Các tổ chức xã hộidân sự tích cực giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 72 - 78)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

3.2.3. Các tổ chức xã hộidân sự tích cực giải quyết các vấn đề mang tính tồn cầu

Bảo vệ môi trường

Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: "Mọi người có quyền được sống trong mơi

trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường" [66]. Điều 4, Luật Bảo vệ Môi

trường năm 2014 quy định: "Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi

cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân" [66]. Như vậy, mọi chủ thể trong xã hội

phải có nghĩa vụ bảo vệ mơi trường, trong đó có các tổ chức xã hội dân sự. Vấn đề bức xúc nhất trong q trình đổi mới nền kinh tế đó là xung đột giữa mơi trường và q trình cơng nghiệp hố. Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức xã hội dân sự phải thể hiện vai trò đấu tranh bảo vệ mơi trường. Chính các cộng đồng dân cư là những người đầu tiên và cảm thấy bức xúc nhất với những tác hại môi trường mà họ phải hứng chịu, trong khi các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận mà phớt lờ đi. Về phía nhà nước, vì lý do tăng trưởng và sợ tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế mà luật pháp nhà nước không thể can thiệp mạnh vào vấn đề mơi trường. Vì thế, các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò nổi bật trong việc giải quyết các xung đột mơi trường, hỗ trợ cho q trình phát triển bền vững.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, những vấn đề ô nhiễm môi trường do sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, mất cân bằng sinh thái... xuất phát từ quá trình tự do hoá thương mại ồ ạt và thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng. Ơ nhiễm mơi trường để lại những hệ luỵ nghiêm trọng: nghèo đói, bệnh tật, xung đột... Tổn thất do ô nhiễm môi trường của Việt Nam lên tới 5,5% GDP hàng năm tương đương 3,9 tỉ USD năm 2007 và 4,2 tỉ USD năm 2008 (WB, 2007). Mỗi

năm Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng vì ơ nhiễm mơi trường (Bộ TNMT, 2009); 54 % hộ gia đình có người bị bệnh ung thư phải chịu chi phí thảm hoạ (Đại học Y tế Công cộng, 2012). Theo báo cáo Chỉ số Cơng lý của UNDP năm 2012, chỉ có 30% khiếu kiện về ô nhiễm môi trường được giải quyết, 48% chưa giải quyết xong và 22% không được giải quyết và không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, cần phải có những nỗ lực quyết liệt hơn từ phía các cơ quan nhà nước, kết hợp sức mạnh từ phía các hiệp hội kinh tế để phát huy sức mạnh cộng đồng trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình tổ chức và tham gia vào lĩnh vực bảo vệ mơi trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều thể hiện vai trị dưới những hoạt động sau:

Thứ nhất, các tổ chức xã hội dân sự có vai trị phát hiện, tố giác vi phạm về

bảo vệ môi trường. Ở nước ta, nhiều tổ chức cộng đồng ở địa phương đã và đang làm tốt vai trò như vụ phát hiện vi phạm tại Công ty Tung - Kuang ở Hải Dương, Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hoá hay Vedan ở Đồng Nai... Được thành lập vào năm 2000, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) là một trong những tổ chức đầu tiên ở Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên vào bảo vệ môi trường. ENV thực hiện vai trò phát hiện, tố giác vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã qua mạng lưới các tình nguyện viên. Tổ chức này khuyến khích các tình nguyện viên thơng báo những vi phạm mới do tình cờ quan sát được hoặc phát hiện được từ các đợt khảo sát như: quảng cáo động vật hoang dã trái phép trên mạng; nuôi nhốt, tàng trữ và trưng bày trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã... Các tình nguyện viên có thể giới thiệu, khuyến khích bạn bè, người thân cùng tham gia phát hiện vi phạm pháp luật bảo vệ động vật hoang dã qua đường dây nóng miễn phí của ENV, giúp người dân tố cáo hành vi buôn bán động vật hoang dã một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ hai,các tổ chức xã hội dân sự đại diện cho người dân tham gia phản biện

tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường của một chính sách, dự án, chương trình, kế hoạch hay đề án về mơi trường. Các hội viên tham gia nghiên cứu, xem xét. đánh giá, tổng hợp và đề xuất những nội dung cần thiết đối với các chính sách về mơi trường. Có thể kể đến một số hoạt động phản biện xã hội về mơi trường điển hình mà Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã thực hiện đó là đóng góp ý kiến vào dự án Thuỷ điện Sơn La về cao trình tích nước của hồ. Quốc hội đã quyết định lựa chọn phương án chuyển mực nước hồ từ 265m xuống 215m theo kiến nghị của VUSTA. Phương án này tuy làm giảm bớt năng lực phát điện nhưng đảm bảo được an toàn về mặt an ninh quốc phòng cho quốc gia. VUSTA tham gia phản biện dự án thay nước hồ Tây, đề nghị cơ quan chức năng không thông qua phương án thay thế nước hồ tránh việc đầu tư tới 30 triệu USD vào Dự án này... Sau những ý kiến góp ý của VUSTA đối với một số đề án lớn của Chính phủ, Đảng và Chính phủ dường như đã nhìn nhận tích cực và đúng đắn hơn về vai trị của tri thức khoa học và cơng nghệ nói chung và hoạt động phản biện xã hội của VUSTA nói riêng. Thêm vào đó, người dân cũng đặt niềm tin lớn hơn vào giới tri thức khoa học và công nghệ trong việc giải toả những bức xúc của xã hội.

Thứ ba, các tổ chức xã hội dân sự tham gia kiểm tra, giám sát môi trường.

Các tổ chức xã hội dân sự xem xét, đánh giá năng lực và hiệu quả thực hiện công tác bảo vệ mơi trường của chính quyền các cấp, cá nhân tại địa phương trong cả nước. Từ đó, các tổ chức xã hội dân sự có những kiến nghị và triển khai biện pháp can thiệp kịp thời để tăng cường hiệu quả bảo vệ mơi trường. Ơ nhiễm mơi trường đến từ công ty Vedan, Miwon, tập đoàn Formosa... cần thiết đã cho thấy sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong giám sát và ngăn chặn sự huỷ hoại sinh thái trong phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Thứ tư,các tổ chức xã hội dân sự tham gia đào tạo, phổ biến, tuyên truyền,

nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân. Phải kể đến tổ chức Hành động vì mơi trường (AFEO), là tổ chức phi chính phủ của Việt Nam, được thành lập nhằm mục đích giáo dục, truyền thơng, nghiên cứu về môi trường và phát triển bền vững. Tổ chức AFEO được bảo trợ bởi Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt

Nam (VACNE). AFEO đã thực hiện được các nhiệm vụ như hỗ trợ điều phối các hoạt động của Câu lạc bộ Đạp xe vì mơi trường; xây dựng và phát triển website nhãn sinh thái http://nhansinhthai.com; thực hiện đề án "Truyền thông bảo vệ môi trường sông Tô Lịch" do Quỹ Châu Á tài trợ ở Hà Nội. Ngồi ra, AFEO cịn tổ chức nhiều hội thảo và các lớp tập huấn về môi trường, lồng ghép giáo dục môi trường trong trường học... Nhờ phát huy sức mạnh tập thể, nên tháng 9/2010 AFEO đã có đề án tham gia "Ngày sáng tạo" và đã nhận được giải thưởng của Ngân hàng thế giới về chủ đề "Biến đổi khí hậu" với dự án "Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thân thiện mơi trường trong giới trẻ". Ngồi ra, cịn có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) cũng tiến hành tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo cho người dân kỹ thuật canh tác trên đất dốc, tránh gây xói mịn đất, bảo vệ nguồn nước, chăn nuôi hợp vệ sinh, phù hợp với phong tục, tập quán của các dân tộc, bảo quản nông sản sau thu hoạch và phổ biến thông tin tiếp cận thị trường nông nghiệp. CPSE cũng thực hiện các bản tin phát thanh thường xuyên theo tháng trên Đài truyền thanh của huyện và UBND các xã thuộc khu vực dự án, mục đích truyền thơng mọi nơi, mọi lúc để người dân lắng nghe và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Chống đói nghèo

Ngân hàng Thế giới (WB) đã nhận định rõ về một thách thức của Việt Nam đó là việc giảm nghèo ngày càng trở nên khó khăn hơn. "Việc vươn tới người nghèo trở nên khó khăn do những yếu tố cách biệt, tài sản hạn chế, trình độ giáo dục và mức sức khoẻ thấp - và mức độ giảm nghèo phản ứng thấp hơn với tăng trưởng kinh tế" [48]. Tổ chức Nhi đồng (Save Children Fund, 2014) cũng cho rằng quá trình chuyển dịch từ một nước thu nhập thấp sang nước có thu nhập trung bình ở Việt Nam che đậy những bất bình đẳng xã hội với những người nghèo nhóm sắc tộc, và giữa các khu vực đô thị nông thôn, miền núi [63].

Theo báo cáo của WB 2012, giảm nghèo đói trong các nhóm dân tộc thiểu số đã trở thành một thách thức dai dẳng. Trước đó trong năm 1998, tỷ lệ nghèo trong nhóm này chỉ là 29% mà hiện nay có 47% người nghèo là ở trong nhóm dân tộc ít

người tuy họ chiếm ít hơn 15% dân số. Theo tiêu chí nghèo mới tính trong năm 2010, tỷ lệ người nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số là 66,3% so với 12,9% trong người Kinh. Báo cáo của WB 2016 cịn cho biết bộ mặt nơng thơn của nghèo đói: 90% người nghèo sống tại địa bàn nơng thơn, đây cũng chính là nơi cư trú của các đối tượng khó khăn khác, cụ thể có 82% đối tượng cận nghèo, 84% nhóm 40% dưới đáy. Đứng trước vấn đề này, Phần Lan - một nhà tài trợ truyền thống của Việt Nam đã nhận xét, trong một phần tư thế kỷ, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP ở mức là một trong những nước có tốc độ cao nhất thế giới, nhờ đó đã đưa hơn 35 triệu người thốt cảnh đói nghèo [64]. Triển vọng phát triển của Việt Nam về trung hạn khá lạc quan, với dự báo tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức 6% cho tới 2020, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này chậm lại vì những nguyên nhân cấu trúc và tác động của biến đổi khí hậu, ví dụ như hạn hán và xâm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Trung tâm giáo dục Sức khoẻ và Phát triển Cộng đồng Tương lai (Trung tâm Tương Lai) - một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với nhiệm vụ là cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em nghèo, thiệt thòi và dễ bị tổn thương bằng cách cung cấp các dịch vụ xã hội, xây dựng năng lực, và vận động chính sách thơng qua sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự khác. Trong những năm gần đây, Trung tâm đã hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngồi, phi chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp và chính quyền địa phương thực hiện thành công một số dự án hỗ trợ cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt về các mảng: giáo dục, đào tạo nghề, kỹ năng sống, quyền trẻ em và pháp lý. Bên cạnh đó, Trung tâm xây dựng được một mạng lưới gồm 40 tổ chức xã hội dân sự đang làm việc với trẻ em tại Việt Nam. Đây chính là một minh chứng cho hoạt động tích cực của các tổ chức xã hội dân sự trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo - một trong những vấn đề lớn để đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, có những tổ chức đã hoạt động trong thời gian dài và cả những tổ chức mới hình thành trong những năm gần đây đều phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn về nguồn ngân sách hoạt động, bộ máy nhân sự, có

những rào cản trong tương tác với chính quyền địa phương và chưa nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đối tượng và cộng đồng. Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự tồn tại khá riêng lẻ, chủ yếu để chia sẻ thông tin mà chưa phát huy được vai trị sức mạnh tập thể và hầu như chưa có dữ liệu đầy đủ, đồng nhất.

Mặc dù vậy, cũng phải thừa nhận rằng, gần đây những vận động xã hội về xu hướng giảm nghèo và chiến lược hoạt động của các nhà tài trợ, những thay đổi mở rộng hơn về thể chế của không gian xã hội dân sự cũng như những vận động về phương thức hoạt động của các hợp phần trong khu vực này đã mở ra những cơ hội mới cho các tổ chức xã hội dân sự lựa chọn. Đó là cơ hội lựa chọn vùng hoạt động, lồng ghép các chương trình quốc gia và cơ hội việc làm với những nhóm xã hội yếu thế, ví dụ nhóm người dân tộc thiểu số, người nghèo đô thị, người di cư nông thôn - đơ thị, nhóm dân cư chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Đây chính là cơ hội để các tổ chức xã hội dân sự thể hiện rõ vai trị của mình trong việc giải quyết vấn đề đói nghèo, tiếp cận những địa bàn mà các chương trình của Chính phủ khơng có khả năng với tới (các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất), tiến tới kéo gần khoảng cách giàu nghèo, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Bình đẳng giới

Những giá trị về giới đang là lĩnh vực ngày càng có nhiều ý kiến trái ngược nhau giữa giá trị truyền thống là phục tùng nam giới và người có quyền lực và các giá trị của chủ nghĩa xã hội về bình đẳng giới. Ở đây, cần phải thấy được các giá trị về giới của phụ nữ độc lập có kiến thức và năng động với tư cách là một phần của cộng đồng to lớn gồm cả phụ nữ và nam giới.

Ở Việt Nam, với vai trị tích cực của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ trong tác động tới pháp luật liên quan đến các vấn đề về giới đã khẳng định quyền lực cho phụ nữ trong thời đại ngày nay. Một trong những thành công gần đây là tỷ lệ tham gia của phụ nữ là đại biểu Quốc hội chiếm 26%, một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, nhận thức về giới của cả phụ nữ và nam giới được cải thiện ở cấp cộng đồng do

có sự đóng góp của một số tổ chức phi chính phủ Việt Nam và được các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức tài trợ hợp tác giúp đỡ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)