Những hạn chế của các tổ chức xã hộidân sự khi tác động trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 78 - 87)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

3.3.1. Những hạn chế của các tổ chức xã hộidân sự khi tác động trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường

quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường

Nhìn chung, bên cạnh những tác động tích cực kể trên thì các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam được đánh giá là có cấu trúc rộng nhưng không sâu, người dân là thành viên của một tổ chức xã hội dân sự nào đó nhưng tính tự nguyện cịn thấp, tính độc lập chưa cao. Ngồi ra, năng lực và tính khách quan trong giám sát, phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của các cơ quan nhà nước chưa thực sự được phát huy hiệu quả.

Các tổ chức chính trị - xã hội: gồm 5 tổ chức quần chúng (cơng đồn, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh) với hơn 31 triệu hội viên và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với 29 tổ chức thành viên. Mặc dù với số lượng đông đảo thành viên, hội viên sẵn có, nhưng các tổ chức này hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn, chưa đáp ứng được sự phát triển xã hội của nước ta hiện nay. Các hội nhóm này đang có xu hướng chính trị hố, hình thành hệ thống tổ chức theo bốn cấp hành chính nhà nước; nội dung và hình thức hoạt động của đội ngũ cán bộ về cơ bản không khác với cơng chức hành chính nhà nước. Những người đứng đầu các tổ chức này còn thiếu kỹ năng vận động, thuyết phục quần chúng, hội viên và tác phong gương mẫu, sâu sát với hội viên. Trong việc thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chế tài và những quy định cụ thể để thực hiện chức năng này. Mối quan hệ điều hoà, phối hợp giữa các Hội thành viên còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, chưa có sự chỉ đạo và gắn kết chặt chẽ. Nội dung và phương thức hoạt động của một số hội cịn nghèo nàn, lúng túng; cơng tác điều hành, phối hợp thiếu tính năng động, sáng tạo, chưa bắt kịp với xu thế của thời đại. Đội ngũ cán bộ trong các tổ chức này chưa phát huy hết năng lực quản lý; nhiều cán bộ là những người lớn tuổi, đã về hưu, tuy có tâm

huyết, trình độ và trách nhiệm nhưng lại bị hạn chế về sức khoẻ, thiếu tính linh hoạt trong các hoạt động xã hội nên rất khó thu hút các cán bộ trẻ tham gia, nhất là ở những tổ chức ít có điều kiện thu nhập về kinh tế. Bên cạnh đó, do sợ va chạm, thiếu bản lĩnh và hiểu biết pháp luật nên có một số tổ chức khơng dám lên tiếng bảo vệ hội viên khi cần thiết. Hoạt động của nhiều tổ chức hiện chưa hấp dẫn với hội viên; đội ngũ cán bộ cịn thiếu kỹ năng hoạt động, có biểu hiện cơng chức hố, hành chính hố.

Các hiệp hội nghề nghiệp - xã hội trung ương và địa phương, nhìn chung, hoạt động chưa tồn diện, chưa tập hợp, huy động được đông đảo cán bộ trong và ngồi ngành có kinh nghiệm tham gia phản biện một số vấn đề lớn thuộc lĩnh vực mà hội hoạt động. Nhận thức của nhiều lãnh đạo và hội viên của các hội xã hội nghề nghiệp vẫn chưa nhất qn, phần lớn cịn có tư tưởng nhà nước hố tổ chức hội của mình, trơng chờ vào sự bao cấp của nhà nước.

Hoạt động của nhóm hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Năm 2013, VCCI đã tiến hành nghiên cứu về các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam; thực hiện đối với 78 hiệp hội doanh nghiệp cấp tỉnh, khu vực và quốc gia trên cả nước. Theo nghiên cứu, mặc dù số lượng hội viên các hiệp hội đã gia tăng nhanh chóng kể từ sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các hiệp hội vẫn còn là vấn đề lớn. Bên cạnh đó, nguồn thu chính của hầu hết các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam là từ hội phí mà các doanh nghiệp hội viên đóng góp, song tỷ lệ các hội viên đóng phí thường xun trung bình của các hiệp hội là 75% vào giai đoạn thành lập, giảm liên tục xuống mức 66% năm 2007 và tới tháng 6 năm 2012 chỉ cịn 54%. Các nhóm hoạt động hỗ trợ/dịch vụ chủ yếu mà các hiệp hội doanh nghiệp hiện đang cung cấp cho hội viên là xúc tiến thương mại, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm; đào tạo nhân lực; cung cấp thông tin; tư vấn đầu tư; tư vấn, phản biện chính sách, pháp luật, hỗ trợ các vấn đề pháp lý... Trong đó, hoạt động tư vấn chính sách, pháp luật và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong chức năng hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hội viên của các hiệp hội. Tuy nhiên, kết quả khảo sát lại cho thấy, đây là mảng hoạt động ít

thường xun nhất. Có tới 76% số hiệp hội khơng có bộ phận chun mơn về chính sách, pháp luật, trong khi việc duy trì liên kết với các tổ chức, đơn vị tư vấn pháp lý cịn khá lỏng lẻo... [70]. Nhìn chung, so với kỳ vọng về vai trò và hiệu quả của các hiệp hội doanh nghiệp trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập cũng như làm cầu nối giữa nhà nước với các doanh nghiệp thì những gì đạt được vẫn cịn hạn chế.

Các tổ chức phi chính chủ Việt Nam hoạt động với mục tiêu nhằm khắc phục và bù đắp cho những thất bại của thị trường và chính sách gây ra để tiến tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trong hoạt động cũng như quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ vẫn còn một số điểm bất cập và tồn tại chưa được giải quyết triệt để: Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, cho đến

nay, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài mới chủ yếu được quy định bởi những văn bản dưới luật, có thể thường xuyên thay đổi và sự thay đổi này đã khiến cho tổ chức bộ máy quản lý bị đảo lộn, công cụ pháp lý dễ bị mất hiệu quả, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động quản lý. Thứ hai, bộ máy quản lý và cơ chế

phối hợp thiếu ổn định và chưa đồng bộ. Tình trạng một số tổ chức hoạt động

khơng có giấy phép những vẫn được địa phương chấp nhận thể hiện sự yếu kém trong việc quán triệt và chấp hành các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ từ các bộ, ngành, địa phương. Thứ ba, quản lý viện trợ còn kẽ hở và chưa hiệu quả. Một số địa phương không thực hiện đúng quy định của

Chính phủ, đã ký những thoả thuận thực hiện những dự án cho phép các tổ chức phi chính phủ nước ngồi sử dụng phần lớn ngân sách cho cán bộ chuyên gia của họ và cho chi phí hành chính khiến cho vốn viện trợ khơng đến được với những vùng dân nghèo. Thứ tư, quản lý con người nặng về hành chính. Cơng tác quản lý chỉ đơn

thuần quản lý về mặt nhân sự, chưa gắn với quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ; chưa có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý hoạt động viện trợ với cơ quan tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngồi...

Ngồi ra, các hiệp hội nghiên cứu - phát triển khoa học, công nghệ, bảo tồn di sản văn hố truyền thống và mơi trường thiên nhiên; các tổ chức dân lập tự quản và

các tổ chức tín ngưỡng, tơn giáo cũng vấp phải những khó khăn, bất cập trong tổ chức và hoạt động tương tự như những tổ chức xã hội dân sự kể trên.

3.3.2. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự

trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường

Từ việc phân tích mặt tích cực và hạn chế trong vai trò của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, luận văn nêu lên một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò này trong kỳ đổi mới hiện nay như sau:

Thứ nhất, cần đổi mới mạnh mẽ mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Đối với Việt Nam hiện nay, việc đổi mới tổ chức và

hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề chủ yếu sau:

Một là, việc vận động thành lập tổ chức hội phải thực sự xuất phát từ nhu cầu, lợi

ích của cộng đồng, giới, nhóm đối tượng, ngành, lĩnh vực hoạt động...(đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp) hoặc nhu cầu xã hội (đối với các hội, quỹ nhân đạo, từ thiện). Đây phải thực sự là cuộc vận động thông tin, tun truyền về mục đích, tơn chỉ của tổ chức, thu hút sự quan tâm chú ý của nhóm đối tượng và của xã hội...

Hai là, các tổ chức xã hội dân sự phải xác định rõ giới hạn phạm vi đối tượng

tập hợp hội viên của mình, khơng vì thành tích tập hợp được số lượng hội viên đơng làm ảnh hưởng đến việc xác định và thực hiện tôn chỉ, mục đích của tổ chức. Các tổ chức xã hội dân sự tận dụng các nguồn lực xã hội theo các cơ chế hiện hành; thông qua hoạt động đề xuất với Đảng, nhà nước những cơ chế và chính sách mới hợp lý hơn, nhằm mang lại điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho hoạt động của tổ chức mình.

Ba là, cần phải khắc phục mọi biểu hiện hành chính hố trong tổ chức, hình thức

trong các hoạt động, khơng thực sự vì lợi ích hội viên, nhóm nghề nghiệp, cộng đồng xã hội mà tổ chức đại diện. Các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cơng đồn Việt Nam, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... được nhận hỗ trợ to lớn về kinh phí từ phía nhà nước. Đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các tổ chức chính trị - xã hội này được xếp vào

ngạch công chức nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do chịu sự chi phối quá lớn từ phía nhà nước, dẫn đến việc các tổ chức này có xu hướng hành chính hố, chính trị hố, hoạt động một cách thụ động. Xét về bản chất, các tổ chức này vẫn nằm trong khu vực xã hội dân sự, thế nhưng trên thực tế, họ lại tồn tại với tư cách là các công chức của nhà nước. Do vậy, nếu xem các tổ chức này là các tổ chức xã hội dân sự, thì các tổ chức đó phải hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải về tài chính, góp phần giảm gánh nặng về chi phí cơng cho nhà nước.

Để góp phần giải quyết khó khăn về kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, cần xác định rõ các nguồn hình thành kinh phí hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự bao gồm: phí gia nhập và hội phí do hội viên đóng góp; các khoản thu từ hoạt động của tổ chức; kinh phí hỗ trợ của nhà nước từ việc thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao; các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân; không quá dựa dẫm vào nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước. Việc sử dụng kinh phí được chủ động theo ngun tắc cơng khai, minh bạch, bảo đảm hiệu quả, chịu sự giám sát của hội viên và kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giữ đúng tơn chỉ, mục đích của tổ chức trong việc tham gia cung ứng dịch vụ công, phục vụ cộng đồng, không được chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, núp dưới danh nghĩa tổ chức xã hội dân sự để kinh doanh kiếm lời.

Thứ hai, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội dân sự.

Hệ thống thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội dân sự phải được xây dựng theo hướng kết hợp phát huy vai trò tự quản của các tổ chức - quản lý nội bộ với quản lý của nhà nước nhằm bảo đảm tính chất "phi nhà nước" và tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với các tổ chức xã hội dân sự. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng, nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của tồn thể nhân dân. Do đó, dù mỗi tổ chức xã hội dân sự đều có điều lệ riêng của mình đã được hội viên đồng thuận, nhưng bất kỳ tổ chức tổ chức xã hội dân sự nào cũng phải hoạt động trong khuôn khổ

pháp luật của nhà nước; điều lệ của các tổ chức xã hội dân sự chính thức thường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, thể chế quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội dân sự phải phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển; bảo đảm hài hồ giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng xã hội. Thể chế quản lý các tổ chức xã hội dân sự phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, truyền thống văn hoá và điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự của nước ta; giúp các tổ chức đều phát triển lành mạnh, đúng hướng, tạo nên sự đồng thuận, ổn định trong toàn xã hội.

Thứ ba, cần khẩn trương nghiên cứu ban hành Luật về Hội để có cơ sở pháp lý cao về quản lý nhà nước đối với hội và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hộidân sự hoạt động.

Nhà nước cần ban hành Luật về Hội quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội dân sự và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động đúng hướng, có hiệu quả. Quản lý các hội đồn khơng chính thức và các tổ chức phi chính phủ nước ngồi đang hoạt động ở nước ta để bảo đảm các tổ chức này hoạt động đúng pháp luật của Việt Nam. Đồng thời, cần phải thể chế hoá quyền và cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, nhất là cơ chế giám sát, phản biện xã hội; cung ứng dịch vụ công; phát triển cộng đồng. Nhà nước cần tạo điều kiện cung cấp đầy đủ thơng tin và có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cải cách nền hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước giao phó hoặc uỷ thác theo phương thức cơng khai, minh bạch, bình đẳng; xố bỏ cơ chế xin - cho, nhất là trong cơ chế cấp phát kinh phí hoạt động. Có như vậy, các tổ chức xã hội dân sự mới có thể phát huy tối đa vai trị của mình trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiểu kết chƣơng 3:

Chương 3 của luận văn đã tập trung phân tích tồn bộ sự tác động của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam trong mối quan hệ với nhà nước và kinh tế thị trường, từ giai đoạn đầu đổi mới đến nay. Luận văn đã khẳng định một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các tổ chức xã hội dân sự phối hợp sức mạnh sản xuất, kinh doanh;

tăng cường khả năng cạnh tranh; xây dựng vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)