộ, xí nghiệp liên doanh, các hộ gia đình và các thành phần khác… Cũng theo Lê Minh Cường (2009)[4] thì diện tích rừng trồng Duyên hải Nam Trung Bộ, có tổng diện tích rừng trồng của vùng này là 271.895,6 ha chiếm 11,7% tổng diện tích rừng trồng của cả nước (tính đến 31/12/2008). Trong tổng số 271.895,6 ha rừng trồng thì BQL rừng phòng hộ trồng được 72.976,2 chiếm tỷ lệ 27,7% tổng diện tích rừng trồng của cả vùng, tiếp đến là các hộ gia đình diện tích trồng rừng của thành phần này là 58.945 ha chiếm tỷ lệ 22,4% còn lại là các doanh nghiệp, xí nghiệp, các BQL rừng đặc dụng và các thành phần kinh tế khác. Theo đó hộ gia đình đóng vai trò vô cùng to lớn thực hiện nhiệm vụ trồng rừng. Theo đó diện tích trồng rừng theo các nhóm loài cây chủ yếu là Bạch đàn, Keo, Thông được trồng thuần loài, tiếp đến các nhóm cây bản địa…được trồng rừng hỗn giao với các mục đích kinh doanh gỗ lớn.