Các tổ chức xã hộidân sự phát huy vai trò giúp nhà nước quản lý và giải quyết những vấn đề mang tính tự quản của đời sống cộng đồng trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 51 - 53)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

2.3.2. Các tổ chức xã hộidân sự phát huy vai trò giúp nhà nước quản lý và giải quyết những vấn đề mang tính tự quản của đời sống cộng đồng trong nền kinh tế thị trường

những vấn đề mang tính tự quản của đời sống cộng đồng trong nền kinh tế thị trường

Sự hình thành và phát triển các tổ chức xã hội dân sự là nhu cầu tất yếu của xã hội, nhằm đại diện trực tiếp cho quyền tự quản đời sống xã hội của đông đảo tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, quyền tự quản của nhân dân thông qua các tổ chức xã hội dân sự vẫn không thể tách khỏi quyền lực nhà nước, nhưng nó mang nội dung cụ thể, trực tiếp và gần gũi với người dân hơn so với quyền lực nhà nước. Các chương trình của chính phủ sẽ hoạt động trơi chảy hơn nếu có sự tham gia của người dân khi họ là những đối tượng sử dụng các chương trình đó. Việc mở rộng sự tham gia của người dân vào việc giải quyết những vấn đề mang tính tự quản của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường cho phép khai thác triệt để nguồn vốn xã hội trong cộng đồng. Khi đó, những chương trình hoạt động kinh tế mà chính phủ đề ra cho các doanh nghiệp sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, bền vững hơn và có thơng tin phản hồi tốt hơn giúp cho quá trình điều chỉnh của cơ quan chính phủ diễn ra có hiệu quả hơn.

Trong nền kinh tế thị trường, đời sống xã hội luôn nảy sinh những vấn đề, những mối quan hệ mới đòi hỏi phải giải quyết kịp thời từ phía nhà nước. Tuy nhiên, có những vấn đề mà nhà nước chưa kịp "luật hố", vì vậy, việc giải quyết kịp thời, sáng tạo các vấn đề đó lại phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức xã hội dân sự. Chính nhờ sự có mặt của các tổ chức xã hội dân sự mà nhiều vấn đề xã hội bức xúc phát sinh trong nền kinh tế thị trường được chính phủ chú ý hơn và tìm cách giải quyết, chẳng hạn như vấn đề bình đẳng giới, vấn đề nghèo đói, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội, vấn đề tham nhũng và các tệ nạn xã hội... Những vấn đề có thể kể đến như hồ giải mâu thuẫn, bất đồng trong cộng đồng, tình trạng người dân khiếu kiện vượt cấp, hành động manh động mang tính chất vơ

chính phủ ở một số nơi,...địi hỏi cần phải có các tổ chức xã hội dân sự làm cầu nối giữa chính quyền và nhân dân, góp phần đưa tiếng nói của người dân đến gần hơn với các cấp chính quyền, kịp thời giải quyết những bức xúc trong xã hội. Với hệ thống thiết chế tự quản, các tổ chức xã hội dân sự được phép giải quyết những vấn đề xã hội bằng dư luận, tập quán, mang tính tự nguyện.

Trong hoạt động, các tổ chức xã hội dân sự cịn cung cấp cho các thành viên những thơng tin cần thiết về xã hội, từ đó tạo nên tính tích cực gắn kết cá nhân với xã hội ngày càng cao. Một khi những vấn đề gây bức xúc được giải quyết, động lực của cá nhân và nhóm được giải phóng sẽ góp phần tích cực vào sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Các cá nhân có cơ hội hiện thực hố các năng lực của mình trong các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức xã hội dân sự là nơi để cá nhân thể nghiệm mình thơng qua các hoạt động đóng góp vì sự phát triển của bản thân và xã hội một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

Tiểu kết chƣơng 2:

Trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống về vai trị tích cực của các tổ chức xã hội dân sự nói chung trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường:

Thứ nhất, các tổ chức xã hội dân sự tham gia cùng nhà nước trong hoạt động

bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân trong nền kinh tế thị trường.

Thứ hai, các tổ chức xã hội dân sự vừa hỗ trợ thực hiện chức năng xã hội của

nhà nước, vừa tham gia phản biện xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, các tổ chức xã hội dân sự thực hiện chức năng tự điều tiết những vấn

đề phát sinh từ hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Những nội dung được luận văn trình bày trong chương 2 là cơ sở lý luận cho việc triển khai những nội dung của chương 3.

Chƣơng 3 VAI TRÒ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ TRONG MỐI QUAN HỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)