Các tổ chức xã hộidân sự đồng thuận với nhà nước, thực hiện dân chủ hoá, đấu tranh bảo vệ lợi ích của các thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 43 - 45)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

2.1.2. Các tổ chức xã hộidân sự đồng thuận với nhà nước, thực hiện dân chủ hoá, đấu tranh bảo vệ lợi ích của các thành viên

hố, đấu tranh bảo vệ lợi ích của các thành viên

Sự hợp tác, đồng thuận chính là đặc trưng cơ bản của mối quan hệ tương hỗ giữa các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước. Điều này xuất phát từ sự thống nhất mục đích là nâng cao tính tích cực xã hội của cơng dân, bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mọi công dân. Sự đồng thuận giữa các tổ chức xã hội dân sự và nhà nước

thể hiện cụ thể ở những khía cạnh như: sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan nhà nước, sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật, sự hợp tác trong hoạt động thực thi pháp luật,... Các tổ chức xã hội dân sự hậu thuẫn nhà nước trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên để họ sống và làm theo pháp luật, thực hiện dân chủ rộng rãi. Những nỗ lực giải quyết xung đột xã hội và thiếu hụt dân chủ đều nhấn mạnh vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Các tổ chức này giải quyết nhiều vấn đề bằng cách thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động cụ thể, qua đó hình thành nên thói quen dân chủ. Những giá trị và mối quan tâm chung của người dân là cơ sở của những thoả thuận, đồng thuận xã hội. Vượt qua những rào cản chủng tộc và lợi ích, xã hội dân sự hướng tới sự đồng thuận xã hội, đồng thuận với nhà nước trong quá trình thực hiện dân chủ, trước hết là dân chủ trong kinh tế. Phát triển kinh tế và dân chủ quan hệ mật thiết với nhau, làm tiền đề và điều kiện cho nhau.

Các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò là cầu nối giữa người dân và nhà nước. Một số tổ chức xã hội dân sự đại diện cho người nghèo, những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, giúp họ nói lên tiếng nói của mình. Vai trị vận động xã hội của các tổ chức xã hội dân sự thể hiện rõ nhất ở việc lên tiếng bảo vệ quyền con người cơ bản, các lợi ích và quan tâm kinh tế, chính trị xã hội, mơi trường của cộng đồng. Các tổ chức xã hội dân sự cho phép những nhóm bất lợi nêu lên các vấn đề quan tâm và thúc đẩy hỗ trợ cải thiện tình trạng của họ. Các tổ chức xã hội dân sự góp phần tạo nền móng cho việc thực thi dân chủ. Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự đã giúp cho người dân nâng cao trình độ, có kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trị cơng dân của mình. Đồng thời, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự cịn nhằm đến mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên trong tổ chức. Khi có những hành vi xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức hay những người lao động khác thì các tổ chức xã hội dân sự có thể tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối các hành vi đó, đồng thời lêntiếng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thầm quyền bảo vệ, khơi phục lại những lợi ích mà các thành viên trong tổ chức hay người lao động bị xâm hại.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục đích đấu tranh bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các thành viên, đòi hỏi các tổ chức xã hội dân sự phải được tổ chức độc lập, nội bộ dân chủ, tồn tại không dựa vào nguồn hỗ trợ của chính phủ hoặc doanh nghiệp tư nhân. Chỉ khi tự chủ hoàn tồn kinh phí thì các tổ chức xã hội dân sự mới có thể thực hiện được mục tiêu, tôn chỉ đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)