Một số vấn đề lý luận về xã hộidân sự và tổ chức xã hộidân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 27 - 42)

- Độc quyền nhóm mua: Thị trường trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

1.2. Một số vấn đề lý luận về xã hộidân sự và tổ chức xã hộidân sự

1.2.1. Bối cảnh ra đời xã hội dân sự

Vào khoảng thế kỷ XV-XVI, sự phát triển của lực lượng sản xuất với nền sản xuất hàng hoá của một số nước phong kiến Tây Âu đã làm cho chủ nghĩa phong kiến bước vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Tại các nước này, hàng loạt công trường thủ công và nhiều thành thị đã xuất hiện. Đây là các trung tâm thương mại lớn. Tầng lớp thị dân ngày càng trở nên đông đúc, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ xuất hiện ngày càng nhiều, giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Đây chính là những nhân tố dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến.

Dựa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất phong kiến tỏ rõ sự lỗi thời và bất lực trong quản lý nền kinh tế, trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là sự ra đời của lực lượng xã hội mới: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản sau khi chiếm vị trí chủ đạo trong kinh tế đã nhanh chóng giành quyền lực trong lĩnh vực chính trị nhằm thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới, tiến bộ, vượt qua sự khủng hoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển.

Nhiệm vụ trên yêu cầu giai cấp tư sản thực hiện sứ mạng cao cả là phải tiến hành cách mạng xã hội, thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ bằng hình thái kinh tế - xã hội mới, thiết lập hệ thống quan hệ sản xuất mới, tạo đà cho lực lượng sản xuất

phát triển. Qua cuộc cách mạng tư sản, quyền lực chính trị chuyển từ tay giai cấp thống trị cũ sang giai cấp thống trị mới, tức là chuyển từ tay giai cấp địa chủ, phong kiến sang tay giai cấp tư sản. Nhà nước tư sản ra đời là kết quả của cuộc cách mạng tư sản. Với sự ra đời của nhà nước tư sản, các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp quý tộc phong kiến đã bị loại bỏ, giai cấp tư sản tuyên bố các quyền bình đẳng, tự do, bác ái, nhân quyền... Nhà nước tư sản mới tiến bộ hơn rất nhiều so với nhà nước phong kiến trước đó mà nó đã thủ tiêu. Thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của nhà nước tư sản đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ và tiến bộ, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nhân loại. Mặc dù vậy, nhà nước tư sản vẫn không vượt khỏi bản chất nhà nước bóc lột, nhà nước tư sản xét về bản chất nó vẫn là nhà nước bóc lột.

Bản chất của nhà nước tư sản do chính những điều kiện nội tại của xã hội tư sản quyết định, đó chính là cơ sở kinh tế, cơ sở xã hội và cơ sở tư tưởng. Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất (chủ yếu dưới dạng nhà máy, hầm mỏ, đồn điền...) được thực hiện thơng qua hình thức bóc lột giá trị thặng dư. Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là một kết cấu xã hội phức tạp trong đó có hai giai cấp cơ bản, cùng tồn tại song song có lợi ích đối kháng với nhau là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Trong hai giai cấp này, giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, mặc dù chỉ chiếm thiểu số trong xã hội nhưng lại là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội. Giai cấp vô sản là bộ phận đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong xã hội. Về phương diện pháp lý họ được tự do, nhưng vì khơng có tư liệu sản xuất nên họ chỉ là người bán sức lao động cho giai cấp tư sản, là những người làm thuê cho giai cấp tư sản. Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản cịn có nhiều tầng lớp xã hội khác như: nông dân, tiểu tư sản, trí thức... Về mặt tư tưởng, giai cấp tư sản luôn tuyên truyền về tư tưởng dân chủ - đa nguyên, nhưng trên thực tế ln tìm mọi cách đảm bảo địa vị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn cản mọi sự phát triển và tuyên truyền tư tưởng cách mạng, tiến bộ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Tuy nhiên, trong nhà nước tư sản, mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân đã có sự thay đổi rất căn bản. Vai trị của cá nhân trong nhiều mối quan hệ được pháp luật tư bản ghi nhận. Quyền con người được thừa nhận đầu tiên trong pháp luật tư sản. Đó là những quyền tạo hoá bất khả xâm phạm. Trong bối cảnh đó, xã hội dân sự ra đời đánh dấu bước phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa - nền kinh tế có vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội, lợi ích cá nhân đóng vai trị động lực cho sự phát triển này. Xã hội dân sự nếu chỉ được hiểu là một tập hợp của các cá nhân độc lập liên kết với nhau chỉ bởi các lợi ích cá nhân của riêng mình thơi thì chưa đủ. Như Hegel đã chỉ rõ, xã hội dân sự cần thiết phải có một tính thống nhất cụ thể do nhà nước đem lại. Hegel coi xã hội dân sự như một mắt xích trong cấu trúc hữu cơ của đời sống đạo đức (ethical life). Đời sống đạo đức bao gồm ba yếu tố là gia đình, xã hội dân sự và nhà nước. Đây cũng là ba giai đoạn thiết yếu trong sự phát triển của tự do. Hegel đã coi xã hội dân sự hay xã hội tư sản chỉ là một giai đoạn phát triển của tự do, là nơi đề cao quyền của chủ thể hay tự do cá nhân, là nơi con người có quyền theo đuổi lợi ích cá nhân của mình, được tự do trao đổi hàng hố thơng qua cơ chế thị trường. Tuy nhiên, theo Hegel, những tự do này mang tính trừu tượng và hình thức bởi nó chứa đựng những mục đích cá nhân, mà phần lớn những mục đích này vẫn bị chi phối bởi những nhu cầu và ham muốn mang tính tự nhiên của con người như một sinh vật. Tự do đích thực là tự do bao gồm cả năng lực giúp con người thoát khỏi những ham muốn bản năng và hành động theo nguyên lý lý tính. Mặc dù tự do đích thực như vậy chỉ tồn tại trong đời sống đạo đức trong giai đoạn nhà nước nhưng xã hội dân sự là một phần quan trọng, đóng vai trị giáo dục và định hướng con người đến giai đoạn tiếp theo của đời sống đạo đức, giai đoạn nhà nước.

1.2.2. Khái niệm xã hội dân sự

Quan niệm về xã hội dân sự trong lịch sử triết học

Thứ nhất, về vấn đề khái niệm xã hội dân sự, Aristotle (384 - 322 TCN) - nhà

triết học Hy Lạp cổ đại là người đặt nền móng quan trọng cho sự hình thành khái niệm này. Trong hệ thống triết học của mình, mặc dù ơng không đưa ra một khái

niệm hoàn chỉnh về xã hội dân sự nhưng cũng có thể thấy rõ những tư tưởng quan trọng cho sự hình thành khái niệm này được đề cập đến trong khái niệm polis (thành bang), hay khái niệm "cộng đồng chính trị". Theo quan niệm của Aristotle, "cộng đồng chính trị" hay "thành bang" có nhiệm vụ điều hành các hoạt động chính trị mang tính dân chủ của các cơng dân tự do trong cộng đồng vì mục đích phát triển chung của cá nhân và cộng đồng. Chính việc cùng sống và điều hành cộng đồng đã kết nối các thành viên với nhau vì mục đích phát triển chung. Trong quan niệm của Aristotle về polis, các khái niệm "nhà nước" và "xã hội" gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu chúng ta hiểu xã hội dân sự như là một khu vực tách biệt khỏi nhà nước thì hiển nhiên khái niệm đó khơng tồn tại trong quan niệm của Aristotle về polis. Quan niệm về polis chính là tiền đề quan trọng cho sự hình thành khái niệm xã hội dân sự của phương Tây sau này. Ông đi đến khẳng định, bản chất của một cộng đồng chính trị là xã hội dân sự. Theo ông, trong xã hội dân sự, các thành viên tham gia tự nguyện, khơng có sự cưỡng bức, hành động vì mục đích chung. Như vậy, ở đây, sự phát triển của cá nhân luôn gắn với sự phát triển của cộng đồng, khơng có sự khác biệt lớn giữa cái "tư" với cái "chung". Trong tư tưởng của Aristotle, khơng hề có sự đối lập giữa "chính trị" (nhà nước) với "xã hội dân sự" [10, tr.15].

Montessquieu (1689 - 1755) - nhà triết học Khai sáng Pháp cũng đề cập đến những khía cạnh liên quan đến khái niệm xã hội dân sự trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ơng chỉ sử dụng từ "xã hội dân sự" duy nhất một lần trong tác phẩm Bàn

về tinh thần pháp luật, trong đó tính từ "dân sự" lại được liên kết với rất nhiều từ

ngữ khác: luật dân sự, chính quyền dân sự, tự do dân sự, nô lệ dân sự, quan lại dân sự, những bất đồng dân sự, viên chức dân sự, tổ chức tư pháp dân sự, nhà nước dân sự, trạng thái dân sự,... [Dẫn theo 10, tr.46]. Trong quan niệm của Montessquieu, khơng có sự phân biệt giữa hai phạm trù "xã hội dân sự" và "đời sống dân sự". Đây đều là những khái niệm bao hàm trong đó các hoạt động liên quan đến công dân và các quan hệ giữa các cơng dân trong xã hội như chính trị, luật pháp, kinh tế, giáo dục, đạo đức, dân chủ... Bên cạnh đó, ơng đã có sự phân biệt rõ ràng phạm vi của

các quan hệ dân sự với các lĩnh vực tơn giáo, qn sự và hình sự. Như vậy, rõ ràng quan điểm của Montessquieu khác với quan điểm hiện đại về xã hội dân sự.

Khái niệm xã hội dân sự được xác định rõ ràng trong quan điểm của Hegel (1770 - 1831) - nhà triết học người Đức. Hegel đã xác định khái niệm xã hội dân sự như là sự tổng hợp những điều kiện vật chất của đời sống xã hội, là hệ thống những nhu cầu dựa trên chế độ tư hữu, những quan hệ tài sản, pháp luật và đẳng cấp... Xã hội dân sự là lĩnh vực những điều kiện sinh hoạt vật chất, là sản phẩm có tính chất tự nhiên, trong đó các cá nhân ràng buộc với nhau thơng qua những lợi ích vật chất ích kỷ [6, tr.90]. Đặc biệt, Hegel nhận thấy rằng, xã hội dân sự xuất hiện ở trong thời đại chủ nghĩa tư bản, ở những quốc gia tư sản. Xã hội dân sự trong quan niệm của ơng chính là xã hội tư sản. Quan điểm này của Hegel đã được K.Marx kế thừa và phát triển sau này.

Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), K.Marx cho rằng, thuật ngữ "xã hội dân sự" xuất hiện trong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng (Gemeinwesen) cổ đại và trung cổ. Xã hội tư sản (Burgerliche Gesellschaft) với tính cách là xã hội tư sản chỉ phát triển cùng với giai cấp tư sản; tuy nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra từ sản xuất và giao tiếp và trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nước và của kiến trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn ln ln được gọi bằng danh từ đó" (xã hội dân sự - TG) [Dẫn theo 10, tr.108]. Theo ơng, xã hội dân sự chân chính ra đời và phát triển cùng với xã hội tư sản. Do vậy, khi bàn về xã hội dân sự, K.Marx chủ yếu nói đến xã hội tư sản với tư cách là hình thái xã hội dân sự điển hình nhất trong thời kỳ mà ơng sinh sống. Trong quan niệm của K.Marx, xã hội dân sự thuộc về lĩnh vực kinh tế, nó chính là cơ sở hạ tầng, thuộc về tồn tại xã hội. Xã hội dân sự ra đời và phát triển cùng với xã hội tư sản, vì thế, nó cũng gắn liền với kinh tế thị trường. Như vậy, chúng ta có thể thấy, quan điểm của K.Marx và quan điểm hiện đại về khái niệm xã hội dân sự có những nét tương đồng với nhau. Mặc dù trong quan niệm của ông, xã hội dân sự được đề cập đến chủ yếu ở phương diện hoạt động kinh tế, nhưng xét đến cùng, mục đích của học thuyết Marx là giải phóng con người, mang lại tự do, dân chủ, bình đẳng

cho con người. Điều này hồn tồn khơng khác với những quan điểm hiện đại về xã hội dân sự. K.Marx quan niệm xã hội dân sự là một hiện tượng lịch sử và nó sẽ khơng thể tiếp tục tồn tại một khi giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản. Sự tiêu vong của xã hội dân sự mà K.Marx nói đến ở đây cần được hiểu như là sự tiêu vong của hình thái xã hội dân sự tư bản chủ nghĩa, gắn với sự tiêu vong của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, chứ không phải là sự tiêu vong của các nghiệp đoàn, các tổ chức, các hiệp hội,... Theo K.Marx, xã hội chủ nghĩa hay xã hội cộng sản chủ nghĩa là nơi mà xã hội dân sự đạt đến đỉnh cao của nó [10, tr.119].

Thứ hai, khi bàn về vấn đề cơ sở hình thành xã hội dân sự, Thomas Hobbes

(1588 - 1679) và John Locke (1632 - 1704) - hai nhà triết học người Anh đã bắt đầu từ việc nghiên cứu trạng thái tự nhiên. Trong học thuyết của mình, Thomas Hobbes đã sử dụng thuật ngữ "trạng thái tự nhiên" để chỉ trạng thái của đời sống con người trước khi có sự hình thành xã hội và chính quyền. Thomas Hobbes cho rằng, trong trạng thái tự nhiên, bản tính con người là cá nhân chủ nghĩa dẫn đến trạng thái chiến tranh chống lại chính mình [10, tr.25]. Theo ông, nếu cứ tiếp tục sống trong trạng thái tự nhiên, sống trong trạng thái chiến tranh thì con người sẽ khơng thể tồn tại lâu dài. Vì thế, muốn hồ bình, con người buộc phải từ bỏ hoặc chuyển giao một số quyền tự nhiên của mình cho nhà nước, tạo thành một khế ước xã hội và kết quả là hình thành xã hội dân sự. Như vậy, Thomas Hobbes cho rằng, xã hội dân sự chính là nơi con người đánh đổi tự do tuyệt đối để nhận lấy sự an tồn cho chính mình. Nói cách khác, ơng xem việc gia nhập vào xã hội dân sự là điều hiển nhiên, người ta phải chấp nhận nếu không muốn chiến tranh như trong trạng thái tự nhiên. Ngược lại, John Locke cho rằng, trạng thái tự nhiên là tốt đẹp, vì thế, muốn bảo vệ nó địi hỏi con người phải tiến hành ký kết một khế ước xã hội để thành lập ra nhà nước. Khế ước xã hội được coi là một phương tiện để con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên, bước sang xã hội chính trị và xã hội dân sự. Xã hội dân sự trong quan niệm của John Locke là điều tốt, là nơi bảo vệ cho sự an tồn tính mạng và sở hữu của các cá nhân trong cộng đồng.

Những quan điểm về khế ước xã hội và xã hội dân sự của John Locke đã được J.J.Rousseau (1712 - 1778) - nhà triết học Khai sáng Pháp kế thừa và phát triển sau này. Theo đó, J.J.Rousseau cho rằng, bước chuyển của lồi người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự là tất yếu [10, tr.62]. Ông viết, "sự chuyển biến từ trạng thái tự nhiên qua trạng thái dân sự mang lại một thay đổi rất lớn lao nơi con người; trong hành xử, công lý thay cho bản năng đã đem đến cho con người giá trị đạo đức chưa từng có. Chỉ lúc ấy, khi tiếng nói của bổn phận thay thế cho các thơi thúc vật chất và lịng ham muốn, thì con người - cho đến bấy giờ hãy còn nghĩ đến bản thân - mới nhận ra mình bị buộc hành động theo những nguyên tắc khác và phải lắng nghe lý trí trước khi làm theo sở thích của mình" [45, tr.51]. Theo ơng, sự hình thành khế ước xã hội và xã hội dân sự đã đánh dấu một bước phát triển cao hơn của xã hội loài người.

Immanuel Kant (1724 - 1804) - triết gia cổ điển Đức đã kế thừa quan niệm của các nhà Khai sáng, đặc biệt là J.J.Rousseau về sự hình thành xã hội dân sự dựa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các tổ chức xã hội dân sự trong mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thị trường (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)