Các tổ chức xã hộidân sự vừa hỗ trợ thực hiện chức năng xã hội của nhà nƣớc, vừa tham gia phản biện xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 45 - 49)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

2.2. Các tổ chức xã hộidân sự vừa hỗ trợ thực hiện chức năng xã hội của nhà nƣớc, vừa tham gia phản biện xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà

nƣớc, vừa tham gia phản biện xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng

2.2.1. Các tổ chức xã hội dân sự phối hợp thực hiện chức năng xã hội cùng nhà

nước, tiếp nhận việc chuyển giao dịch vụ cơng từ nhà nước

Trong q trình phát triển kinh tế thị trường, các tổ chức xã hội dân sự giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc phối hợp cùng nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Sự phối hợp của các tổ chức xã hội dân sự với nhà nước trong giải quyết các vấn đề xã hội xét đến cùng cũng là việc các tổ chức xã hội dân sự đứng ra giải quyết những vấn đề của mình ở mức độ có tổ chức chặt chẽ và được đảm bảo bằng ý chí của cả cộng đồng. Sự phối hợp này là hết sức cần thiết, bởi vì những lý do nào đó mà có những vấn đề xã hội nhà nước không thực hiện được, hoặc thực hiện không hiệu quả bằng các tổ chức xã hội dân sự. Đó có thể là những vấn đề vượt quá tầm kiểm sốt của nhà nước, nhà nước khơng có khả năng, hoặc không thể huy động đủ nguồn lực để giải quyết, hoặc những vấn đề mang tính chất nhóm lợi ích, cộng đồng địa phương mà nhà nước không đứng ra giải quyết, trong khi đó các tổ chức xã hội dân sự lại có thể giải quyết một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Trước những khiếm khuyết của thị trường, các tổ chức xã hội dân sự tích cực tham gia cùng với nhà nước thực hiện chức năng xã hội: quản lý xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội... Tuy nhiên, khi có những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của các tổ chức xã hội dân sự, nhà nước cần tham gia phối hợp giải quyết. Sự phối hợp này chính là việc các tổ chức xã hội dân sự tự giải quyết các vấn đề xã hội, và yêu cầu nhà nước có trách nhiệm quản lý đối với các tổ chức đó. Trên thực tế, những vấn đề mà các tổ chức xã

hội dân sự phối hợp với nhà nước cùng giải quyết rất đa dạng, có thể kể đến như: vấn đề cán bộ, củng cố khối đoàn kết cộng đồng, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, bảo vệ môi trưởng, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội, phòng chống bệnh tật, phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo... Như vậy, với nguồn lực có hạn, nhà nước khơng thể tự mình giải quyết được các vấn đề xã hội và lúc đó, cần sự hiện diện của các tổ chức xã hội dân sự. Nhà nước cần tạo lòng tin, sự đồng thuận với các tổ chức xã hội dân sự thì mới có thể khơi gợi được các nguồn lực to lớn trong cộng đồng.

Nhà nước có trách nhiệm với mọi hoạt động phục vụ đời sống xã hội ở tất cả lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. Thế nhưng, điều đó khơng có nghĩa là nhà nước có thể ơm đồm tồn bộ các hoạt động đó. Kinh tế thị trường có cơ chế và quy luật riêng trong quá trình phát triển vừa cạnh tranh vừa đồng thuận với nhà nước và cộng đồng. Nền kinh tế thị trường cần có sự can thiệp, quản lý từ phía nhà nước, nhưng sự can thiệp đó cũng có thể gặp thất bại trong một số trường hợp. Khi đó, vai trị của cộng đồng, tức sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự là cần thiết, để điều tiết có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường. Không phải ngẫu nhiên mà người ta khẳng định: "Xã hội dân sự cùng với nhà nước chế ngự thị trường, thiếu xã hội dân sự thì dân chủ trở thành một cái vỏ trống rỗng"[Dẫn theo 36, tr.39]. Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần chuyển giao dịch vụ công cho một số tổ chức trong khu vực xã hội dân sự để đảm bảo sự phát triển bền vững. Các tổ chức xã hội dân sự đóng góp với nhà nước bằng cách ngày càng tích cực tham gia vào q trình cung ứng dịch vụ cơng. Những nỗ lực của khu vực dân sự bổ sung vào nguồn lực và hoạt động của chính phủ trong việc phân phối dịch vụ, giảm nhẹ gánh nặng lên nhà nước. Song song với sự lớn mạnh của khu vực tư, nhà nước thu hẹp bớt lĩnh vực hoạt động của mình. Ở một số nước tư bản phát triển, các tổ chức xã hội dân sự vừa cung cấp các dịch vụ, vừa cạnh tranh với nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ đó. Mặt khác, khi nhận được sự ủng hộ từ phía người dân, họ có thể gây áp lực lên chính quyền, buộc chính quyền cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho xã hội.

Trong thực tiễn, có một số hình thức chuyển giao dịch vụ cơng phổ biến như sau:

Một là, nhà nước khoán cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung ứng dịch

vụ công theo phương thức thoả thuận;

Hai là, nhà nước cho đấu thầu thuê việc cung ứng một số dịch vụ cơng mà các

tổ chức xã hội, cá nhân có thể đảm nhận;

Ba là, nhà nước chuyển nhượng việc cung ứng dịch vụ công cho các tổ chức

xã hội hoặc cá nhân;

Bốn là, nhà nước có thể mua hoặc bán một số dịch vụ công do các tổ chức xã

hội, cá nhân cung ứng có hiệu quả và giá rẻ hơn, kinh tế hơn.

Các hình thức chuyển giao này được thực hiện chủ yếu bằng thương lượng, đàm phán thoả thuận; sau đó là làm hợp đồng hoặc nhà nước giao quyết định bằng văn bản pháp lý hoặc chỉ là bản đăng ký tự nguyện...Đối tượng thực hiện dịch vụ công do nhà nước chuyển giao có thể là cá nhân, và cả tổ chức người nước ngồi, có thể là NGO, NPO hoặc là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, nhà sản xuất, tập đồn... [36, tr.42].

Nhìn chung, trong nền kinh tế thị trường, nhà nước có khả năng giới hạn trong việc đảm bảo tất cả các dịch vụ cơng. Vì thế, để đáp ứng trực tiếp các nhu cầu thiết yếu của xã hội, cần phải chuyển giao cho các tổ chức xã hội dân sự cung ứng dịch vụ cơng theo ngun tắc thị trường, có sự dẫn dắt của nhà nước. Ngay cả khi nhà nước chuyển giao một phần việc cung ứng dịch vụ công cho khu vực xã hội dân sự thì nhà nước vẫn có vai trị điều tiết nhằm đảm bảo sự cơng bằng trong phân phối các dịch vụ này và khắc phục các bất cập của thị trường.

2.2.2. Các tổ chức xã hội dân sự tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với việc

thực thi quyền lực nhà nước

Theo quan điểm của K.Marx, xã hội dân sự là cơ sở nền tảng và quyết định nhà nước [10, tr.114]. Xét đến cùng, quyền lực nhà nước cũng chính là quyền lực của nhân dân, vì vậy, việc xã hội dân sự tham gia thực hiện giám sát, phản biện nhà nước là điều đương nhiên và cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lực của mình được sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác, giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực thi

quyền lực nhà nước không phải là cản trở sự vận hành của quyền lực nhà nước, mà mục đích cuối cùng là đảm bảo cho sự vận hành đó diễn ra một cách thông suốt, khoa học thống nhất giữa các cơ quan chính quyền từ trung ương đến địa phương. Giám sát, phản biện xã hội là chức năng quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự đối với mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường. Tính đồng thuận xã hội khơng chỉ là việc chấp nhận một chiều mà còn thể hiện ở sự tham gia, đóng góp ý kiến và phản biện tích cực của người dân vào công việc chung của đất nước. Mỗi quốc gia với sự phát triển kinh tế khác nhau nên sự tham gia giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức xã hội dân sự cũng có những nét đặc thù.

Giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức xã hội dân sự đối với nhà nước nhằm mục đích hướng tới yêu cầu dân chủ hố và tính minh bạch trong hoạt động của nhà nước. Dân chủ và minh bạch là một trong những tiêu chí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Các cá nhân có cơ hội tham gia với tư cách đại diện cho một nhóm, một tập thể xã hội đối với các vấn đề chính sách, với mục tiêu vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông. Trong bối cảnh hiện nay, chức năng giám sát của các tổ chức xã hội dân sự có vai trị hết sức quan trọng trong việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, sự giám sát và phản biện xã hội đối với nhà nước phải xuất phát từ ngun tắc vì mục đích, lợi ích chung. Để thực hiện nguyên tắc này, địi hỏi phải có những quy định pháp luật phù hợp, tránh tình trạng một số tổ chức xã hội dân sự vì lợi ích nhóm, gây nên những bất hồ, mất ổn định khi nó trở thành lực lượng đối đầu với nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự khơng có mục đích đấu tranh giành quyền lực nhà nước, nó chỉ cảnh báo, nhắc nhở nhà nước phải hoạt động theo hướng minh bạch, dân chủ.

Ở các nước dân chủ, việc các tổ chức xã hội dân sự thực hiện giám sát, phản biện xã hội là một trong những cơ chế quan trọng nhằm hạn chế quyền lực nhà nước, thực thi dân chủ, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của nhà nước. Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm sốt các hành vi tham nhũng, xây dựng chính sách và đảm bảo dân chủ của hệ thống chính trị. Ở nhiều quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự cịn có vai trị rất lớn trong các cuộc

bầu cử, tham gia giám sát các cuộc bầu cử, tạo nên môi trường dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự thực hiện sự giám sát của mình đối với q trình bầu cử thơng qua các hoạt động như giám sát việc kê khai tài sản của ứng cử viên, giám sát việc bỏ phiếu của cử tri và công tác kiểm phiếu... [20, tr.52]. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức xã hội dân sự đã góp phần củng cố tính pháp lý của các cuộc bầu cử, khẳng định lịng tin từ phía người dân.

Bằng cách gắn chặt tiếng nói của nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự, các chính sách của chính phủ thường tạo được sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ từ người dân. Ở nhiều nước trên thế giới, các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trị rất lớn trong việc đề xuất sáng kiến giải quyết chính sách xã hội, thậm chí là tham gia hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chúng. Nó cho phép phát huy sức mạnh của xã hội, của cộng đồng và đảm bảo các nguồn lực đầu tư trực tiếp đi vào cuộc sống, khơng bị thất thốt ở các khâu trung gian và nhờ đó mang lại hiệu quả cao. Đó chính là xu hướng dân chủ hố và xã hội hố trong việc thực hiện chính sách xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng, nhiều chương trình xố đói giảm nghèo, lao động và việc làm, hỗ trợ nhân đạo,...chỉ thành công khi phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội, tức là phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Ngoài ra, các hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội kinh tế, các tổ chức phi chính phủ... cịn có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)