Sự tác động của các tổ chức xã hộidân sự trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 58 - 72)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

3.2. Sự tác động của các tổ chức xã hộidân sự trong mối quan hệ giữa nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay

nƣớc và kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay

Từ Đại hội Đảng VI năm 1986 cho đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013 thể chế hoá cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đồng thời đã kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). Khoản 1, Điều 51, Hiến pháp năm 2013 quy định:"1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều

hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật"[66].Hiến pháp năm 2013 không nêu cụ thể các thành phần kinh tế

như Hiến pháp năm 1992, thể hiện rõ quan điểm của Đảng và nhà nước về các thành phần kinh tế là chủ thể của nền kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật, không phân biệt đối

xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế khác nhau, qua đó nhằm tăng cường dân chủ, huy động toàn diện, đồng bộ tất cả các nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy có thể thấy, lần đầu tiên trong hiến pháp ghi nhận vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân một cách tương xứng với sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể tại Khoản 3, Điều 51 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước

khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp, doanh nhân và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hố" [66].

Theo kết quả báo cáo thường niên năm 2014 của Bộ Tài chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mục tiêu đề ra và đồng đều trên các lĩnh vực: "Tốc độ tăng trưởng tăng dần qua từng quý và cao hơn so với các năm 2012, 2013 thể hiện xu hướng phục hồi rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm (GDP) trong nước năm 2014 đạt 5,98% cao hơn tốc độ 5,42% của năm 2013 và 5,25% của năm 2012" [65]. Năm 2014, Chính phủ đã đạt được thành cơng trong việc ổn định kinh tế vĩ mơ; lạm phát được kiểm sốt ở mức thấp; tăng trưởng GDP phục hồi; lãi suất giảm về mức phù hợp hơn. Đối với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam, phải kể đếnnhững đóng góp tích cực của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước vào công cuộc phát triển kinh tế ở nước ta.

Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp đã đạt được, các tổng cơng ty và các tập đồn kinh tế nhà nước đã cho thấy cịn nhiều khiếm khuyết, bất cập, yếu kém trên nhiều khía cạnh trong đó có những mặt như Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX của Đảng đã nhận xét: "Quy mơ cịn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật sự tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; nhìn chung, trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh cịn thấp, nợ khơng có khả năng thanh tốn tăng lên, lao động thiếu việc làm và dơi dư cịn lớn" [68].

Có thể thấy, hoạt động của tổng cơng ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước chưa đem lại hiệu quả kinh tế, trong nhiều trường hợp còn thua lỗ dẫn đến phá sản: trường hợp của Tập đoàn kinh tế Vinashin với thất thốt hàng chục nghìn tỷ VND, Tổng công ty hàng hải Vinalines hoạt động thua lỗ cũng như khoản nợ lên tới 2,1 tỷ USD [69]. Những sai phạm tại Vinashin và Vinalines là lời cảnh báo, góp phần thúc đẩy Việt Nam tiến đến minh bạch và khẳng định được vị trí của mình trên bản đồ kinh tế thế giới.

Từ đó cho thấy việc định hướng, xác định chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết, trên cơ sở đó đề xuất mơ hình tổ chức, cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập là phải gia nhập thị trường trong khu vực và trên thế giới, phải áp dụng cùng thông lệ của thế giới. Trong thể chế kinh tế thị trường, xã hội dân sự là một trong ba trụ cột phát triển của nền kinh tế, xã hội của một quốc gia. Để hướng đến đổi mới cơ chế tăng trưởng gắn với bền vững và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có thể thấy sự cần thiết phải xem xét, nhìn nhận vai trị của các tổ chức xã hội dân sự trong đóng góp, kết nối khu vực doanh nghiệp tư nhân bù khuyết cho những lỗ hổng thị trường, nơi các doanh nghiệp quy mô lớn không thể với tới, từ đó hồn thiện thể chế kinh tế, đảm bảo tiêu chí phát triển bền vững trong chiến lược phát triển tổng thể nền kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ mới.

Trong những năm gần đây, vấn đề vai trò của các tổ chức xã hội dân sự được nhiều nước quan tâm chú ý. Ở Việt Nam, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, cùng với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ hoá đời sống xã hội, nhà nước Việt Nam đã từng bước chuyển từ chức năng quản lý tập trung quan liêu, bao cấp đối với lĩnh vực đời sống xã hội sang chức năng định hướng, bảo trợ, tạo lập môi trường pháp lý và các điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tổ chức cuộc sống theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện đó, nhiều tổ chức xã hội dân sự được thành lập nhằm giải quyết những vấn đề nội bộ của người dân và cộng đồng, góp phần phát triển xã hội.

Hiện nay, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam đã dần được mở rộng hơn. Nhà nước ngày càng cơng nhận sự đóng góp tích cực của các tổ chức xã hội dân sự đối với sự phát triển quốc gia. Cung cấp dịch vụ xã hội, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công với việc tập trung vào phát triển kinh tế - xã hội, xố đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng vẫn được coi là nhiệm vụ cốt lõi của nhiều tổ chức xã hội dân sự. Một số tổ chức xã hội dân sự đã thiết lập quan hệ với các đối tác chính phủ, tham gia giám sát, kiểm soát xã hội và đang từng bước tham gia nhiều hơn vào quá trình hoạch định, tư vấn và phản biện chính sách. Mỗi tổ chức xã hội dân sự, tuỳ theo tơn chỉ, mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện vai trị của mình trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường, nhằm mục đích phát triển xã hội.

3.2.1. Các tổ chức xã hội dân sự phối hợp sức mạnh sản xuất, kinh doanh; tăng

cường khả năng cạnh tranh; góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động

Bảo vệ người lao động là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản của Luật lao động Việt Nam. Đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới hình thành và phát triển, nền kinh tế bước đầu vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn nhiều khó khăn, do đó, thị trường lao động còn tồn tại những bức xúc của người lao động. Khi thực hiện quan hệ lao động, thực hiện các nghĩa vụ lao động của mình đối với người sử dụng lao động, người lao động đang phải đối mặt với tình trạng quan hệ lao động căng thẳng. Những bất cập trong q trình lao động có thể kể đến như: tình trạng nợ lương; tình trạng người lao động bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm; tình trạng bóc lột sức lao động, tăng áp lực cơng việc.... Trước những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, sự chênh lệch ngày càng lớn giữa cung và cầu lao động đang làm cho người lao động Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong q trình tìm kiếm việc làm, duy trì và phát triển quan hệ lao động tốt đẹp. Vì thế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quy định thành lập nên nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ở Việt Nam, với tư cách đại diện cho tập thể lao động, Cơng đồn là tổ chức của

người lao động, bảo vệ người lao động thông qua việc ký kết và giám sát quá trình thực hiện thoả ước từ hai bên.

Theo Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định: Cơng đồn Việt Nam là tổ chức chính

trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [66].

Cơng đồn là tổ chức chính trị - xã hội, là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cơng đồn xuất hiện khi công nhân biết ý thức về sức mạnh tập thể và biết chăm lo bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nhìn chung, cơng đồn Việt Nam có những vai trị chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, cơng đồn Việt Nam có vai trị quan trọng trong việc ký kết thoả

ước lao động tập thể. Thoả ước lao động tập thể là công cụ pháp lý mà cơng đồn sử dụng để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thông qua những nội dung quy định trong thoả ước lao động tập thể, người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp có cơ sở tơn trọng quyền lợi của nhau, khuyến khích và phát huy dân chủ trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng pháp lý bảo vệ người lao động.

Thứ hai, cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp thực hiện vai trò trong bảo

đảm tiền lương và thu nhập cho người lao động thông qua việc chủ động nghiên cứu đặc điểm sản xuất, quy trình cơng nghệ, tổ chức lao động để góp ý với Ban Giám đốc lựa chọn hình thức trả lương hợp lý.

Thứ ba, cơng đồn tham gia giải quyết việc làm và cải thiện đời sống vật chất,

tinh thần cho người lao động. Trong phạm vi chức năng của mình, cơng đồn thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật: việc tuyển dụng lao động, kiểm tra việc xây dựng những tiêu chuẩn tuyển

dụng, số lượng và chất lượng lao động cần tuyển dụng, quy trình thủ tục tuyển dụng... nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Thứ tư, với tư cách là đại diện tập thể người lao động, cơng đồn tham gia

đóng góp ý kiến xây dựng kỷ luật lao động và xử lý kỷ luật lao động.

Thứ năm, trong phạm vi chức năng của mình, cơng đồn kiểm tra việc chấp

hành pháp luật về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

Thứ sáu, cơng đồn có trách nhiệm tham gia giải quyết tranh chấp lao động và

đình cơng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Những thành tựu trong hoạt động của Cơng đồn Việt Nam đạt được là không thể phủ nhận, song thực tế vẫn cịn nhiều vấn đề bức xúc. Tình trạng việc làm của người lao động cịn gặp nhiều khó khăn, hiện vẫn cịn hàng nghìn lao động khơng có việc làm, 60% trong số đó khơng có chun mơn kỹ thuật; cường độ làm việc của người lao động cịn cao, điều kiện lao động ít được cải thiện, tai nạn lao động vẫn gia tăng. Đặc biệt là tiền lương, thu nhập của người lao động chưa tương xứng với cường độ và thời gian lao động, đời sống gặp vơ vàn khó khăn... Bên cạnh đó, vai trị, chức năng của tổ chức cơng đồn rất mờ nhạt trong các tranh chấp quyền lợi xảy ra giữa các chủ doanh nghiệp và công nhân lao động. Thực tế hiện nay có một số cán bộ cơng đồn chun trách nhận lương của cơng đồn nhà nước, một số cán bộ chuyên trách nhận lương từ doanh nghiệp. Do vậy, dù với trách nhiệm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nhưng tổ chức cơng đồn khó có thể đóng vai trị độc lập.

Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, lực lượng lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng nhanh. Đây là cơ hội tốt để cơng đồn phát triển lớn mạnh hơn trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Muốn thực hiện tốt vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động của cơng đồn, ngồi việc nhận sự hỗ trợ, đồng tình từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các cơng đồn cơ sở phải chủ động, tích cực tự vận động trong các doanh nghiệp để phát huy tối đa trách nhiệm của mình. Đồng thời, luật pháp cũng cần có những quy định rõ ràng về

vai trò và chức năng của tổ chức cơng đồn với tư cách là đại diện cho cả chủ sử dụng lao động và người lao động, góp phần thúc đẩy mối quan hệ tiến bộ hơn và hài hồ hơn giữa chủ doanh nghiệp và cơng nhân lao động trong thời đại cơng nghiệp hố, hiện đại hố ngày nay.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để phát triển kinh tế bền vững, đòi hỏi phải quan tâm bảo vệ các thành tố thị trường mà người tiêu dùng là nhân vật trung tâm. Nhu cầu, sở thích của họ chính là những động cơ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Sự thành bại của doanh nghiệp đều phụ thuộc chủ yếu vào việc người tiêu dùng có bỏ phiếu cho họ bằng hành vi mua bán sản phẩm của doanh nghiệp đó hay khơng. Nếu khơng được người tiêu dùng lựa chọn, hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ không lưu thông được và dẫn đến phá sản. Vì vậy, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng là hết sức cần thiết, nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước những vi phạm, lạm dụng của các doanh nghiệp. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thơng qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam. Theo Điều 5, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, các biện pháp thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng bao gồm các định hướng hành động cơ bản sau:

Một là, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Hai là, khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển cơng nghệ tiên tiến

để sản xuất hàng hố, cung ứng dịch vụ an tồn, bảo đảm chất lượng;

Ba là, triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 58 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)