Đơn sáng chế từ các đơn vị Việt Nam và nước ngoài 2009–2019

Một phần của tài liệu 3-Bao-cao_637715427662916846 (Trang 25 - 26)

Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam20

Mặt khác, số lượng bằng sáng chế được cấp ở Việt Nam vẫn còn tương đối thấp, đặc biệt là các bằng sáng chế do các đơn vị trong nước đăng ký. Lý do có ít bằng sáng chế trong nước khơng nhất thiết là do có ít hoạt động sáng chế. Thay vào đó, một số lượng lớn các cơng nghệ hữu ích khơng đủ điều kiện cấp bằng sáng chế chủ yếu do các yêu cầu nghiêm ngặt về khả năng cấp bằng: Tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.21 Tương tự như các nước đang phát triển khác, hầu hết các đơn

đăng ký sáng chế ở Việt Nam chủ yếu do người nước ngồi nộp (Hình 7). Bằng sáng chế của người nước ngoài đăng ký chủ yếu nhằm bảo vệ sáng chế của họ không bị bắt chước và sản xuất tại Việt Nam. Sự cải thiện về số lượng sáng chế được cấp phản ánh sự cải thiện năng lực đổi mới và hấp thụ công nghệ tại Việt Nam, hơn nữa, cũng có mối tương quan cao giữa số công nghệ được cấp phép và số đơn đăng ký của nước ngồi với q trình chuyển giao cơng nghệ.

Có thể thấy từ Hình 8, cho dù cịn hạn chế nhưng tình hình chuyển giao quyền sở hữu cơng nghiệp vẫn phát triển xét về số lượng các hợp đồng chuyển nhượng tại Việt Nam trong 10 năm qua. Ví dụ, các hoạt động chuyển giao công nghệ trong các trường đại học của Việt Nam gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được ký kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và trên thế giới như Tập đoàn Vin , Tập đoàn FPT, Tập đoạn SUN MicroSystems, Doanh nghiệp Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đơng, v.v.

Một phần của tài liệu 3-Bao-cao_637715427662916846 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)