Cơ chế cạnh tranh và nhu cầu không gian sinh trưởng:

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái tây nguyên và duyên hải miền trung (Trang 75)

- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)

4.3.2.Cơ chế cạnh tranh và nhu cầu không gian sinh trưởng:

4. Cây Cóc hành:

4.3.2.Cơ chế cạnh tranh và nhu cầu không gian sinh trưởng:

Trong quá trinh sinh trưởng và phát triển, bất kỳ loài cây nào cũng phải đáp ứng các nhu cầu về ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Khi cây rừng tập hợp thành quần xã với mật độ lớn trên một đơn vị diện tích, chúng phải cạnh tranh nhau để đáp ứng các nhu cầu nói trên, trong đó cạnh tranh về ánh sáng là yếu tố có tính quyết định. Các kết quả nghiên cứu về cơ chế cạnh tranh của các loài điều tra ở vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung cho thấy: (i) Khả năng cạnh tranh của các cây không chỉ phụ thuộc vào năng lực sinh trưởng nhanh mà còn phụ thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74

vào nhiều đặc điểm sinh học quyết định đời sống xã hội của chúng. Ngoài ra, các nguyên nhân ngẫu nhiên khác cũng có một vai trò quan trọng, thông qua các sự kiện ngẫu nhiên, các cây thống trị có thể bị hủy diệt để tạo ra các lỗ trống và tạo điều kiện cho các cây bị chèn ép có cơ hội phát triển. (ii) Loài cây càng có nhu cầu ánh sáng cao thì cần không gian dinh dưỡng rộng hơn và khi thiếu ánh sáng chúng nhanh chóng bị đào thải hơn so với các loài cây chịu bóng; nghĩa là chúng cạnh tranh ánh sáng khốc liệt hơn dẫn đến quá trình giảm mật độ càng nhanh. (iii) Trong cùng một loài, cấp đất càng tốt thì quá trình cạnh tranh càng diễn ra mạnh, quá trình khép tán rừng càng nhanh. (iv) Nghiên cứu về nhu cầu không gian sinh trưởng và ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của các loài cho thấy có sự khác nhau và phụ thuộc vào đặc tính lâm học của các loài. Sự phụ thuộc này có thể đặc trưng bằng các số liệu về không gian sinh trưởng bình quân của các loài trong lâm phần 10 tuổi như ở bảng 4.7. Các loài cây trong bảng này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về nhu cầu không gian sinh trưởng tối ưu bình quân của cây cá thể ở tuổi 10 và cho thấy : Nếu lấy cây ưa sáng mạnh là Keo tai tượng làm cơ sở là 100% thì các loài có nhu cầu về ánh sáng giảm dần sẽ cần không gian dinh dưỡng nhỏ hơn (bằng 56,6 đến 98,3%). Từ các số liệu ở bảng 4.7 có thể xác định được mật độ để rừng trồng các loài cây liên quan phát triển tối ưu. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, trong số 5 loài có triển vọng trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh ở hai vùng nghiên cứu chỉ có 3 loài Keo tai tượng, Keo lá tràm và Cóc hành là có thể trồng thuần loài thành công ; các loài còn lại thì chỉ thành công khi trồng hỗn giao với một vài loài khác (có quan hệ tương hỗ dương với chúng). Đây cũng là một đặc điểm chưa được nghiên cứu nhiều về đặc tính cần sự hỗn giao của các loài cây bản địa. Mật độ rừng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng đường kính thân cây, mật độ thấp (tức không gian dinh dưỡng lớn) thì sinh trưởng đường kính nhanh, cây đạt kích thước lớn; tuy nhiên cũng có mặt hạn chế là làm giảm một số chỉ tiêu về hình thái và chất lượng gỗ rừng trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75

Bảng 4.8. Không gian dinh dƣỡng trung bình của các loài trong lâm phần ở tuổi 10. TT Loài cây Không gian dinh dƣỡng (m2) % so với Keo tai tƣợng Ghi chú

1 Keo tai tượng 11,5 100 Ưa sáng mạnh

2 Keo lá tràm 11,5 100 Ưa sáng mạnh

3 Cóc hành 11,3 98,3 Ưa sáng mạnh

4 Dầu rái 10,4 90,4 Ưa sáng

5 Giổi xanh 7,5 65,2 Chịu bóng

Một phần của tài liệu điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các vùng sinh thái tây nguyên và duyên hải miền trung (Trang 75)