a) Khí hậu, thủy văn vùng Tây Nguyên
- Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của sự khác biệt về độ cao nên ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39
ở cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, trung bình cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60
c.
b) Khí hậu, thủy văn vùng Duyên hải miền Trung
- Vùng Bắc Trung Bộ không những có sự phân hóa theo chiều cao mà còn phân hóa do ảnh hưởng yếu dần của gió mùa Đông Bắc. Ngoài ra có sự hoạt động mạnh lên của gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Trường Sơn tạo nên gió mùa khô, nóng đặc trưng xuất hiện vào tháng 5, tháng 7 còn gọi là gió Lào. Vì vậy nền nhiệt ở Bắc Trung Bộ cao, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 240
c, nhiệt độ tối cao lên tới 450 c, nhiệt độ tối thấp của vùng vào khoảng 150
c, có nơi xuống tới 50
c và phân hóa theo vị trí địa lý của các tỉnh.
- Vùng có hai mùa: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 70-80% cả năm, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
- Lượng mưa phân không đều: lượng mưa bình quân năm ở Đồng Hới >2000mm, ở Huế và Đông Hà trên dưới 3000mm.
- Vùng Bắc Trung Bộ nhiều sông ngòi có hướng chính là Tây- Bắc hoặc Tây Bắc - Đông Nam, với các hệ thống sông lớn là sông Giang, sông Bến Hải, sông Hương.
- Lưu lượng nước trung bình mùa mưa lớn nhất thường đạt 1.000m3/s - Lưu lượng lớn nhất tuyệt đối đạt 10.200m3/s
- Đặc biệt, khu vực này thường hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa bão.
3.1.3. Đất đai:
a) Đất đai, thổ nhưỡng vùng Tây Nguyên
- Tài nguyên đất ở vùng Tây Nguyên có 13 loại đất chính. Trong đó, đáng lưu ý là 2 nhóm đất chính sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40
+ Đất đỏ Bazan: có 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất Bazan trên toàn quốc và phân bố ở 5 cao nguyên sau:
Kon Hà Nưng: 9,8 vạn ha
Plei Ku: 3-4 vạn ha
Đăk Nông: 43 vạn ha
Di linh và Bảo Lộc : 19,5 vạn ha
+ Đất phù sa: có 15,6 vạn ha phân bố dọc các con sông, suối, các cánh đồng lớn như Azulpa (ở Gia Lai), Krông Buk, Krông Păk (ở Đăk Lăk)…
Đất này phân bố chủ yếu dọc theo các con sông suối như sông Sa Thầy, Pô Cô, Đăk Rông, Ia Dun, Đăk Bla…trải dài theo các vùng trũng An Khê, bồn địa Hồ Lăk, đồng bằng và thung lũng sông Krông Ana, sông Krông Nô. Nhóm đất này có thành phần dinh dưỡng cao, độ ẩm dầy rất thích hợp cho các kiểu rừng rậm thường xanh ven sông phát triển.
+ Đất xám bạc mầu: là loại đất đặc biệt phân bố chủ yếu ở huyện Ea Súp (thuộc Đăk Lăk) phía nam huyện Chư Prông (Gia Lai), Đăk Tô, Sa Thầy (Kon Tum). Đây là một nền đất cho một kiểu rừng rất độc đáo của vùng Tây Nguyên: Rừng khộp, khô và thưa với ưu thế là loại cây họ dầu chịu hạn. Nhìn chung nhóm đất này nghèo OM tổng số, có độ chua cao, độ ẩm thấp.
+ Đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất chính ở vùng Tây Nguyên, chiếm diện tích rộng lớn hơn cả (chiếm 66% diện tích tự nhiên của toàn vùng). Loại đất này phân bố ở độ cao dưới 1000m, chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cấu tạo và màu sắc của đất này thay đổi nhiều do được phát triển trên nhiều loại đá khác nhau.
+ Đất mùn: Được chia làm 2 loại: Đất mùn vàng đỏ trên núi phân bố ở độ cao từ 1000-2000m, chiếm diện tích khoảng 15% diện tích tự nhiên với tỷ lệ chất OM tổng cao, giàu trong quá trình phân giải chất OM tổng số yếu do khí hậu lạnh, lớp đất mặt tơi xốp; đất mùn trên núi cao phân bố ở độ cao trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41
2000m, chiếm diện tích nhỏ ở các đỉnh núi như Ngọc Linh, Chư Yang Sinh, tầng đất rất nông
b) Đất đai, thổ nhưỡng vùng Duyên hải miền Trung