Các tổ chức xã hộidân sự tham gia cùng nhà nƣớc trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời dân trong nền kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 42 - 43)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

2.1. Các tổ chức xã hộidân sự tham gia cùng nhà nƣớc trong hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời dân trong nền kinh tế thị trƣờng

vệ quyền và lợi ích chính đáng cho ngƣời dân trong nền kinh tế thị trƣờng

2.1.1. Các tổ chức xã hội dân sự với tư cách là cơ sở xã hội của nhà nước

Trong tiến trình phát triển của mình, vấn đề xã hội dân sự luôn gắn với nhà nước. Vào khoảng thế kỷ XVII - XVIII, trước sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, yêu cầu mở rộng thị trường, đề cao các giá trị tự do, bình đẳng đã trở nên xung đột với xã hội chuyên chế phong kiến. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện nhiều trào lưu tiến bộ, với các đại biểu như J.J.Rousseau, J.Locke, C.L.Montequieu.... đã tạo ra những tiền đề tư tưởng cho sự ra đời nhà nước và xã hội dân sự. Các nhà tư tưởng T.Hobbes, J.Locke, J.J.Rousseau cho rằng, cộng đồng cần tập hợp với nhau theo một ý chí chung, tồn tại dưới hình thức một khế ước xã hội, và khi đó cá nhân sẽ chuyển nhượng một số quyền cho nhà nước và được bảo vệ bằng sức mạnh chung của cả cộng đồng. Khế ước xã hội chính là cơ sở hình thành nên những liên minh của những người tự do, ở đó quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Khế ước xã hội được coi là sự cam kết của người dân và nhà nước, trong đó nhà nước bảo đảm các quyền tự do, tài sản và tính mạng của họ. Đây chính là cơ sở để hình thành nên các bản hiến pháp tư sản, cơ sở tồn tại của nhà nước và xã hội dân sự.

Xã hội dân sự là cơ sở xã hội của nhà nước, đồng thời là môi trường xã hội để thực hiện dân chủ và tạo hậu thuẫn xã hội để nhà nước thực thi các nhiệm vụ của mình. Mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước được thể hiện rõ nhất qua hiến pháp. Hiến pháp tư sản là sự ghi nhận những thoả thuận, cam kết giữa công dân và nhà nước. Theo đó, trách nhiệm của nhà nước và cơng dân đối với nhau là như nhau, nhà nước ứng xử với cơng dân như thế nào thì cơng dân sẽ ứng xử với nhà nước như vậy. Đây chính là những ràng buộc mang tính chất pháp lý của xã hội dân sự đối với nhà nước.

Nhà nước phải dựa vào dân để tồn tại, nó tồn tại vì lợi ích của nhân dân. Mọi hoạt động của nhà nước đều phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, mà thực chất đây là những nguyên tắc do đời sống xã hội dân sự đặt ra. Nếu vi phạm những nguyên tắc này, nhà nước sẽ bị chính đời sống xã hội dân sự lật đổ, và lúc đó xã hội dân sự sẽ thiết lập nên một khế ước xã hội mới để lập nên một nhà nước khác. Mặt khác, dựa trên cơ sở thoả thuận bằng khế ước xã hội, nhà nước sẽ ban hành hiến pháp nhằm ghi nhận những thoả thuận giữa nhà nước và xã hội, trong đó có thừa nhận và cam kết thực hiện quyền công dân. Chỉ khi được nhà nước thừa nhận tư cách công dân qua hiến pháp và pháp luật, khi đó tư cách cơng dân của các cá nhân trong cộng đồng mới được xác lập và bảo vệ.

Theo quan điểm của triết học Marx, thực chất mối quan hệ giữa xã hội dân sự và nhà nước chính là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, hiểu rộng hơn là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chỉ rõ, nhà nước được hình thành và bị quy định bởi cơ sở hạ tầng, nghĩa là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. Theo K.Marx, xã hội dân sự không phải do nhà nước tạo lập mà nhà nước được tạo lập và quy định bởi xã hội dân sự [Dẫn theo 53, tr.237].

Như vậy, các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, các tổ chức xã hội dân sự là một trong những cơ sở ra đời của nhà nước (pháp quyền). Đến lượt mình, các tổ chức xã hội dân sự chỉ phát triển đúng nghĩa nếu nó được nhà nước thừa nhận bằng một hình thức pháp lý cụ thể. Đời sống xã hội càng phát triển, yêu cầu càng phải đẩy mạnh xây dựng, củng cố các tổ chức xã hội dân sự bởi đây chính là bộ mặt nhân văn tiêu biểu cho một chế độ xã hội nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)