Các thách thức trong hấp thụ và đổi mới công nghệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 3-Bao-cao_637715427662916846 (Trang 40 - 43)

2 Hiện trạng về đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ tại Việt Nam

2.4 Các thách thức trong hấp thụ và đổi mới công nghệ tại Việt Nam

HẤP THỤ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM

Các doanh nghiệp với năng lực công nghệ khác nhau sẽ triển khai các hoạt động khác nhau cũng như phải đối mặt với các loại rào cản khác nhau khi tiến hành đổi mới công nghệ. Chẳng hạn như việc thiếu bí quyết tích lũy khơng phải là rào cản mà doanh nghiệp khó vượt qua trong giai đoạn sơ khai. Tuy nhiên, việc thiếu bí quyết know-how có thể là rào cản mang tính quyết định đối với doanh nghiệp trong giai đoạn đổi mới hoặc sáng tạo công nghệ sau này. Một số trở ngại trong đổi mới công nghệ

của các doanh nghiệp Việt Nam.

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Là rào cản phổ biến của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp trở ngại này. Trong một cuộc khảo sát thực hiện năm 2020 với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại mười tỉnh của Việt Nam cho thấy tài chính là hạn chế lớn nhất đối với rất nhiều doanh nghiệp được khảo sát. Hầu hết ngân hàng thương mại đều dè dặt khi đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa do các doanh nghiệp này phải đối mặt với nhiều trở lực trên thị trường, đó là sự hạn chế của nhu cầu trong nước, thiếu năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp thương mại hàng nhập khẩu. Rõ ràng là tỷ lệ doanh nghiệp tiếp cận được tín dụng ở Việt Nam thấp. Trong khi đó, các kênh khác như trái phiếu hay thị trường chứng khốn cịn kém phát triển ở Việt Nam, điều này làm giảm đáng kể khả năng tiếp cận các kênh tài chính chính thức. Những hạn chế về nguồn tài chính rất trở ngại đối với các DNVVN, đặc biệt là khi họ đang tìm kiếm hỗ trợ tài chính phục vụ đổi mới cơng nghệ.

THIẾU KỸ NĂNG

Các doanh nghiệp Việt Nam đều mắc phải tình trạng thiết hụt kỹ năng ở tất cả các lĩnh vực từ quản lý đến vận hành hay các kỹ năng kỹ thuật. Năng lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt kém hơn so với các doanh nghiệp của các nền kinh tế khác.38 Một nghiên cứu riêng phân tích trong lĩnh vực xây dựng cho thấy việc thiếu các chuyên gia quản lý giá trị và kiến thức về quản lý chuỗi giá trị là hai thách thức quan trọng nhất ngăn cản các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện thực hóa cơng tác quản lý giá trị.39

THIẾU BÍ QUYẾT TÍCH LŨY

Bí quyết hay kiến thức thực tế rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn cao hơn về cải tiến công nghệ hay sáng tạo công nghệ. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là các doanh nghiệp trẻ với các nguồn lực hạn chế, do đó khó tiếp cận các bí quyết cơng nghệ.

SỰ BẤT ỔN TRONG KINH TẾ

Nhiều doanh nghiệp coi sự bất ổn và thiếu nguồn cầu là những khó khăn hàng đầu ngăn cản đổi mới công nghệ, theo kết quả khảo sát của WB.40 Thị trường và các xu thế cạnh tranh là động lực chính để nâng cấp công nghệ. Nếu các doanh nghiệp tự tin vào triển vọng của thị trường, họ có nhiều khả năng sẽ nâng cấp cơng nghệ của mình hoặc tăng cường đầu tư nâng cao năng lực công nghệ để phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, những bất ổn trên thị trường sẽ khơng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nâng cấp công nghệ.

CẠNH TRANH GAY GẮT TỪ CÁC DOANH NGHIỆP FDI

Tại Việt Nam, việc có một số lượng lớn các doanh nghiệp FDI có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa. Mức độ cạnh tranh q cao sẽ khơng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nâng cấp cơng nghệ vì một số lý do: (i) khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI là rất khó do họ ln đổi mới công nghệ nhanh hơn; và (ii) bất lợi trong việc tiếp cận các cơng nghệ thích hợp vì các doanh nghiệp FDI rõ ràng sẽ có lợi thế hơn về thông tin, năng lực công nghệ và nguồn lực tài chính. Trước tình hình này, các doanh nghiệp trong nước có thể khơng có động lực đổi mới cơng nghệ để cạnh tranh trong các phân khúc chính của thị trường. Các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể cạnh tranh trong các phân khúc nhỏ lẻ, những phân khúc có thể khơng đủ lớn hoặc khơng đủ lợi nhuận để đầu tư nâng cấp công nghệ.

MỐI LIÊN KẾT HẠN CHẾ GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP

Ngoài ra, mối liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thông qua chuỗi cung ứng hoặc kinh nghiệm của người quản lý trong các doanh nghiệp đa quốc gia là khá nhỏ, ở mức 10–17%.41 Thông tin không đồng bộ là một yếu tố khác gây ra trở ngại cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam với doanh nghiệp FDI. Khơng có các kênh chính thức nào về các hoạt động đấu thầu của các doanh nghiệp FDI, do đó rất khó để các doanh nghiệp nội địa tìm thấy cơ hội liên kết với các doanh nghiệp FDI. Ngoài ra, năng lực thấp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng hạn chế khả năng kết nối với các đơn hàng tiêu chuẩn quốc tế từ FDI.

THIẾU CÁC NHÀ CUNG CẤP CÔNG NGHỆ

Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về các kênh chuyển giao công nghệ chính thức. Cần có nhiều thơng tin hơn, khơng chỉ là thông tin về các nhà cung cấp công nghệ mà cịn cần thơng tin về các nhà sản xuất để hấp thụ công nghệ, đặc biệt là các nhà sản xuất xuyên biên giới. Một trở ngại khác đối với việc cung ứng cơng nghệ đó là thị trường cơng nghệ khơng phải lúc nào cũng có cạnh tranh. Chỉ có một vài nhà cung ứng có năng lực độc quyền gây khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ. Trong trường hợp cực đoan, các nhà cung ứng công nghệ hoặc các đơn vị liên kết của họ cũng tham gia cạnh tranh trong thị trường đầu ra, vì vậy sẽ có thêm nhiều ràng buộc và rào cản khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam khó tiếp cận công nghệ.

Một phần của tài liệu 3-Bao-cao_637715427662916846 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)