Để phân loại và hệ thống hóa lập địa trồng rừng, việc đầu tiên là phải xác định được các đơn vị lập địa cơ bản. Đơn vị lập địa cơ bản được định nghĩa trên cơ sở phân tích các luận điểm khoa học tự nhiên, chủ yếu là khoa học địa lý được sắp xếp và tổng hợp dưới quan điểm sinh thái có chú ý đến yêu cầu đặc trưng của ngành sử dụng đất (lâm nghiệp). Một lập địa cụ thể Li có thể được coi là một hàm của của rất nhiều nhân tố sinh thái khác nhau và theo Thomasius thì có thể biểu diễn bằng:
Li = f(x1,x2,…,xn)
Vì số lượng của các nhân tố sinh thái là rất lớn, nên trong thực tiễn người ta thường phân thành các nhóm nhân tố. Có 4 nhóm nhân tố chủ yếu sau: vị trí (V); khí hậu (K); Đất (Đ); và sinh vật (S), như vậy lập địa có thể viết:
Li = f(V,K,Đ,S)
Với công thức này, có thể xác định được vô số lập địa cụ thể. Do đó cần phải sắp xếp lại thành các đơn vị lập địa (ĐVLĐ) để lập bản đồ lập địa. ĐVLĐ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24
được định nghĩa như là một nhóm các lập địa cụ thể với một phạm vi biến động nhất định của các nhóm nhân tố lập địa (được coi là đồng nhất). Schwanecke (1971)[32] đã đề xuất bảng phân loại lập địa ở miền bắc Việt Nam, trong đó ĐVLĐ nhỏ nhất gọi là dạng lập địa (Standortsform). Theo hệ thống phân loại này, chúng ta có các khai niệm phân cấp lập địa như sau: dạng lập địa (là đơn vị cơ bản)<nhóm lập địa<khu lập địa<vùng lập địa… Theo Đỗ Đình Sâm (1996)[21], một đơn vị sử dụng đất được xác định là một vùng đất có sự đồng nhất về một yếu tố chính của điều kiện lập địa, có chung một số chiều hướng cơ bản trong diễn biến độ phì đất và cùng chung những hướng cơ bản trong khả năng sử dụng. Chúng được xác định trên cơ sở đồng nhất 5 yếu tố chủ đạo sau: (i) Độ cao so với mặt nước biển; (ii) Nhóm hay loại đất chính; (iii) Độ dốc; (iv) Độ dày tầng đất; (v) Lượng mưa. Mỗi yếu tố chủ đạo này lại được phân theo các cấp khác nhau. Bằng phương pháp phân chia đó, Đỗ Đình Sâm đã chia đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên làm 253 đơn vị sử dụng. Các nhân tố cấu thành một đơn vị sử dụng đất (nhóm lập địa) có thể phân biệt thành hai nhóm: (i) Các nhân tố khó tác động như khí hậu, địa hình, loại đất; (ii) Các nhân tố có thể tác động như độ phì, chế độ ẩm. Các nhân tố khó tác động là điều kiện tự nhiên cho trước tạo nên nhóm lập địa tự nhiên. Thông qua tác động sử dụng của con người (ví dụ trồng cây mới, sử dụng thảm mục hay các biện pháp bón phân, cải tạo đất, tưới tiêu có thể làm thay đổi các nhân tố dễ điều chỉnh như độ phì và chế độ ẩm làm cho lập địa thay đổi so với trạng thái tự nhiên của nó. Trung tâm Tài nguyên môi trường lâm nghiệp (Viện Điều tra quy hoạch rừng) và Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và tài nguyên rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) năm 2002 đã phối hợp xây dựng bản đồ lập địa tỷ lệ 1/250.000 cho 6 vùng kinh tế lâm nghiệp trọng điểm trong toàn quốc, cụ thể: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Ngô Đình Quế và cộng sự (2006-2009)[17], đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25
tiến hành phân hạng đất trồng rừng sản xuất cho 10 loài cây trồng lâm nghiệp chủ yếu ở các vùng lâm nghiệp trọng điểm. Trần Văn Con (1998) [1]cũng đã tiến hành phân loại lập địa trồng rừng cho vùng Bắc Tây Nguyên.
Đất rừng, đất rừng nghèo kiệt và đất trống còn tính chất đất rừng là gì? Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm sinh thái và lâm học và để phục vụ cho các mục tiêu cụ thể của đề tài, thì chúng tôi hiểu:
Đất rừng là các loại đất được hình thành và phát triển dưới các hệ sinh thái rừng với những đặc điểm khác hẳn với các loại đất hình thành và phát triển ở những nơi không có rừng. Rừng là một hệ sinh thái trong đó cây rừng (gỗ, tre nứa, cây thân dừa) tồn tại với một số lượng và mật độ sao cho, nhiều hay ít, hình thành những quan hệ tương tác chặt chẽ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường lập địa. Những tương tác này dẫn đến những dạng sống , quá trình sinh trưởng và phát triển đặc trưng của cây rừng. Thông qua các ảnh hưởng ngược của cây đến môi trường hình thành các trạng thái đất và tiểu khí hậu đặc thù và bản thân các điều kiện môi trường đã thay đổi này lại tiếp tục tác động đến quá trình phát triển đặc trưng của thảm thực vật và hệ động vật. Quá trình tương tác qua lại liên tục này hình thành là nguyên nhân chủ yếu hình thành đất rừng với những tính chất đặc thù khác hẳn với đất ở những nơi không có rừng. Các tính chất đặc trưng đó của đất rừng là:
(1)Có hàm lượng mùn cao hơn so với đất ở những nơi không có rừng nhờ quá trình phân hủy thảm mục, vật rơi rụng mà thảm thực vật trả lại cho vòng tuần hoàn vật chất.
(2)Có độ ẩm đất cao hơn nhờ độ che phủ của thảm rừng tạo nên hoàn cảnh tiểu khí hậu rừng, hạn chế sự bốc hơi bề mặt của nước và điều tiết được nguồn nước ngầm dưới đất rừng.
(3)Có hệ sinh vật và vi sinh vật đất phong phú hơn nhờ sự kết hợp đa dạng của các nhân tố tiểu khí hậu, thổ nhưỡng và các nhân tố sinh thái khác trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26
chuỗi thức ăn phức tạp của hệ sinh thái. Chỉ riêng số lượng vi sinh vật trong một gam đất rừng hỗn loài lá rộng thường xanh cũng có thể biến động từ 1 triệu đến 1 tỷ (dẫn theo Trần Văn Con, 2008a)[3].
Đất rừng nghèo kiệt: là đất dưới các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái (do nhiều nguyên nhân khác nhau) đến mức nghèo kiệt. Khái niệm và các tiêu chí để đánh giá (và xác định) thế nào là rừng nghèo kiệt đã được Trần Văn Con và công sự (2008b) nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích các cơ sở khoa học dưới các quan điểm sinh thái và lâm học, nghiên cứu này đã kết luận: Rừng nghèo kiệt là rừng tự nhiên thứ sinh bị suy thoái (ở mức độ) mạnh, thể hiện ở chỗ: (i) Đa dạng sinh học bị suy giảm (số loài ít hơn nhiều so với trạng thái cực đỉnh (nguyên sinh); (ii) Cấu trúc rừng bị phá vỡ mạnh (thiếu tầng tán chính, có nhiều lỗ trống lớn, mật độ rừng thưa, …); (iii) Năng suất rừng thấp hơn nhiều (bằng hoặc thấp hơn 25% so với năng suất tiềm năng của lập địa (ở trạng thái cực đỉnh khí hậu - thổ nhưỡng). Khi thảm rừng đã bị suy thoái thì các tính chất của đất dưới đó cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi làm giảm tiềm năng năng suất của lập địa.
Đất trống còn tính chất đất rừng: Khái niệm đất trống còn tính chất đất rừng được sử dụng trong rất nhiều công trình nghiên cứu, nhưng cho đến nay, chưa có một định nghĩa hoặc giải thích chính thức nào để trả lời câu hỏi: “Thế nào là đất trống còn tính chất đất rừng?”[3]. Trong đề tài này, chúng tôi hiểu: đất trống còn tính chất đất rừng là đất ở những lập địa vốn là rừng vừa mới bị mất (do khai thác trắng hoặc canh tác nương rẫy) nhưng vẫn còn những tính chất cơ bản của đất rừng xét ở hàm lượng mùn, độ ẩm đất và hệ sinh vật đất. Nếu không nhanh chóng phục hồi lại thảm rừng thì nó sẽ bị thoái hóa thành các loại đất không còn tính chất đất rừng nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27