7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Điều kiện phát triển sản phẩm dulịch làng nghề ở PhúThọ
2.1.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản phẩm dulịch
được đầu tư và đào tạo kỹ năng làm du lịch một cách chuyên nghiệp và bài bản.
2.1.4. Đường lối chính sách phát triển du lịch làng nghề
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ có hiệu quả các chính sách về phát triển nghề thủ cơng truyền thống, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tinh thần các Nghị quyết số 04, 12, 02 về phát triển LN, xây dựng khu công nghiệp LN; Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Căn cứ kết quả phát triển làng nghề nông thôn giai đoạn 2011 - 2015Kế hoạch số 5025/QĐ- UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về phê duyệt Kế hoạch phát triển làng nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 -2020. Quy hoạch phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2030 đã xác định rõ mục tiêu chung: “Phát triển ngành nghề nơng thơn với quy mơ, trình độ cơng nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống của tỉnh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân”.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch nói chung và du lịch LNTT nói riêng tại Phú Thọ cịn chậm, thiếu những chính sách cụ thể để hỗ trợ khôi phục bảo tồn nghề truyền thống, bảo tồn các giá trị văn hóa LNTT, vệ sinh mơi trường. Việc đầu tư cho phát triển du lịch làng nghề còn chưa cao.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển sản phẩm du lịch làng nghề làng nghề
* Giao thông vận tải:
Tỉnh Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu
vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.
- Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60 km với 5 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê, huyện Hạ Hịa và thị xã Phú Thọ, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đường bộ cơn Minh - Hải Phịng đã mang lại những tiềm năng, cơ hội phát triển kinh tế - xã hội rất lớn. Tuyến đường quốc lộ 2 (AH.14 - đường bộ Châu Á số 14) nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang qua Tuyên Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội rồi nối với quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 1A đi cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và với quốc lô 18 đi cảng biển Cái Lân - Quảng Ninh (cảng biển). Quốc Lộ 32 từ Hà Nội qua Phú Thọ rồi đi Sơn La - Điện Biên - CHDCND Lào. Quốc lộ 32C từ Phú thọ đi Yên Bái, kết nối với các quốc lộ khác đi Lào Cai rồi sang Trung Quốc và tuyến đường bộ Hồ Chí Minh qua tỉnh nối liền 3 miền đất nước.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phịng, Hà Nội - TP Hồ chí Minh. Phú Thọ có 8 ga được đặt tại thành phố Việt Trì và các thị trấn khác trên địa bàn tỉnh, trong đó có ga Việt Trì và ga Phú Thọ là 2 ga lớn rất thuận tiện cho việc đưa đón khách và vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.
- Đường thủy: Việt Trì - “thành phố ngã ba sông” nới hợp lưu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều đài vận tải đường sơng của tỉnh 235km, trong đó sơng Hồng là 130km, sông Lô 63km, sông Đà 42km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đơng Bắc hội tụ về Phú Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sơng Việt Trì là một trong 3 cảng lớn ở miền Bắc có cơng suất khai thác có thể đạt 1,0 triệu tấn/năm. Dọc các đường sông, đặc biệt khu vực thành phố Việt Trì có thể xây dựng cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông. Hiện nay, tuyến du lịch này đang được đưa vào khai thác phục vụ du lịch rất tốt.
Nhìn chung, mạng lưới giao thơng đường bộ khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên, trong đó có các làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên hiện nay,
một số nơi đã xuống cấp, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế nói chung và sự an tồn cho vận chuyển du lịch nói riêng. Hiện nay, hệ thống giao thông đang được đầu tư, nâng cấp, đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ơ tơ đến trung tâm.
* Hạ tầng điện nước, bưu chính viễn thơng
- Hệ thống điện: Phú Thọ có đường điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (Từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hịa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định đảm bảo cung cấp đủ điện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Cấp nước: hiện nay, 70% dân số trong tỉnh đã được dùng nước sạch. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 150.000 m3/ngày đêm.
- Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn tỉnh tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thơng với chất lượng cao đã được hịa mạng bưu chính viễn thơng quốc gia, đảm bảo liên lạc thơng suốt trên tồn quốc.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
của tỉnh Phú Thọ từ 2013 -2017 và dự kiến đến năm 2025
2013 2014 2015 2016 2017 2020
KH)
2025
KH) 2 Số lượng cơ sở lưu trú
(cơ sở) 213 240 265 274 328 305 315
3
Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch (đơn vị)
13 18 17 22 22 23 25
4 Số lượng khu, điểm hấp
dẫn khách du lịch 03 03 04 04 05 06 07
Nguồn: Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ, 2017
- Cơ sở lưu trú: Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày một lớn, trong những năm qua, hệ thống các cơ sở lưu trú, các cơ sở kinh doanh du lịch dịch vụ, các khu, điểm tham quan, vui chơi giải trí từng ngày được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, cơng tác xã hội hóa du lịch được thực hiện, thu hút được các
thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú nên tốc độ phát triển khá nhanh. Năm 2013, tồn tỉnh có 213 cơ sở (trong đó tốt nhất chỉ có 31 khách sạn từ 1 đến 2 sao); đến năm 2017, tồn tỉnh đã có 328 cơ sở lưu trú du lịch (trong đó có 32 khách sạn, 4 khách sạn đạt 3 đến 5 sao, 296 nhà nghỉ).
Sự phân bố các cơ sở lưu trú không đồng đều. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì và khu vực trung tâm. Quy mơ các cơ sở lưu trú đều nhỏ, trung bình khoảng 10,5 buồng/cơ sở và chủ yếu dưới 50 buồng. Tỷ trọng nhà nghỉ lớn, trang thiết bị một số nơi đã cũ, không đồng bộ cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các cơ sở tư nhân cịn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.
- Cơ sở ăn uống: các cơ sở ăn uống gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh...bên trong các cơ sở lưu trú cũng như bên ngoài cơ sở lưu trú hay tại các điểm tham quan trong những năm qua bước đầu phát triển. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mơ nhỏ, khó có khả năng đón các đồn khách lớn; bài trí của các nhà hàng đơn giản, khơng có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức.
- Các tiện nghi thể thao, vui chơi giải trí: đến nay, tồn tỉnh có khoảng 11 bể bơi, 52 sân quần vợt. Các tiện nghi khác như: công viên, sân thể thao, nhà thi đấu, nhà văn hóa... bước đầu được quan tâm đầu tư. Nhìn chung, các điểm vui chơi, giải trí có quy mơ nhỏ, cịn thiếu và chưa có sức hấp dẫn với du khách.
- Các đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch tính đến năm 2017 là 22 đơn vị: 14 hãng lữ hành (có 01 đơn vị kinh doanh có giấy phép lữ hành quốc tế).
- Số lượng khu, điểm hấp dẫn khách du lịch là 05; Doanh thu du lịch đạt trên 2.700 tỉ đồng; Lao động trong ngành du lịch là hơn 13.000 người, trong đó lao động trực tiếp là khoảng 9.400 lao động (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2017).