Giải pháp về nhân lực dulịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 101 - 104)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể

3.2.4. Giải pháp về nhân lực dulịch

3.2.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Con người luôn là yếu tố quan trọng và là yếu tố đầu tiên quyết định mọi sự thành cơng. Chính vì vậy nguồn nhân lực cần được chú trọng đầu tư đủ về số lượng

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Khuyến khích các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ cho con em các gia đình tại địa phương, một mặt giúp tạo việc làm, một mặt nguồn nhân lực du lịch tại chỗ. Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch từ ngành du lịch và các dự án quốc tế.

Đối với những CTDL làng nghề thì nhân lực du lịch khơng chỉ có hướng dẫn viên suốt tuyến, hướng dẫn tại điểm, nhân viên nhà hàng khách sạn, nhân viên tại các khu vui chơi giải trí ... mà chính các nghệ nhân, người dân làm nghề cũng là một nguồn nhân lực dồi dào và trân quý.

Đối với đội ngũ nhân lực du lịch như hướng dẫn, nhân viên phục vụ,... cần được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ kĩ năng cũng như kiến thức bổ trợ. Ngành du lịch Phú Thọ cần phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các cán bộ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Bên cạnh đó chương trình đào tạo chuyên ngành du lịch đã và đang được triển khai thực hiện ở Đại học Hùng Vương, Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ, Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm, Cao đẳng nghề Phú Thọ… Trong thời gian tới sẽ có nhiều học sinh tốt nghiệp sẽ bổ sung nguồn nhân lực cho ngành du lịch.

Đối với các nghệ nhân: Việc tôn vinh các nghệ nhân của các làng nghề cũng là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hố dân tộc. Có thể thẳng thắn thừa nhận rằng việc này cịn là một thiếu sót. Nguyên nhân ban đầu có thể do nhận thức chưa đúng rằng làng nghề chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế phụ. Do đó, các giá trị vơ hình và đặc biệt là bàn tay khối óc và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm - những nghệ nhân lại dễ bị lãng quên. Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họ ngồi tài ba khéo léo của đơi bàn tay, họ cịn giữ trong mình cả những bí quyết, những kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa, có khi xuất thần, khó giải thích bằng lời. Phương Tây gọi những nghệ nhân

này là “Báu vật nhân văn sống”, bởi bản thân họ đã là một tài sản văn hoá sống, nắm giữ những giá trị văn hoá của cộng đồng, của dân tộc và có thể là của cả nhân loại. Ngồi sự sáng tạo, nghệ nhân cịn có sứ mệnh truyền nghề cho các thế hệ sau. Vì vậy, việc tơn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánh giá cơng lao và tỏ lịng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, một phương pháp, một nội dung để bảo tồn được các giá trị văn hoá phi vật thể của nghề truyền thống và làng nghề Việt Nam.

Với người dân làm nghề phải tăng cường đào tạo và bồi dưỡng trình độ văn hóa, trình độ tay nghề cho người lao động của làng nghề. Qua các trung tâm đào tạo và các buổi tập huấn áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm nghề, nâng cao ý thức người dân làm nghề đểhạn chế ô nhiêm môi trường trong các làng nghề.

3.2.4.2. Nâng cao nhận thức khai thác du lịch làng nghề

Nâng cao nhận thức phát triển du lịch mới, muốn đa dạng phải được thực hiện trên mọi đối tượng khác nhau.

Đối với người dân làm nghề cần phải cho họ thấy nghề quan trọng với họ như thế nào, và làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, có nhiều giá trị cần khai thác để họ chủ động tiếp nhận hoạt động du lịch, chủ động nâng cao trình độ kiến thức.

Đối với những người làm du lịch bao gồm cơ quan quản lí nhà nước về du lịch, các cấp lãnh đạo về du lịch của tỉnh, địa phương, các công ty du lịch, đội ngũ hướng dẫn viên và cả du khách: Phải cho họ thấy đây là loại hình du lịch mới mẻ, có nhiều sự khác biệt so với các loại hình du lịch khác và khơng bị nhầm lẫn so với các loại hình du lịch khác. Từ đó để họ hiểu về các điều kiện cần thiết để phát triển loại hình du lịch này; với các cấp lãnh đạo thì kết quả đạt được là đề ra phương hướng và giải pháp, chính sách phát triển; với hướng dẫn viên thì chuẩn bị lượng kiến thức mới để hướng dẫn và tuyên truyền cho du khách. Nhưng nhìn chung đối với mọi đối tượng, xây dựng nhận thức về du lịch làng nghề giúp họ tiếp nhận loại hình du lịch này một cách lịch sự, tự nhiên, có ý thức tham gia giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đối với cư dân địa phương: Đây là những người ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch, phải làm cho họ hiểu về giá trị của loại hình du lịch này để có thái độ đúng đắn với khách du lịch, có ý thức bảo vệ và giữ gìn tài ngun, mơi trường, thu hút họ vào hoạt động du lịch vì họ sẽ chính là người gián tiếp tuyên truyền, quảng bá đến với các đối tượng khác.

Để xây dựng nhận thức về du lịch làng nghề như trên cần phải mở các lớp đào tạo, các buổi hội thảo về du lịch với sự tham gia của các cơ quan chuyên ngành của các tỉnh đã phát triển mạnh loại hình du lịch này.

3.2.5. Giải pháp về tăng cường sự liên kết, phân chia lợi ích hài hịa giữa các bên liên quan

Các doanh nghiệp lữ hành là đơn vị thiết kế, xây dựng nên các chương trình du lịch làng nghề hấp dẫn – là yếu tố "cốt lõi", trọng tâm của một sản phẩm du lịch làng nghề; đồng thời cũng chính là cầu nối trung gian đưa các chương trình đó đến với du khách nhanh và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, phát triển sản phẩm du lịch làng nghề cần gắn chặt chẽ với sinh kế của cộng đồng địa phương. Việc phân chia lợi ích cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản: người dân địa phương hay các tổ chức kinh tế ở làng nghề cung cấp hàng hóa, sản phẩm lưu niệm và dịch vụ cho các doanh nghiệp du lịch, khách du lịch; thành lập và đưa vào hoạt động các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ hoặc các tổ chức liên doanh bởi người dân địa phương; phân phối lại số tiền thu được từ thuế hay các khoản phí từ khách du lịch hoặc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với cộng đồng dân cư tại làng nghề; du khách, các đơn vị kinh doanh du lịch tự nguyện ủng hộ, giúp đỡ người dân địa phương; Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, đem lại lợi ích cho người dân trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của các lĩnh vực khác. Ngược lại, người dân địa phương phải ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong phát triển làng nghề, quảng bá, giới thiệu, bày bán "có văn hóa" các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)