- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)
2. Cây Giổi xanh:
Giổi được điều tra trên các dạng lập địa chính ở khu vực Tây Nguyên: Ở khu vực Kon Hà Nừng (Gia Lai) trên hai dạng lập địa:
- Đd1a1FsX1: Kiểu địa hình cao nguyên độ cao <500m so với mặt biển, lượng mưa bình quân hàng năm 1500-2000mm, có 3-4 tháng mùa khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất 150C, trên loại đất Feralit trên đá axit, dạng thực bì đặc trưng là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Sinh trưởng bình quân hàng năm về đường kính đạt 1,29-1,53cm/năm (V%= 29,6-34,6%) và chiều cao đạt 1,02-1,18m/năm (V%=24,6-27,6%).
- Nd2a1Fs.X1: Kiểu địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối 500-1000 m, lượng mưa bình quân hàng năm >2500 mm, một năm có 1-2 tháng mùa khô, nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 180C, trên loại đất Feralit trên đá macma tính chua, dạng thực bì đặc trưng là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Sinh trưởng bình quân hàng năm về đường kính đạt 1,25-1,57cm/năm (V%= 25,6-32,5%) và chiều cao đạt 0,95-0,98m/năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 58
(V%=15,5-30,3%). Dạng lập địa ở vị trí chân, độ dốc thấp <100, độ dày tầng đất lớn >100cm, thực rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt.
Ở Komplong (Kon Tum):
- Nd2a1FkX1: Kiểu địa hình núi thấp có độ cao tuyệt đối 500-1000 m, lượng mưa bình quân hàng năm >2500 mm, một năm có 1-2 tháng mùa khô, nhiệt độ trung bình năm 230C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 180C, trên loại đất Feralit trên đá macma kiềm, dạng thực bì đặc trưng là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Sinh trưởng bình quân chung về đường kính 1,32- 1,80cm/năm (V%=17,4-31,1%), về chiều cao 0,96-1,50 m/năm (V%=10,3- 23,7%). Sinh trưởng tốt nhất trên dạng điều kiện lập địa đất Feralit kiềm, độ dốc <100, độ dày tầng đất >100cm, thành phần cơ giới trung bình, Giổi xanh sinh trưởng tốt ở dạng lập địa có lượng mưa hàng năm rất lớn >2500 mm, đất ẩm, tầng đất dày. Đây là loài rất có triển vọng để trồng rừng cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên phần lớn các mô hình Giổi ở tuổi 6-8 trồng theo phương thức làm giàu rừng đã không mấy thành công do công tác chăm sóc sau khi hết thời gian xây dựng cơ bản (3 năm) không được tiếp tục được chăm sóc phát luỗng, không mở tán để cây sinh trưởng.
3. Keo lai:
Đề tài đã điều tra bổ sung 6 ô tiêu chuẩn rừng trồng Keo lai trên dạng lập địa đất trống còn tính chất đất rừng Đd1a2FsX0 ở tuổi 5 và tuổi 8, trên kiểu địa hình đồi thấp, tương đối bằng phẳng, đất feralit trên đá trầm tích và biến chất, tương đối ẩm. Sinh trưởng của Keo lai trên dạng lập địa này khá tốt, tăng trưởng đường kính trung bình từ 2,05-2,14 cm/năm (V%=11,4-20,8%) và về chiều cao từ 2,16-2,59 m/năm (V%=10,4-24,3%). Ở các vị trí chân đồi, sinh trưởng có xu hướng tốt hơn ở đỉnh và sườn.
Các kết quả điều tra của Võ Đại Hải và cộng sự (2007) trên các dạng lập địa đất trống đồi núi trọc cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 59
- Đd2a3Fs.Xo: Kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 190C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất kết cấu có hạt mịn, dạng thực bì đặc trưng là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Sinh trưởng bình quân chung về đường kính 1,39-1,61cm/năm, về chiều cao 1,43-1,56 m/năm. Sinh trưởng tốt nhất trên dạng lập địa có độ dốc 100, vị trí chân đồi, thực bì nhóm c tăng trưởng bình quân chung về đường kính 1,61cm/năm, về chiều cao 1,56 m/năm..
- Nd2a2FsXo: Kiểu địa hình núi thấp, lượng mưa bình quân 1500- 200mm, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 190C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, dạng thực bì gốc là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới đã bị thoái hóa mạnh lâu năm. Sinh trưởng về đường kính 1,25- 1,41cm/năm và chiều cao 1,22-1,35m/năm ở mức trung bình. Sinh trưởng tốt nhất trên dạng lập địa có độ dày tầng đất >100cm, thực bì nhóm c.
- Td1a3Fs.Xo: Kiểu địa hình sụt võng xâm thực bồi tụ giữa núi đồi thung lũng, khí hậu, thổ nhưỡng. Sinh trưởng bình quân chung về đường kính 1,54-1,79 cm/năm, về chiều cao 1,42-2,06m/năm. Như vậy sinh trưởng trên các dạng lập địa khác nhau của tiểu vùng này đều đạt mức sinh trưởng nhanh. Nhưng sinh trưởng tốt nhất trên dạng lập địa ở vị trí chân đồi, độ dày tầng đất 50-100cm, thành phần cơ giới trung bình, thực bì chỉ thị nhóm c, khi đó tăng trưởng đường kính đạt 1,79cm/năm, về chiều cao đạt 2,06m/năm.
- Đd2a3FsXo: Kiểu địa hình đồi, lượng mưa bình quân 1500-2000 mm, có 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 20-240C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất là 15-190C trên loại đất Feralit trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn, thực bì rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Sinh trưởng bình quân chung về đường kính 1,35-1,65cm/năm, về chiều cao 1,28-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 60
1,45m/năm trên các dạng lập địa không có sự khác nhau nhiều. Sinh trưởng tốt nhất trên dạng lập địa đất Feralit có độ dốc nhỏ hơn 150, vị trí chân đồi.
- Đd2a3F0.Xo: Dạng lập địa có đặc trưng kiểu địa hình bán bình nguyên, độ cao tuyệt đối <500m, lượng mưa bình quân hàng năm 1500-2000mm, có từ 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân cả năm >250C, loại đất Feralit trên phù sa cổ, dạng thực bì gốc là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Trên dạng lập địa này sinh trưởng Keo lai sinh trưởng bình quân về đường kính 1,61-1,94cm/năm, về chiều cao 1,64-1,86m/năm. Keo lai tuy sinh trưởng khá tốt ở các dạng lập địa trong vùng xong cây trồng chống chịu gió bão kém, khả năng gãy ngang thân lớn, rủi ro cao.