Tầm quan trọng và xu thế của việc phát triểncác SPDLlàng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 39 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tầm quan trọng và xu thế của việc phát triểncác SPDLlàng nghề

1.4.1. Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề và các sản phẩm du lịch làng nghề lịch làng nghề

Mỗi một loại hình du lịch lại mang trong mình những ưu thế riêng mang lại sự khác biệt cho từng chuyến du lịch. Mang lại sự hài lòng ở mức nhất định đối với khách du lịch.

* Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương

Du lịch làng nghề không chỉ là một hoạt động du lịch thuần túy nào đó mà nó là sự kết hợp của nghỉ ngơi, học tập, nghiên cứu, tham quan và cả những trải nghiệm thực tế thú vị, bổ ích... cho du khách. Du lịch làng nghề có vai trị nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ có hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa làng nghề thực sự trở thành những sản phẩm có giá trị kinh tế, văn hóa khi có sự

tham gia của hoạt động du lịch. Du lịch làng nghề góp phần nâng cao nhận thức và ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa làng nghề.

Sản phẩm làng nghề truyền thống khác với sản phẩm cơng nghiệp ở tính đơn chiếc, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, đầy ý nghĩa, là sự kết tinh truyền thống văn hóa của dân tộc đã được bàn tay tài hoa của những nghệ nhân hun đúc nên. Do đó khi đến với làng nghề du khách rất thích mua sắm những sản phẩm được làm ra tại đây. Mặt khác, thông qua việc bán hàng cho du khách, người dân làng nghề cũng biết thêm về văn hóa, tính cách, tâm lý, nhu cầu của cư dân các vùng khác cũng như trên thế giới.

Ngồi ra, khơng chỉ "xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình", du lịch cịn "xuất khẩu tại chỗ dịch vụ vơ hình", đó là các cảnh quan thiên nhiên, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán,... Hoạt động du lịch mang tính xã hội và lan truyền. Khách du lịch không chỉ có nhu cầu về giá trị sử dụng mà cịn rất quan tâm đến giá trị tinh thần được truyền tải qua các sản phẩm. Từ đó, du lịch làng nghề góp phần khuyếch trương, quảng bá hình ảnh làng nghề và các thương hiệu, sản phẩm; người sản xuất tiếp cận trực tiếp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, đưa các sản phẩm làng nghề đến với thị trường khách du lịch và khách thương mại thuần túy, đến các quốc gia khác và địa phương khác trên cả nước.

* Tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại

Không thể không thừa nhận thực tế là các làng nghề đã và đang giải quyết rất nhiều việc làm cho nhân dân địa phương trong thời kỳ nhàn rỗi. Ở nước ta hiện nay, lao động nông thôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động cả nước. Các làng nghề thủ công hoạt động chủ yếu dựa vào lao động cá nhân, lao động sống thường chiếm tỷ trọng lớn 50 – 60% giá trị thành phẩm. Do đó, phát triển làng nghề là một trong những cơ sở để giải quyết việc làm tại chỗ, gắn với việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, theo phương châm "ly nông bất ly hương".

Đáng chú ý hơn, việc gắn kết làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch đã tạo ra hàng loạt sự xuất hiện các công ty lữ hành, nhà nghỉ, các dịch vụ ăn uống và bán đồ lưu niệm, hướng dẫn tại điểm...cùngvới việc đầu tư xây dựng các cơng tình hạ tầng phục vụ du lịch đã tạo điều kiện cho lao động địa phương tìm được những cơng việc có nguồn thu nhập cao ngay tại địa phương mà thơng thường họ chỉ có thể tìm thấy được tại các khu đô thị.

Khách du lịch là đối tượng mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua việc chi trả khi sử dụng các nguồn tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ tại các điểm du lịch như: mua các sản phẩm, dịch vụ...việc xuất khẩu hàng hóa tại chỗ đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập của những người tham gia dịch vụ du lịch và người dân làm nghề, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bản địa.

Sự phát triển du lịch LNTT yêu cầu phải có cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phát triển để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời khi du lịch LNTT phát triển tạo một nguồn thu nhập cho người dân và địa phương làng nghề. Từ đó kích thích sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật. Thêm nữa, khi phát triển du lịch làng nghề người dân địa phương có điều kiện mở rộng sự hiểu biết và nâng cao dân trí thơng qua việc tiếp xúc với khách du lịch và thông qua việc họ làm du lịch. Vì thế, có thể nói rằng phát triển du lịch LNTT góp phần thúc đẩy q trình xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại; thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn.

* Tăng nhu cầu và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho địa phương

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Mỗi sản phẩm của LNTT phục vụ du lịch là sự kết hợp của văn hóa nghệ thuật và tinh thần. Tuy nhiên, sự phát triển của LNTT phục vụ du lịch cũng chịu sự tác động của nền kinh tế thị trường. Hoạt động sản xuất và kinh doanh ở đây đã nhạy bén hơn với cơ chế thị trường trong việc cải tiến mẫu mã, chất lượng và linh hoạt thay đổi hướng sản xuất. Vì vậy, sản phẩm của LNTT phục vụ du lịch phát triển phong phú cả hình thức vật thể (sản phẩm thủ công mỹ nghệ) và phi vật thể (các loại hình dịch vụ du lịch). Điều này góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phương, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Du lịch LNTT đã góp phần tạo nên những điểm đến du lịch mới, hấp dẫn du khách hơn; đồng thời mở rộng sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch ở địa phương, và với các công ty du lịch lữ hành để thực hiện tour du lich LNTT cho khách du lịch.

* Khai thác các nguồn lực về tài nguyên, vốn đầu tư, cơ sở vật chất - kỹ thuật ở địa phương

Ngày nay, xu hướng du lịch trở về với các giá trị truyền thống (du lịch nhân văn) đang trở nên phổ biến và có sức hấp dẫn khách du lịch. Theo quy định tại điều 13, Luật Du lịch có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, kiến trúc, các cơng trình lao động sang tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng vào mục đích du lịch.

Hệ thống các LNTT với các đặc điểm đặc trưng riêng có ngày càng cung cấp và đáp ứng nhu cầu du lịch nhân văn của khách du lịch nhiều hơn. Điều này đã biến các LNTT trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần làm phong phú thêm tài nguyên du lịch cho địa phương.

LNTT thường có quy mơ sản xuất nhỏ, sử dụng bí quyết và cơng nghệ sản xuất truyền thống là chủ yếu nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các điều kiện vật chất của các hộ gia đình, các chủ thể sản xuất kinh doanh. Đây được xem là là lợi thế để các LNTT phục vụ du lịch huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

1.4.2. Xu thế phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam hiện nay

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hố, xã hội của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Như một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách

quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, cịn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hố của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài khơng thể tính được trong ngày một ngày hai. Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này cịn góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phương.

Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các SPDL gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng.

Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghề thủ cơng, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí.

Lợi thế của phần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các CTDL kết hợp. Có thể kế đến các địa phương khá năng động trong việc phát huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch như Hà Nội, Hà Tây, Hồ Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam...

Tuy nhiên các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù ở một số làng nghề cụ thể nói riêng như lụa Vạn Phúc (Hà Đông), gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)… và du lịch làng nghề ở Việt Nam nói chung trên thực tế đã thu hút một lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm chuyênnghiệp. Bởi vậy

vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn, bền vững hơn cho mục tiêu phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa...được coi là nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn diện cùng với châu lục và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)