Khái quát chung vềđặc điểm của các tổ chức xã hộidân sự trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 53 - 58)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

3.1. Khái quát chung vềđặc điểm của các tổ chức xã hộidân sự trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

quan hệ giữa nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

3.1.1. Đặc điểm mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam đó là bước chuyển từ mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong Văn kiện Đại hội VI và Hội nghị Trung ương 6 (khoá VI), Đảng ta đã đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hố có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội, coi đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Tiếp đến Đại hội VII, Đảng ta khẳng định: "Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" [7, tr.66]. Rõ ràng, trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI, đến Đại hội VII đều thừa nhận kinh tế hàng hoá, thừa nhận kinh tế thị trường gắn với sự phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó, coi sự quản lý của nhà nước là điều kiện tất yếu đảm bảo cho định hướng này. Đến Đại hội IX của Đảng, kinh tế thị trường được khẳng định một cách đầy đủ, là mơ hình kinh tế tổng qt trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam "là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản" [8, tr.204 - 205]. Tuy nhiên, bản

thân nền kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ khơng tự nó phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trường dựa trên sự đa dạng hoá các thành phần kinh tế,

mở rộng hợp tác quốc tế để thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố sẽ làm gia tăng những yếu tố tự phát tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế có thể vận động và phát triển theo mơ hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Để nền kinh tế thị trường ở Việt Nam vận động và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất thiết phải cần đến những nhân tố chủ quan đó là Đảng Cộng sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các đồn thể chính trị - xã hội khác của nhân dân (các tổ chức xã hội dân sự). Những nhân tố này đóng vai trị là điều kiện để đưa mục tiêu, phương hướng đó trở thành hiện thực.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tạo dựng sẽ trở thành nền móng vững chắc cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, vai trò của Đảng Cộng sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố vững mạnh. Mỗi bước phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ quy định trình độ phát triển cũng như kỹ năng, phương thức quản lý tương ứng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngược lại, mỗi bước tiến của việc xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ từng bước hoàn thiện các mặt của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước khơng cịn thực hiện nhiệm vụ bảo trợ, bao cấp cho nền kinh tế mà tạo điều kiện, tạo môi trường định hướng cho nền kinh tế phát triển. Ở đây, nhà nước cần phải tạo ra được cơ chế phát huy sức mạnh của nền kinh tế, tôn trọng quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động phát triển kinh tế, bảo đảm cơng bằng, bình đẳng, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, nhà nước cần có những biện pháp quản lý, hạn chế, ngăn chặn những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường. Bằng hệ thống chính sách, cơng cụ kinh tế vĩ mô, nhà nước quản lý, điều tiết một cách tổng thể nền kinh tế thị trường. Sự tác động của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện ở các trường hợp sau:

Thứ nhất, kinh tế thị trường thừa nhận nguyên tắc tự do cạnh tranh, từ đó tạo

khơng lành mạnh, có thể xuất hiện hiện tượng độc quyền của các doanh nghiệp. Để khắc phục mặt trái cạnh tranh tự do, giữ vững ổn định phát triển, cần phải có sự can thiệp của nhà nước trong việc ngăn chặn độc quyền, hướng vào sự cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Thứ hai, kinh tế thị trường vận động theo ngun tắc tối đa hố lợi nhuận, do

đó, có thể dẫn tới tình trạng có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phá sản, người lao động thất nghiệp. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự giải quyết những vấn đề này mà cần phải có vai trị của nhà nước. Nhà nước sử dụng tiền thu thuế để phân phối lại cho xã hội, nhằm giải quyết những vấn đề trên. Nhà nước có nhiệm vụ khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, bản chất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là

nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, mạnh, bền vững thì nhà nước cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo cho tất cả công dân được thụ hưởng một cách bình đẳng từ thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Đây cũng chính là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Muốn xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cần phải tạo khả năng giải quyết hài hồ mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể và xã hội, trong đó lợi ích của người dân được xem là động lực trực tiếp, từ đó phát huy mạnh mẽ tính tích cực xã hội của người dân. Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi kinh tế - xã hội nảy sinh nhiều vấn đề địi hỏi cần phải có sự tham gia giải quyết của các lực lượng xã hội. Đặc biệt, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; khoa học - công nghệ; bảo vệ môi trường... đã thúc đẩy sự hình thành các tổ chức xã hội dân sự. Bên cạnh đó, với xu thế đẩy mạnh hội nhập quốc tế, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hố trong quan hệ quốc tế địi hỏi các quan hệ đối ngoại kết hợp đi

theo con đường của nhà nước và theo các kênh của các tổ chức xã hội dân sự, thực hiện chính sách mở của, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

3.1.2. Đặc điểm của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Tại Việt Nam, các tổ chức xã hội dân sự đã phát triển khá mạnh mẽ kể từ những năm 1990, sau khi Đảng ta thực hiện chính sách đổi mới với trọng tâm là dân chủ hoá mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và xã hội hoá hoạt động cung cấp dịch vụ cơng. Tính đến tháng 12/2010, đã có khoảng 450 hội có phạm vi hoạt động tồn quốc, hơn 4.200 hội có phạm vi hoạt động tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hàng chục vạn hội, tổ chức cộng đồng tự quản, tổ hồ giải có phạm vi hoạt động tại quận, huyện, thị xã, thị trấn, xã, thôn, làng, bản.

Hiện nay, ở Việt nam có 6 tổ chức xã hội dân sự đăng ký chính thức để hoạt động, đó là:

- Các tổ chức chính trị - xã hội: gồm 5 tổ chức quần chúng (cơng đồn, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh) với hơn 31 triệu hội viên và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 29 tổ chức thành viên. Trong đời sống của xã hội ở nước ta, bên cạnh những thiết chế xã hội mang tính truyền thống có mặt trong các làng xã ở nông thôn, những tổ chức quần chúng đóng vai trị quan trọng và tích cực trong cấu trúc xã hội dân sự tại Việt Nam. Dù được thành lập theo mục tiêu của Đảng đề ra nhưng các tổ chức này đã hoạt động như là cầu nối giữa Đảng và nhân dân. Hoạt động của các tổ chức này nhằm mục đích hướng đến các nhiệm vụ phát triển cụ thể của dân cư địa phương, phục vụ cho phúc lợi của người dân, tổ chức các hoạt động khuyến khích sản xuất, xố đói giảm nghèo và nâng cao dân trí tại các địa phương. Trong điều kiện hệ thống chính trị do một Đảng duy nhất lãnh đạo, không thể tránh khỏi nguy cơ đội ngũ cầm quyền quan liêu, lạm quyền, xa dân... Vì thế, các tổ chức chính trị xã hội là một trong những tổ chức xã hội dân sự thích hợp để vừa đảm bảo vai trò của Đảng, vừa thực hiện được sự giám sát, phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước, là cầu nối giữa nhà nước với nhân dân.

- Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương và địa phương: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật

Việt Nam (VWAA) và Liên hiệp các Hiệp hội Hồ bình, Hữu nghị và Đồn kết Việt Nam (VUFO), Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Kinh doanh,... gồm hàng trăm hội thành viên với hàng triệu hội viên. Các hiệp hội này thành lập nhằm mục đích phối hợp sức mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh; bảo vệ hàng hoá, chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng; thương lượng giải quyết các tranh chấp thương mại; cung ứng dịch vụ công phục vụ xã hội...

- Các hiệp hội nghiên cứu - phát triển khoa học, công nghệ, bảo tồn di sản văn hố truyền thống và mơi trường thiên nhiên.

- Các tổ chức dân lập tự quản như quỹ, hội tín dụng, tiết kiệm, hỗ trợ người nghèo, người tàn tật,... và các tổ, đội, câu lạc bộ văn hoá - nghệ thuật, thể dục - thể thao,...

- Các tổ chức tín ngưỡng, tơn giáo (Đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Hồ hảo, Cao Đài,...).

Ngồi ra, tại Việt Nam có hơn 500 tổ chức phi chính phủ của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế đang hoạt động. Các tổ chức này hiện có khoảng 150 văn phịng trên cả nước, thu hút sự tham gia của nhiều công dân Việt Nam. Cho đến nay, ở nước ta, ước tính có khoảng một nửa trong tổng số 90 triệu dân tham gia vào một tổ chức xã hội dân sự trở lên.

Ở Việt Nam, từ trước đến nay, xã hội dân sự chủ yếu tồn tại dưới hình thức các tổ chức liên kết trong dân, thường là các tổ chức tự nguyện, tự quản. Do hoàn cảnh lịch sử với nhiều năm chống giặc ngoại xâm nên các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đa phần mang tính cách mạng, được chính quyền hỗ trợ mạnh mẽ. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức xã hội dân sự lớn nhất, bao gồm các tổ chức thành viên như Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội nơng dân.... Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc thu hút được sự tham gia của các thành viên từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức này có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng và Nhà nước, được nhà nước bảo trợ. Hầu hết các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam là thành viên của một liên hiệp hoặc cơ quan bảo trợ nào đó.

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do vậy, họ nhận được kinh phí từ sự hỗ trợ to lớn của nhà nước, sau đó là các tổ chức ngoài và tư nhân. Nguồn nhân lực của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của mỗi tổ chức. Đội ngũ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội vừa có cả cán bộ kiêm nhiệm, vừa có cả cán bộ chuyên trách, đội ngũ cán bộ chuyên trách được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được xếp vào ngạch bậc công chức nhà nước... Ở những tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp hay các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, trình độ học vấn của các thành viên thường rất cao, phần lớn là trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Bên cạnh các đồn thể nhân dân có truyền thống lịch sử gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, các hội, tổ chức phi chính phủ đã, đang được thành lập và hoạt động trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội với nhiều mơ hình rất đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)