Nguồn: Tác giả tự tính dựa trên khảo sát các doanh nghiệp của TCTK22
Có thể thấy, tác động lớn nhất sẽ là làm tăng tiêu dùng thực tế (Hình 42), chủ yếu thông qua việc tăng thu nhập từ việc tăng lương của lao động có tay nghề cao và cũng như tăng lợi nhuận và hoàn vốn đầu tư khi năng suất (TFP) tăng do tăng cường đổi mới cơng nghệ trong q trình sản xuất.
Nếu Việt Nam đi theo con đường tương tự của Hàn Quốc thì tác động sẽ tăng cao hơn. Đầu tư cho R&D dự kiến sẽ đóng góp tới 15% tổng GDP dự báo vào năm 2045. Mức tăng tiềm năng trong tiêu dùng và đầu tư cũng cao hơn, lần lượt là 25,4% và 15%, so với 20.2% và 11% khi Việt Nam tăng đầu tư R&D theo mục tiêu của Bộ Khoa học và Cơng nghệ (Bảng 2).
Phân tích các kênh tác động tới tăng trưởng chi tiêu R&D trong mơ hình
Tác động tức thời
Chi phí cho R&D tăng lên kéo theo giá trị và nhu cầu lao động có tay nghề trong lĩnh vực R&D cũng tăng lên. Điều này tạo ra sự chuyển dịch về lao động có tay nghề từ lĩnh vực tiếp nhận cơng nghệ sang lĩnh vực R&D, điều này đồng thời làm giảm chi tiêu cho lĩnh vực tiếp nhận công nghệ. Việc cắt giảm ban đầu các hoạt động ứng dụng công nghệ cũng làm giảm nguồn cung và tăng chi phí ứng dụng cơng nghệ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đến tình trạng chi phí đầu tư trong cả nền kinh tế bị hạn chế. Thu nhập quốc gia ban đầu tăng nhanh hơn bình thường (trong năm đầu tiên) nhờ vào tăng thu nhập lao động có tay nghề và tăng chi phí R&D, nhưng sau đó sẽ giảm xuống dưới trạng thái ổn định trong năm thứ hai do tăng trưởng đầu tư và ứng dụng ứng dụng công nghệ chậm lại.
Khi một loạt các công nghệ chưa được tiếp nhận sẽ nhanh chóng tích tụ, thì nguồn cung các cơng nghệ chưa được thương mại hóa (cơng nghệ tiền thương mại) ngày càng tăng sẽ làm giảm giá trị (hoặc giá tương đương) của chính các cơng nghệ chưa được tiếp nhận đó. Điều này có hai tác động: (i) khi hoạt động R&D càng ít mang lại lợi nhuận hơn cho các đơn vị đổi mới sáng tạo, nhu cầu về lao động có
chun mơn trong lĩnh vực R&D giảm xuống, kéo theo chi phí cho R&D giảm xuống; (ii) Do các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ buộc phải sử dụng các công nghệ chưa đạt tới mức sẵn sàng để tiếp nhận, mua từ các đơn vị đổi mới sáng tạo theo giá thị trường thì việc giảm giá bán của các công nghệ sẽ làm tăng lợi nhuận cận biên của lao động có tay nghề trong hoạt động tiếp nhận cơng nghệ, do đó làm tăng nhu cầu về lao động có kỹ năng trong lĩnh vực tiếp nhận và ứng dụng công nghệ. Khi lao động có kỹ năng bị thu hút trơ lại bởi các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, chi tiêu cho ứng dụng công nghệ dần hồi phục trở lại và tăng hơn mức ổn định do giá của các công nghệ chưa tới mức sẵn sàng để tiếp nhận duy trì ở mức thấp và các cơng nghệ này được tạo ra ngày càng nhiều từ hoạt động R&D.
Tác động trung đến dài hạn
Trong dài hạn, hoạt động ứng dụng, đổi mới cơng nghệ sẽ tăng lên do có nguồn cung lớn và giá thành giảm của các cơng nghệ tiền thương mại có sẵn dành cho các doanh nghiệp đầu tư. Do đó, mức tăng trưởng đầu tư được đẩy lên cao hơn, ít nhất là cho đến lúc các công nghệ tiền thương mại trở về giá trị ổn định của chúng. Việc phục hồi đầu tư và ứng dụng công nghệ đồng thời tăng năng suất kinh tế từ hoạt động ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới kích thích tăng trưởng kinh tế cao liên tục trên mức tăng trưởng ở trạng thái ổn định. Điều này cũng thể hiện qua sự tăng trưởng về tiền lương.
TÁC ĐỘNG CỦA CẢI THIỆN HIỆU SUẤT ĐẦU TƯ R&D (NĂNG SUẤT R&D) TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Các mô phỏng trên đây tập trung đánh giá tác động của việc phân bổ các nguồn lực khác nhau cho lĩnh vực R&D. Ở một góc độ khác, việc cải thiện hiệu quả R&D cũng sẽ mang lại kết quả kinh tế tích cực. Ví dụ, sự gia tăng hiệu quả R&D có thể giúp cải thiện lực lượng lao động R&D hoặc tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu đã xác định nguồn nhân lực là hạn chế chính của phát triển R&D ở Việt Nam. Sự cải thiện cả về chất lượng và số lượng nhận lực kỹ thuật cao được kỳ vọng sẽ có tác động lớn thúc đẩy lĩnh vực R&D ở Việt Nam.66 Để nghiên cứu khía cạnh này, chúng tơi sử dụng hàm đáp ứng xung (IRF). Cụ thể, nghiên cứu theo dõi đáp ứng của các chỉ số vĩ mơ đối với cú sốc tích cực của
hiệu quả R&D đến các chỉ số vĩ mô như tiêu dùng, đầu tư, tiền lương, tích lũy vốn và những yếu tố khác. Khi có một cú sốc tích cực đối với năng suất R&D sẽ dẫn đến sự sai lệch so với trạng thái cân bằng dài hạn. Những sai lệch này sẽ dẫn đến vận động điều chỉnh trong ngắn hạn. Giả định mơ hình sẽ quay trở lại trạng thái cân bằng theo thời gian, thì nền kinh tế sẽ trở lại trạng thái cân bằng dài hạn mới, trong đó cú sốc có thể đã gây ra một số thay đổi so với trạng thái cân bằng ban đầu. Những thay đổi này được coi là tác động (nhân quả) của các cú sốc ban đầu, tức là các tác động kinh tế của R&D. Đúng như dự báo, khi R&D được triển khai hiệu quả hơn, sẽ có tác động tích cực đến GDP cũng như tiêu dùng và đầu tư trong dài hạn. Khác với tác động của việc gia tăng đầu tư vào R&D, tác động của tăng hiệu quả các hoạt động R&D đến GDP sẽ thấy rõ sớm hơn, sau khoảng 20 quý (tức là 5 năm, thay vì 10 năm như đã đề cập trong phần trước) (Hình 43).
10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 10 20 30 40 50 0 1 2 3 GDP 0 2 4 Tiêu dùng -2 0 2
Đầu tư xã hội trong sản xuất 0 0,05 0,1 0,15 Lạm phát 0 0,1 0,2 Lãi suất 0 5 10
Đầu tư R&D
-5 0
5Đầu tư đổi mới cơng nghệ
0 1 2 3 Lương -1 -0,5 0 Tích lũy vốn
Vẫn có những ảnh hưởng lớn hơn đối với đầu tư cố định trong 5 năm đầu tiên vì nguồn nhân lực chất lượng sẽ bị thu hút vào lĩnh vực hiệu quả hơn với mức lương cao hơn: lĩnh vực R&D. Điều này dẫn đến giảm cả đầu tư và tích lũy vốn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, sau 5 năm, việc tích lũy các phát minh chưa được ứng dụng sẽ làm giảm giá của các bằng sáng chế và kích thích việc tham gia vào các hoạt động đổi mới và sản xuất. Sản lượng dần được phục hồi và tăng mạnh. Có thể thấy, về lâu dài, việc cải thiện hiệu suất đầu tư cho R&D dẫn đến việc tăng đầu tư cho R&D vì các doanh nghiệp nhận thấy rằng việc đầu tư vào lĩnh vực R&D sẽ có lợi hơn. Điều này kéo theo nhu cầu cao hơn đối với lao động có kỹ năng khơng chỉ trong R&D mà cịn cả trong hoạt động ứng dụng, đổi mới cơng nghệ vì ngày