0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Cây Dầu rái:

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CUNG CẤP GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ LỚN, MỌC NHANH Ở CÁC VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Trang 58 -59 )

- Các nhóm đất chính sử dụng trong lâm nghiệp: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs)

1. Cây Dầu rái:

Dầu rái được điều tra 2 tiểu dạng lập địa:

- Ở Kon Tum trên dạng lập địa Td2a1FhoX1 kiểu địa hình bán bình nguyên độ cao tuyệt đối <500m, lượng mưa bình quân hàng năm 1500-2000 mm, có từ 3-4 tháng khô trong năm, nhiệt độ bình quân cả năm >250C, loại đất Feralit mùn trên phù sa cổ, dạng thực bì là rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới.

- Ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) trên dạng lập địa Đd1a1FkX1, kiểu địa hình đồi độ cao < 300m, lượng mưa bình quân năm từ 2000-2500 mm, có từ 3-4 tháng mùa khô trong năm, nhiệt độ bình quân 20-250C, loại đất Feralit mác-ma kiềm, kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới.

Dầu rái tỏ ra khá thích hợp với các dạng lập địa trên hai tiểu vùng này và có sinh trưởng bình quân hàng năm về đường kính đạt 1,15-1,64 cm/năm (V%=12,9-29,9%), sinh trưởng chiều cao đạt 0,82-1,08m/năm (V%7,1- 23,5%). Nhưng nhìn chung Dầu rái tỏ ra thích hợp hơn với vùng bình địa có độ dốc thấp, độ dày tầng đất sâu, thảm thực bì rừng lá rộng thường xanh nghèo kiệt. Các mô hình điều tra chủ yếu là trồng làm giàu theo rạch. Theo số liệu điều tra của Võ Đại Hải và cộng sự (2007), trên các dạng lập địa có độ dốc lớn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 57

hơn 150, độ dày tầng đất mỏng 50-100cm, cho thấy sinh trưởng đường kính mức trung bình 0,91 cm/năm, sinh trưởng chiều cao chậm 0,61m/năm.

Qua sinh trưởng của cây Dầu rái trên các dạng điều kiện lập địa sơ bộ có thể nhận thấy việc lựa chọn dạng lập địa để trồng cây Dầu rái ở một số vùng còn chưa phù hợp, cây trồng trên dạng lập địa không thích hợp làm giảm năng suất cây trồng từ 20% - 30%. Dạng lập địa phù hợp với sinh trưởng cây Dầu rái là đất Feralit, độ dốc thấp, độ dày tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình. Nhìn chung Dầu rái sinh trưởng tốt nhất trên dạng lập địa Đd1a1FkX1, ở vị trí chân đồi, độ dày tầng đất > 100 cm, thành phần cơ giới trung bình và đất ẩm. Dầu rái có thể dùng để trồng rừng gỗ lớn theo phương thức làm giàu rừng.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CUNG CẤP GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ LỚN, MỌC NHANH Ở CÁC VÙNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Trang 58 -59 )

×