7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Các điều kiện phát triển sản phẩm dulịch làng nghề
1.3.1. Nhu cầu của du khách
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch là nhu cầu (hay còn gọi là động cơ) của du khách. Đối với các nhà kinh doanh du lịch, việc nắm được lý do đi du lịch của du khách là vơ cùng quan trọng. Có nắm được nhu cầu thì mới có thể đưa ra những sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh, mang lại lợi nhuận. Động cơ đi du lịch của du khách có thể chia làm các nhóm khác
nhau [42, tr.57-76]: động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khỏe con người; các động cơ văn hóa (nguyện vọng của du khách muốn được tìm hiểu, học hỏi về thiên nhiên, nghệ thuật, tôn giáo truyền thống…của vùng đến du lịch); động cơ giao tiếp (thăm thân, nhu cầu muốn được làm quen...).
Các nhân tố tự thân chính làm cho nhu cầu du lịch tăng là thời gian rỗi, thu nhập và trình độ dân trí. Con người khơng thể đi du lịch nếu khơng có thời gian rỗi. Do vậy, thời gian rỗi là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để có thể tham gia vào hoạt động du lịch. Hiện nay, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng lên do thời gian rỗi gia tăng khiến cho ngành du lịch cũng từ đó càng thêm phát triển. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn là người tiêu dùng nhiều loại hình dịch vụ và hàng hóa. Để có thể đi du lịch và tiêu dùng du lịch, du khách phải có phương tiện vật chất đầy đủ, nghĩa là họ phải có khả năng thanh tốn cho các nhu cầu du lịch. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu đi du lịch thành thực tế. Sự phát triển của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của cộng đồng. Nếu trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt [42, tr.95-102].
Theo quy luật chung, sản xuất của các LNTT phục vụ du lịch cũng phải tuân theo quy luật cung cầu của thị trường. Vì vậy, sự phát triển của nó trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường.
Theo khảo sát thực tế khách du lịch ở một số LNTT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy, khách du lịch khi đến với LNTT thường với mục đích là tìm về với các giá trị văn hóa truyền thống: muốn tìm hiểu cách sáng tạo và mua sản phẩm thủ công đặc trưng của mỗi LN, tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với các nghệ nhân, muốn được tự tay tham gia vào quá trình sản xuất để được trải nghiệm. Hay muốn tìm hiểu những phong tục tập quán, các di tích lịch sử,… của mỗi làng nghề vừa có nét chung của văn hóa dân tộc, vừa có nét riêng độc đáo gắn với quá trình và đặc trưng sản xuất của LN. Ngồi ra, cịn có đối tượng du khách đến với LNTT vì mục đích học tập, nghiên cứu do nhu cầu kết hợp học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đơi với hành. Khách đến LNTT khá đa dạng, nhưng chiếm tỷ lệ cao là du khách từ các tỉnh thành và các trung tâm đô thị phát triển như Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh. Khách thường đến đông hơn vào những ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ tết hay vào những dịp lễ hội của LN.
1.3.2. Tài nguyên du lịch làng nghề
Theo tác giả Nguyễn Minh Tuệ, tài nguyên du lịch được chia làm 2 nhóm là tài nguyên du lịch tự nhiên (bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nước, động thực vật) và tài nguyên du lịch nhân văn (bao gồm: các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa - thể thao).
Đối với hoạt động du lịch, LNTT được xem là một loại tài nguyên du lịch văn hóa. Mỗi LNTT là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời có khả năng thu hút khách du lịch, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch, phong phú thêm các hoạt động du lịch để hấp dẫn du khách góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Có thể nói rằng, du lịch LNTT sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm thủ công truyền thống.
Tài nguyên du lịch LNTT bao gồm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa gắn với hoạt động sản xuất của làng nghề; hệ thống đình, chùa; truyền thống văn hố, lễ hội, phong tục tập quán của dân cư làng nghề (yếu tố này ảnh hưởng lớn đến tính đặc thù, tính nhân văn của sản phẩm). Sản phẩm du lịch của làng nghề được cụ thể hóa thành sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ theo hướng thỏa mãn nhu cầu của du khách. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của LNTT đều là sản phẩm của phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật của nghệ nhân. Vì thế các sản phẩm thủ cơng truyền thống vừa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc vừa mang tính đặc thù riêng của mỗi làng nghề. Tuy nhiên để tăng tính hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch đến với LNTT thì các sản phẩm của làng nghề cần phải phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của du khách về mẫu mã, kích thước, trọng lượng, độ bền, sự an toàn, giá cả…
1.3.3. Nguồn nhân lực
Nghệ nhân và đội ngũ thợ làng nghề là yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển du lịch LNTT. Tài năng của các nghệ nhân, thợ cả đã tạo nên những sản phẩm làng nghề tinh xảo và độc đáo; giữ cho LNTT tồn tại; đào tạo những người thợ mà
trước hết là con cháu của họ, rồi đến những người trong làng và từ đời này qua đời khác kế tiếp nhau. Để đến ngày nay có những nghề và những LNTT nổi tiếng với những sản phẩm có một khơng hai, tạo nên tính hấp dẫn cho du khách. Khả năng cạnh tranh, sức sống của sản phẩm làng nghề chủ yếu phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân, thợ cả. Vì vậy, phát triển du lịch LNTT tùy thuộc rất nhiều vào việc xây dựng đội ngũ các nghệ nhân của các làng nghề và truyền nghề cho những người lao động trẻ tuổi.
Đội ngũ lao động tham gia trực tiếp, gián tiếp vào các hoạt động du lịch có vai trị quan trọng thúc đẩy du lịch LNTT phát triển. Bởi họ chính là những người cung cấp các loại hình và sản phẩm cho du khách như hướng dẫn, phục vụ ăn uống, vận chuyển,... Những trải nghiệm của du khách tại làng nghề phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân địa phương cung cấp. Vì vậy, kỹ năng làm du lịch của người dân làng nghề (kỹ năng phát triển sản phẩm, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng quản lý…) có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển du lịch LNTT.
1.3.4. Chính sách phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Trong suốt quá trình cách mạng kể từ khi giành được độc lập năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và đã sớm đề ra nhiệm vụ phát triển “tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo”. Nhiệm vụ này được quán triệt xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế của Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, nhờ đó các ngành nghề thủ cơng truyền thống đã được giữ gìn và ngày càng phát triển. Có thể kể đến:
Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Nghị định của Chính phủ số 92/2002/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hố đã xác định nghề thủ cơng truyền thống là Di sản văn hoá phi vật thể và đề ra nhiệm vụ khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ cơng truyền thống có giá trị tiêu biểu.
Ngày 24/11/2000 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg “Về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn”, sau này
được thay thế bởi Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 “Về phát triển ngành nghề nơng thơn” trong đó nêu rõ nhiệm vụ “bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống”; đồng thời tại Thông tư 116 /2006/TT-BNN ngày 18 tháng12 năm 2006, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã làm rõ khái niệm về nghề truyền thống “là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền”.
Liên bộ Bộ Nơng nghiệp, Bộ Lao động-TBXH, Bộ Văn hóa thơng tin cũng ra Thông tư Số 41/2002/TTLT/BNN-BLĐTBXH-BVHTT, ngày 30 tháng 05 năm 2002 “Hướng dẫn tiêu chuẩn, thủ tục xét cơng nhận danh hiệu và một số chính sách đối với nghệ nhân” trong đó xác định đối tượng phong danh hiệu nghệ nhân là “Công dân Việt Nam làm việc trong các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam”.
Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư số 01/2007/TT-BCN ngày 11 tháng 01 năm 2007 về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú...
Nội dung bảo tồn, phát triển du lịch làng nghề giữa các tỉnh, thành phố cần dựa trên những căn cứ pháp lý theo quy định Luật Du lịch (2017) đã được nêu tại điều 4, 6, 15 [38].
1.3.5. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch ở các LNTT. Trong công cuộc CNH-HĐH, sự phát triển của các LNTT chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện nước, tiến bộ công nghệ thiết bị, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền nhằm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, sự hoạt động của các LNTT trong nền kinh tế thị trường còn chịu tác động mạnh của yếu tố thơng tin nói chung, bưu chính viễn thơng nói riêng. Nó giúp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thơng tin về thị trường, giá cả, mẫu mã, quy cách sản phẩm … để từ đó có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng.
Trong nền kinh tế thị trường, khơng chỉ có kinh nghiệm cổ truyền mà phải có khoa học cơng nghệ hiện đại. Kết hợp các yếu tố truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được người tiêu dùng trong xã hội hiện đại chấp nhận và tăng tính hấp dẫn cho du khách.
1.3.6. Vốn cho phát triển sản phẩm du lịch làng nghề
Vốn là yếu tố, là điều kiện quan trọng đối với bất kì quá trình sản xuất kinh doanh nào, do đó, sự phát triển sản phẩm du lịch LNTT cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng của nhân tố vốn. Nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủ công truyền thống là đòi hỏi cấp thiết, các hộ sản xuất kinh doanh phải có số lượng vốn khá lớn để đầu tư cải tiến cơng nghệ, có như vậy mới tăng được năng suất lao động, tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Mặt khác vốn còn ảnh hưởng tới khả năng cung ứng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các loại hình phục vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Một LNTT dù có nổi tiếng nhờ vào sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ độc đáo nhưng hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ (giao thông, cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí…) chưa đáp ứng nhu cầu của du khách thì khả năng thu hút và lưu giữ khách du lịch sẽ bị hạn chế rất nhiều.