Đánh giá của khách dulịch về sản phẩm dulịch làng nghề ở Hùng Lô, Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 73 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng sản phẩm dulịch làng nghề tại Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

2.2.2. Đánh giá của khách dulịch về sản phẩm dulịch làng nghề ở Hùng Lô, Sơn

Sơn Vi, Sai Nga

Qua quá trình điều tra, khảo sát, điền dã của tác giả tại 03 làng nghề từ tháng 05/2017 đến tháng 06/2018. Để đánh giá hoạt động du lịch nói chung, SPDL làng nghề tại 03 làng nghề nói riêng, tác giả đã tiến hành khảo sát 500 du khách (tương đương 500 phiếu điều tra) vừa kết thúc chuyến tham quan và trải nghiệm các dịch vụ du lịch tại các làng nghề. Trong đó: làng nghề Hùng Lơ (200 phiếu); làng nghề Sơn Vi (150 phiếu); làng nghề Sai Nga (150 phiếu); có 485/500 phiếu hợp lệ [Luận văn, tr.15].

Đánh giá được thực hiện ở các nội dung: các hoạt động du lịch cho du khách; sức hấp dẫn du lịch làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga; đánh giá về người dân tham gia hoạt động du lịch tại làng nghề; mức độ hài lòng của du khách về vấn đề quản lý, CTDL, dịch vụ hướng dẫn, thuyết minh, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,

dịch vụ vận chuyển, các dịch vụ bổ sung khác (mua sắm, vui chơi, giải trí...) tại 03 làng nghề Hùng Lơ, Sơn Vi, Sai Nga. Kết quả thu được cho thấy:

Một là, phần lớn là khách du lịch lần đầu tiên đến với làng. Cụ thể: số khách

đến làng nghề lần đầu tiên ở Hùng Lô chiếm 92,3%; làng Sơn Vi là 91,8% và Sai Nga là 92,3%; Số khách đến với làng nghề từ 2 lần trở lên ở Hùng Lô là 7,7%; làng Sơn Vi là 8,2 %; làng Sai Nga là 7,7%.

Hình thức tổ chức chuyến đi của du khách đến các làng nghề cũng khác nhau. Những du khách đã từng đến làng nghề Sơn Vi và Sai Nga hầu hết là khách lẻ, khách vãng lai, đi theo hình thức tự tổ chức, biết đến nơi đây qua mạng xã hội facebook, bạn bè giới thiệu hoặc kết hợp mục đích thăm thân. Ngược lại, tại làng nghề Hùng Lô, các đơn vị (Trung tâm Xúc tiến Du lịch Phú Thọ), các doanh nghiệp du lịch (Thành Đô Travel, Binh Minh trave...) thiết kế, kinh doanh các sản phẩm du lịch kết hợp với làng nghề, các sản phẩm này thu hút được đông đảo du khách. Do đó, khách đến Hùng lơ chủ yếu theo đồn do các cơng ty, đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức. Khi được khảo sát, thì lí do họ biết đến làng nghề ngoài qua mạng xã hội, thì do các cơng ty, đơn vị kinh doanh du lịch giới thiệu.

Biểu đồ 2.2. Hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch

vừa kết thúc chuyến tham quan ở làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga (Đơn vị:

%)

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Hùng Lô Sơn Vi Sai Nga 28.1 81.5 78.3 71.9 18.5 21.7 Qua công ty du lịch Tự tổ chức

Hai là, mục đích tổ chức chuyến đi của khách khi đến với 03 làng nghề chủ

yếu là tham quan, không lưu trú qua đêm (làng Hùng Lô là 48%, làng Sơn Vi là 82,2%, làng Sai Nga là 77,6%). Trong đó, khách du lịch cơng vụ đến với làng nghề Hùng Lô cao hơn so với 02 làng còn lại, chiếm 31,1%.

Biều đồ 2.3. Biều đồ thể hiện mục đích chuyến đi của khách du lịch khi đến với làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga (Đơn vị: %)

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Hiện nay, nhờ biết xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc trên cơ sở những tài nguyên sẵn có (làng nghề, quần thể di tích đình cổ Hùng Lơ, nhà cổ, hát Xoan...), làng Hùng Lô hiện nay là một điểm sáng du lịch không thể bỏ qua của du khách khi đến với Phú Thọ. Các đoàn khách Quốc tế đường sông (quốc tịch Anh, Pháp, Mĩ, Thụy Sĩ...) do Công ty Du lịch và Thương Mại trải nghiệm Châu Á tổ chức với mục đích tham qua, nghiên cứu; các đồn khách công vụ đánh giá rất cao sức hấp dẫn cũng như các sản phẩm du lịch giá trị của làng nghề Hùng Lô sau khi kết thúc chuyến tham quan. Số lượng khách đến với Hùng Lô ngày càng tăng theo các năm:

0 20 40 60 80 100

Tham quan, nghỉ dưỡng

Học tập, nghiên cứu Thăm thân Cơng vụ Mục đích khác 48 10.7 3.6 31.1 13 82.2 10.3 1.4 3.4 2.7 77.6 6.3 2.8 10.5 2.8 Làng nghề Sai Nga Làng nghề Sơn Vi Làng nghề Hùng Lơ

Bảng 2.3. Số đồn khách và số lượt khách đến làng nghề Hùng Lô giai đoạn 2012 – 2017 và 05 tháng đầu năm 2018

2012 - 2014 2015 2016 2017 05 tháng đầu năm 2018 Đoàn khách Trong nước 81 83 85 50 Quốc tế 15 17 18 15 Tổng đoàn khách 0 96 100 103 65 Lượt khách Trong nước 1316 3429 3648 3839 5406 Quốc tế 349 374 396 272 Tổng lượt khách 1316 3.778 4.022 4.235 5.678

Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã Hùng Lô, 2018

Ba là, khi đi du lịch tại các làng nghề, du khách thường đến tham quan các

khu sản xuất của làng nghề đó (đạt từ 95 đến 100% du khách tham gia). Ngồi ra, du khách cịn có xu hướng quan quan các di tích (đình, chùa, nhà cổ ...) tại làng nghề. Các hoạt động khác như: trực tiếp tham gia trải nghiệm làm các sản phẩm làng nghề, đi chợ quê, thưởng thức đặc sản địa phương, mua quà lưu niệm cũng thu hút rất nhiều du khách tham gia.

Các hoạt động và các dịch vụ khác như: sử dụng dịch vụ homestay, đạp xe tham quan chưa có nhiều hoặc khơng có du khách tham gia, sử dụng. Một phần nguyên nhân là do hoạt động đến làng nghề chủ yếu với mục đích tham quan trong ngày, du lịch kết hợp với mục đích khác, quỹ thời gian hạn hẹp nên khơng có hoạt động lưu trú tại làng nghề. Hoạt động lưu trú của khách ở đây chủ yếu là tại các trung tâm thành phố, trung tâm tỉnh. Hơn nữa, tại các làng nghề, dịch vụ lưu trú rất ít và gần như chưa đảm bảo cho hoạt động du lịch của du khách.

Biểu đồ 2.4. Các hoạt động cho khách du lịch tham gia khi đi du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Từ việc khảo sát các số liệu cho thấy, các chương trình du lịch làng nghề cần phải xây dựng được nhiều hoạt động hấp dẫn cho du khách tham gia sử dụng và trải nghiệm. Việc lôi kéo được du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động này chính là thước đo chính xác về độ hấp dẫn của chương trình du lịch. Đồng thời giữ chân du khách lưu lại lâu hơn ở điểm du lịch, điểm tham quan.

Do đặc trưng của sản phẩm làng nghề mà khách mua quà lưu niệm tại các làng nghề cũng với nhiều mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát mục đích của du khách khi mua quà lưu niệm tại các làng nghề sẽ là cơ sở để các làng nghề tiếp tục nâng cao chất lượng, đặc trưng hóa sản phẩm làm quà lưu niệm với mục đích sử dụng; cải tiến, đặc trưng hóa các sản phẩm làng nghề mang dấu ấn địa phương, tạo sức hấp dẫn cho du khách, tăng nhu cầu chi tiêu của du khách khi đi du lịch tại làng nghề.

Bảng 2.4. Mục đích của khách du lịch khi mua quà lưu niệm tại làng nghề

(Đơn vị: %)

Mục đích Hùng Lơ Sơn Vi Sai Nga

Để sử dụng 54,6 36,3 75,5

Để trưng bày 0 48,6 11,9

Để làm quà biếu, tặng 44,4 14,4 10,5

Mục đích khác 01 0,7 2,1

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

0 20 40 60 80 100

Tham quan các di tích Tham quan khu SX của LN Trải nghiệm làm các SPLN Đi chợ quê

Thưởng thức đặc sản ĐP Mua quà lưu niệm tại LN Đạp xe đạp thăm quan Thưởng thức hát Xoan Hoạt động khác Sai Nga Sơn Vi Hùng Lô

Bốn là, khi khảo sát khách du lịch trong việc đánh giá về sức hấp dẫn của du

lịch tại các làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga, đa số du khách đều công nhận các làng nghề có cảnh quan đẹp, hấp dẫn; Các di tích lịch sử (đình, chùa, nhà cổ...) có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc; Mơi trường trong lành; Giá cả hợp lý; Hướng dẫn viên nhiệt tình, chuyên nghiệp; người dân thân thiện (Nhận định này thể hiện ở kết quả khảo sát, các yếu tố này đều đạt Mean > 3,5, tức là ở mức khá cao đến rất cao). Từ đó cho thấy, các SPDL làng nghề ở Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga hấp dẫn du khách dựa vào bản thân nguồn tài nguyên mà nơi đây có được, đó là con người, cảnh quan, các di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan mơi trường. Ngồi ra, sức hấp dẫn ấy còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố nhiệt tình, chuyên nghiệp của hướng dẫn viên.

Mặt khác, các yếu tố như dịch vụ ăn uống chưa đủ, đảm bảo; các CTDL chưa đa dạng, hấp dẫn; sản phẩm lưu niệm chưa thực sự độc đáo, đặc sắc (Các chỉ số này theo kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả hầu như chỉ đạt Mean < 3,5, tức là mức trung bình khá). Trong đó, dịch vụ ăn uống ở cả 03 làng đều ở mức trung bình, tức là Mean < 3,0. CTDL làng nghề (CTDL là cốt lõi của SPDL) chưa thực sự hấp dẫn, duy chỉ có CTDL làng nghề Hùng Lơ (đã và đang khai thác rất hiệu quảSPDL "Hát Xoan làng cổ" kết hợp với làng nghề) được du khách đánh giá rất cao, Mean = 4,5. Hệ thống giao thơng, thơng tin liên lạc chưa đồng đều, chỉ có làng nghề Hùng Lơ đạt mức trung bình khá (Mean > 3,5). Sản phẩm lưu niệm chưa độc đáo, đặc sắc, chỉ đạt mức trung bình, trung bình khá (Mean < 3,5).

Vì vậy, để các SPDL làng nghề thực sự hấp dẫn, khai thác có hiệu quả, các cơ quan hữu quan, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đầu tư vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc; khuyến khích việc phát triển các cơ sở kinh doanhdịch vụ ăn uống trên cơ sở có quy hoạch và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm; Thiết kế, đặc trưng hóa các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Hùng Vương, văn hóa Phú Thọ, được sản xuất tại các làng nghề.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện sức hấp dẫn du lịch của cáclàng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện đánh giá của khách du lịch về cách phục vụ du lịch của người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

0 1 2 3 4 5 Cảnh quan Các di tích lịch sử Mơi trường Chương trình du lịch Sản phẩm lưu niệm Hướng dẫn viên HTGT, TTLL Giá cả 3.87 4.15 3.69 4.5 3.4 3.99 3.85 3.91 3.75 4.02 3.94 2.57 3.12 3.34 3.37 3.64 3.67 3.97 4.04 2.94 2.86 3.67 3.48 3.67 Sai Nga Sơn Vi Hùng Lô 0 1 2 3 4 5 Thái độ với KDL Sự am hiểu tri

thức bản địa Phục vụ chuyên nghiệp ngoại ngữ Trình độ

4.64 4.49 3.66 2.71 4.05 3.82 3.06 2.06 4.1 3.71 2.9 2.19 Hùng Lô Sơn Vi Sai Nga

Kết quả khảo sát và biểu đồ cho thấy rõ những điểm tích cực và hạn chế của cộng đồng địa phương khi làm du lịch.Du khách đánh giá rất cao thái độ niềm nở, thân thiện với du khách của người dân địa phương (Mean đều lớn hơn 4,00); Sự am hiểu sâu về tri thức bản địa là những thế mạnh vốn có của cư dân các làng nghề khi làm du lịch, tạo sự hứng thú cho du khách (với Mean đều ở mức khá cao và rất cao). Tuy nhiên, khi đánh giá về cách phục vụ du lịch của người dân tại các làng nghề về độ chuyên nghiệp thì kết quả đều ở mức trung bình khá hoặc khá cao, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ là rất thấp. Đây chính là cơ sở để các cơ quan hữu quan đề ra những biện pháp khắc phục như mở các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho người dân địa phương tham gia làm du lịch; đào tạo ngoại ngữ giao tiếp cơ bản cho những thuyết minh viên tại điểm làng nghề.Làm được điều này phải là một quá trình, sự quan tâm của các bên liên quan cũng như những nỗ lực của chính người dân địa phương tham gia làm du lịch.

Năm là, để có những định hướng kịp thời và đúng đắn, tác giả tiếp tục điều

tra đánh giá mức độ hài lòng của du khách về vấn đề quản lý và các dịch vụ du lịch ở 03 làng nghề bởi một sản phẩm du lịch hồn hảo thì chương trình du lịch hấp dẫn thơi chưa đủ, cần phải có sự tương tác chặt chẽ với cơng tác quản lý và chất lượng các dịch vụ (thiết yếu, cơ bản, bổ sung).

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của KDL về lĩnh vực quản lý và các dịch vụ du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

0 1 2 3 4 5 Vấn đề quản lý DV HD, thuyết minh DV lưu trú DV ăn uống DV vận chuyển Các DV BS khác 3.69 4.02 3.02 3.39 3.67 3.1 3.17 3.34 2.44 2.79 3.15 2.79 3.06 3.67 2.89 2.96 3.39 2.8 Sai Nga Sơn Vi Hùng Lô

Từ kết quả khảo sát và biểu đồ có thể nhận định, những hạn chế tron trong hoạt động phát triển du lịch làng nghề và thiết kế nên những sản phẩm du lịch làng nghề do nhiều nguyên nhân, trong đó, vấn đề quản lý là nguyên nhân một trong những nguyên nhân. Chính sự quản lý lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Trong 03 làng nghề, chỉ có làng nghề Hùng Lô (mean > 3.5), vấn đề quản lý được quan tâm của các cấp, khai thác được thế mạnh địa phương cho phát triển du lịch. Vì vậy, trong những năm gần đây, người dân đã sống được nhờ làm nghề và một phần nhờ vào hoạt động du lịch.Trường hợp tại 02 làng nghề Sơn Vi và Sai Nga, người dân làm du lịch một cách tự phát, mang tính mạnh ai nấy làm, trình độ chun mơn thấp. Thậm chí, tại làng nghề Sơn Vi, số người dân, hộ gia đình khơng sống được nhờ nghề và bỏ nghề chiếm tỉ lệ rất cao. Đến năm 2017, Sơn Vy chỉ còn 23 hộ với 35 lao động thường xuyên sản xuất mặt hàng truyền thống là ủ ấm mà một thời gian đã mang lại thịnh vượng cho người dân địa phương [Sở NN&PTNT]. Trước yêu cầu bức thiết này, địi hỏi chính quyền các cấp cần đề ra những biện pháp nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề, tạo việc làm, nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm làng nghề. Một trong những con đường đó chính là kết hợp giữa làng nghề và du lịch.Việc khảo sát, thiết kế, sáng tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn vẫn chưa được chú trọng. Vấn đề sản phẩm, dịch vụ DLCĐ Cẩm Thanh tuy có tính hấp dẫn, đặc sắc nhưng chưa nhiều hoạt động nên không giữ chân du khách ở lại được lâu hơn. Vấn đề môi trường và khả năng phục vụ DL của người dân Cẩm Thanh được du khách đánh giá ở mức trung bình khá và khá cao (với Mean = 3.48 và 3.55).

Ngoài nguyên nhân về vấn đề quản lý, còn các nguyên nhân khác khơng thể khơng bàn tới đó chính là các vấn đề liên quan đến chất lượng và sức hấp dẫn của một sản phẩm du lịch là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung. Qua quá trình điền dã trực tiếp cũng như khảo sát mức độ hài lòng của khách du lịch về các nhóm dịch vụ này cho thấy tại các làng nghề đều chưa có hoặc có rất ít các cơ sở lưu trú đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho du khách. Du khách đến các làng nghề đều theo hình thức tham quan trong ngày, khơng lưu trú qua đêm, làng nghề chỉ là một

điểm dừng chân trong chương trình du lịch của du khách. Các cơ sở lưu trú đảm bảo thường ở các vùng lân cận, trung tâm tỉnh cũng là điểm đón du khách là thành phố Việt Trì. Làng nghề Hùng Lơ có 01 điểm lưu trú dưới hình thức homestay nhưng hầu như chưa có du khách nào sử dụng.Các cơ sở ăn uống thường có quy mơ nhỏ, chưa thực sự hấp dẫn du khách. Các dịch vụ bổ sung (vui chơi giải trí, mua sắm...) chưa nhiều để có thể níu chân du khách hay kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách tại làng nghề.

Từ việc khảo sát đánh giá của du khách về các lĩnh vực cụ thể, tác giả cũng tiến hành khảo sát mức độ đánh giá chung của du khách vừa kết thúc chuyến tham quan tại các làng Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga về sản phẩm du lịch làng nghề. Kết quả được hiển thị ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của du khách về SPDL làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)