Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 106 - 108)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể

3.2.8. Giải pháp về hỗ trợ cộng đồng địa phương

Du lịch LN hoàn toàn phụ thuộc vào người dân địa phương. Những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Vì vậy, người dân địa phương cần được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp những sản phẩm du lịch có chất lượng. Các kỹ năng người dân địa phương cần có được bao gồm: kỹ năng phát triển sản phẩm (hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, đồ uống…), kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý mơi trường và văn hóa, đạo đức làm việc tốt.

Việc xây dựng năng lực cho người dân địa phương cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại LN; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào q trình hoạt động du lịch. Có thể được thực hiện bởi các tổ chức có kinh nghiệm (cơng ty lữ hành, cơng ty tư vấn), hoặc các tổ chức địa phương (hiệp hội), hoặc sử dụng một số thành viên trong cộng đồng có kiến thức và kinh nghiệm hơn những người khác để chia sẻ kinh nghiệm của mình cho mọi người vì lợi ích cộng đồng. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách. Tạo không gian phát triển cho phụ nữ. Phụ nữ có vai trị rất quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển du lịch LNTT ở địa phương như nấu ăn, làm hàng thủ công mỹ nghệ và rất nhiều dịch vụ du lịch khác. Chính vì vậy, cần tạo cho họ có cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động du lịch địa phương và đào tạo cho họ những kỹ năng mới.

Xây dựng năng lực cho người dân địa phương bằng việc mở các khóa đào tạo ngắn hạn; đào tạo dài hạn và bền vững thông qua cách “vừa học vừa làm”. Xây dựng và thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo du lịch hoặc các ngành nghề du lịch. Hướng đến lồng ghép bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch vào trong các chương trình giáo dục phổ thơng của tỉnh.

Ngồi ra, xây dựng năng lực cho người dân địa phương không chỉ dừng lại ở mức độ nâng cao các kỹ năng và kiến thức, mà cần nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào du lịch nhằm xây dựng đam mê, niềm tin rằng họ có thể triển khai kinh doanh du lịch.

Xây dựng mơ hình LN - làng văn hố du lịch, xây dựng mơi trường văn hoá du lịch LN. Căn cứ theo tiêu chuẩn LN du lịch sẽ xếp hạng LN (như đối với khách sạn) để khuyến khích các LN phát triển. Muốn các LN thực hiện theo các tiêu chuẩn để xếp hạng thiết thực là gắn lợi ích với tiêu chuẩn hạng được xếp. Ngồi các chính sách khuyến khích chung, thì cần có quy định cụ thể về cơ chế đối với từng hạng được xếp về. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ đầu tư hồn thiện cơ sở hạ tầng ; có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân ; chính sách vay vốn tín dụng để đầu tư ; chính sách đào tạo, ưu đãi các nghệ nhân. Cần có những chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc khơi phục lại các hoạt động LNTT.

Phát triển du lịch làng nghề cũng cần chú ý đến việc phân chia lợi nhuận thu được giữa các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng địa phương thơng qua hình thức đóng góp xây dựng đối với cộng đồng LN và trả lương cho những nghệ nhân, thợ thủ công ở các cơ sở để họ yên tâm với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)