- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)
3.3.1. Tiềm năng và hạn chế vùng Tây Nguyên:
So với các vùng miền khác trong cả nước thì kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên vẫn được xếp vào diện nghèo. Cơ sở hạ tầng, hệ thông giao thông, mạng lưới y tế vẫn còn hạn chế; bình quân thu nhập của người dân ở khu vực Tây Nguyên vẫn ở vào mức thấp. Nhưng Tây Nguyên có đủ tiềm năng, nguồn lực để phát triển thoát ra khỏi vùng trũng về kinh tế- xã hội. Điển hình trong việc bứt phá vươn lên ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên là thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk.
Sự gia tăng dân số nhanh chóng và nạn nghèo đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên và thường xuyên dẫn đến xung đột.
Nạn phá rừng, khai thác gỗ quý không được kiểm soát chặt chẽ và không quan tâm đến việc trồng mới và bảo vệ rừng. Rừng Tây Nguyên sẽ sớm bị phá trụi.
Sự di dân không có kế hoạch chu đáo. Người Việt lên Tây Nguyên ngày càng đông (78-80%) đã và sẽ chiếm hết những vùng đất thuận lợi của những người dân tộc thiểu số nơi đây, đẩy họ vào sâu trong rừng thẳm và gây nên hiềm khích kéo dài.
Phá hỏng hoặc thay đổi cơ cấu cổ truyền làng xã và đời sống tâm linh của người dân tộc. Bên cạnh đó, thái độ của một bộ phận cán bộ và người Kinh đối với phong tục, tập quán cổ truyền của các dân tộc chưa đúng đắn.
Tại Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên giai đoạn 2006- 2010, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá rằng, Tây Nguyên "phát triển chưa tương xứng với tiềm năng" của vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46