Giải pháp về sản phẩm dulịch làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 92 - 101)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đề xuất một số giải pháp cụ thể

3.2.2. Giải pháp về sản phẩm dulịch làng nghề

3.2.2.1. Xây dựng mơ hình khai thác du lịch làng nghề ở Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả đề xuất xây dựng mơ hình khai thác du lịch tại các làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga theo bộ tiêu chí đã đưa ra của dự án EU như sau:

Bảng 3.1. Mơ hình khai thác du lịch tại làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga

Làng nghề Hùng Lô Làng nghề Sơn Vi Làng nghề Sai Nga TC 1. Phải có tổ

nghề

Cụ Nguyễn Văn Thủy

TC2. Phải hình thành quy trình sản xuất

Có quy trình sản xuất rõ ràng: mua nguyên liệu (lúa, gạo), cán bột, tuôn sợi, ủ, giặt, phơi, đóng gói thành phẩm

Có quy trình sản xuất rõ ràng: từ thu mua nguyên liệu (nứa), pha nứa, cạo vỏ nứa, lên khung, cài nan, sơn, may vỏ nắp...

Có quy trình sản xuất từ khâu thu mua nguyên liệu đến thành phẩm

TC3. Điều kiện cho du khách tham gia một vài cơng đoạn trong quy trình sản xuất SPLN

Các công đoạn: vo gạo, giặt và phơi mì, rửa lá, gói bánh, luộc bánh, đóng gói thành phẩm, cắt kẹo, ...

Các công đoạn: trẻ thanh nứa, cạo vỏ nứa, cắt vải may túi nhồi bông làm nắp

Các công đoạn: là phẳng lá, luồn nhơi quai nón, khâu nón

TC4. Điều kiện tham quan lối sống, phong cảnh, di tích làng nghề Tham quan các hộ sản xuất, các di tích lịch sử - văn hóa, các nhà cổ, thưởng thức và giao lưu hát Xoan với các nghệ nhân và cảnh quan trong làng, thưởng thức các đặc sản địa phương, đạp xe quanh làng, đi chợ quê... Tham quan các hộ sản xuất, các di tích lịch sử - văn hóa, các nhà cổ và cảnh quan trong làng; thưởng thức các đặc sản địa phương, đạp xe quanh làng, sinh hoạt, lao động, sản xuất với người dân, đi chợ quê, chơi các trò chơi dân gian...

Tham quan các hộ sản xuất, các di tích lịch sử - văn hóa, các nhà cổ và cảnh quan trong làng; thưởng thức các đặc sản địa phương, đạp xe quanh làng, sinh hoạt, lao động, sản xuất với người dân, đi chợ quê... TC5. Có sản phẩm quà lưu niệm hấp dẫn, độc đáo Bánh chưng, bún mì gạo khơ, kẹo lạc, kẹo dồi, bánh đa...

Ủ ấm các loại Nón lá các loại

Với mơ hình khai thác cụ thể như trên thì CTDL kết hợp làng nghề hoặc chuyên khảo kết nối 03 làng sẽ có được điểm nhấn mới với các hoạt động phong phú hơn cho du khách. Không chỉ đơn thuần là tham quan nữa, mà khách du lịch sẽ có điều kiện trải nghiệm trực tiếp trong khi đi du lịch, tự tay làm các sản phẩm mà du khách có thể mua ngồi thị trường. Nhưng khi đi du lịch du khách sẽ được tận mắt nhìn và tận tay thực hành các công đoạn đơn giản để làm ra các sản phẩm. Và khi ra về cầm tay các sản phẩm quà lưu niệm mang dấu ấn văn hóa Phú Thọ chính từ các làng nghề mà mình vừa tham quan.

3.2.2.2. Xây dựng tuyến hành trình và các phương án dịch vụ cơ bản a. Xây dựng tuyến hành trình cơ bản

Các điểm du lịch, các khu du lịch được nối với nhau tạo thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh (trong lãnh thổ của một tỉnh, thành phố); tuyến nội vùng (trong phạm vi lãnh thổ của một vùng du lịch); tuyến liên vùng (giữa các vùng du lịch); hoặc tuyến liênquốc gia (giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ). Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy…

Theo mục 9, điều 4 của Luật Du lịch 2005 thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”.

Theo mục 8, điều 3, chương I của Luật Du lịch 2017: "Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi" [38].Nếu chỉ đơn thuần 3 làng nghề Hùng Lô, Sơn Vi, Sai Nga thì sẽ khơng có tính khả thi để làm một CTDL và không thể thực hiện chương trình vì nếu một CTDL chỉ có các làng nghề sẽ không làm nên sự hấp dẫn mà tạo ra sự nhàm chán. Chính vì vậy mà tác giả sẽ bám vào những di sản, điểm đến thu hút khách của Phú Thọ, hơn nữa giữa các điểm đến trên lại có giao thơng thuận tiện, đó là khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng (thành phố Việt Trì) và Đền Mẫu Âu Cơ (huyện Hạ Hịa). Tạo ra một tuyến du lịch nội tỉnh theo đường bộ.

Từ những cơ sở đã trình bày, tác giả mạnh dạn đề xuất một số tuyến hành trình và các phương án kèm theo:

- Chương trình du lịch: Hà Nội - Việt Trì - Khu di tích lịch sử Đền Hùng - Hùng Lô - Sơn Vi - Sai Nga - Đền Mẫu Âu Cơ – Hà Nội (2 ngày 1 đêm).

Ngày thứ nhất: - Buổi sáng:

07h00: xuất phát từ Hà Nội - Việt Trì (đi Đền Hùng).

07h20: Tập trung tại cổng chính khu di tích lịch sử Đền Hùng, 7h30 tổchức dâng hương, tham quan tại khu di tích Đền Hùng.

+ 10h30: Sau khi tham quan xong khu di tích lịch sử Đền Hùng , cả đoàn sẽ lên xe quay trở lại thành phố Việt Trì ăn trưa và nghỉ ngơi tại khách sạn Hà Nội.

- Buổi chiều:

13h30 xuất phát đi sang Hùng Lô. 13h45: Dừng chân tại xã Hùng Lơ.

13h55: Tổ chức tham quan đình Hùng Lơ, ngơi đình cổ tại Phú Thọ. 15h00: Tham quan tìm hiểu tại làng nghề Hùng Lô

17h15: Kết thúc tham quan tại Hùng Lô.

17h30: Quay trở lại khách sạn Hà Nội để khách nghỉ ngơi ăn tối và ngủ qua đêm tại khách sạn.

Ngày thứ hai: - Buổi sáng:

06h10: Du khách ăn sáng tại khách sạn.

06h35: Xuất phát đi làng nghề Sơn Vi, huyện Lâm Thao. 07h05: Bắt đầu tham quan, tìm hiểu làng nghề Sơn Vi.

08h30: Tiếp tục hành trình tới làng nghề nón Sai Nga, huyện Cẩm Khê. 09h35: Bắt đầu tham quan tìm hiểu làng nghề nón Sai Nga.

11h20: Kết thúc tham quan tại Sai Nga.

11h30: Ăn trưa và nghỉ ngơi tại làng nghề Sai Nga. - Buổi chiều:

13h20: Khởi hành đi Hạ Hòa, thăm Đền Mẫu Âu Cơ.

14h00: Tại Đền Mẫu, khách sẽ nghỉ ngơi khoảng 10 phút, sau đó bắt đầu tham quan, tìm hiểu điểm di tích.

16h00: Kết thúc tham quan tại Đền Mẫu, đoàn sẽ trở về, kết thúc CTDL. 16h15: Đoàn trở về trả khách tại Hà Nội.

Giá trọn gói của chương trình du lịch dành cho 20 khách là 1.069.200 VNĐ/khách, trọn gói của chương trình du lịch dành cho 30 khách là 996.600 VNĐ/khách.

Từ giá chương trình cho du khách trên ta thấy, nếu số lượng khách khác nhau thì chi phí của một khách cho chương trình du lịch cũng khác nhau. Chương trình dành cho 30 khách có giá thành rẻ hơn chương trình cho 20 khách là 72.000 VNĐ/khách, và rẻ hơn chương trình dành cho 10 khách là 290.400 VNĐ/khách.

Từ đó cho thấy, nếu số lượng khách càng ít thì chi phí càng lớn. Tuy nhiên nếu chi phí q cao sẽ rất khó thu hút khách. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần đẩy mạnh quảng bá để thu hút du khách, lấy số lượng du khách lớn để mang lại lợi nhuận cho chương trình, đảm bảo chương trình hoạt động liên tục.

Từ đề xuất về chương trình và giá mà tác giả đề xuất, khi xây dựng các tuyến hành trình, các chương trình du lịch nội tỉnh hay liên tỉnh có thể điều chỉnh thêm, bớt các điểm đến sao cho phù hợp với nhu cầu của du khách trong chuyến đi.

b. Phương án vận chuyển

Tuyến du lịch kết nối các điểm di tích, điểm danh thắng, điểm làng nghề nội tỉnh có khoảng cách giữa các điểm là tương đối gần. Vị vậy phương tiện vận chuyển thích hợp và an tồn nhất sẽ là ô tô. Hiện nay, hệ thống giao thông đến các điểm tham quan rất thuận lợi với đầy đủ hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường nội bộ, liên thôn, liên xã. Đặc biệt, tại 02 làng nghề Hùng Lơ và Sai Nga, có các nút giao lên xuống với tuyến cao tốc huyết mạch Nội Bài – Lào Cai; làng Hùng Lơ cịn gắn với điểm nhận khách quốc tế đường sơng... Vì vậy, các cấp chính quyền, các đơn vị làm du lịch cần tận dụng được các lợi thế này để tính tốn các phương án vận chuyển hiệu quả, thuận tiện nhất đảm bảo sự hài lòng cho du khách.

c. Phương án lưu trú, ăn uống

Trong một chuyến du lịch thì nơi ăn chốn ở chính là một trong những điều kiện cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách.Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung năm 2017 có khoảng 300 cơ sở (trong đó có 04 khách sạn từ 3 đến 5 sao; 30 khách sạn từ 1 đến 2 sao). Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Phú Thọ không đồng đều. Hầu

hết các cơ sở lưu trú đều tập trung ở thành phố Việt Trì và ở khu vực trung tâm. Vì vậy trong CTDL này ngày thứ nhất thì du khách sẽ được sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống tại thành phố Việt Trì.

Cụ thể: Ngày thứ nhất ăn trưa, ăn tối và nghỉ ngơi tại khách sạn. Ngày thứ hai ăn trưa tại xã Sai Nga. Nghỉ trưa theo hình thức homestay tại nhà dân ở các làng nghề.

d. Tổ chức tham quan

Với CTDL đề xuất này, hướng dẫn viên cần giới thiệu khái quát cho du khách về điểm đến tiếp theo với các loại đối tượng khi xe sắp đến nơi tham quan.Việc giới thiệu khái qt này vừa giúp du khách có sự hình dung ban đầu về địa điểm tham quan, về địa phương (mảnh đất, con người, lịch sử, đời sống kinh tế và xã hội); về điểm du lịch và tài nguyên hiện có, vừa tiết kiệm thời gian để khách tham quan nhiều hơn đồng thời hướng dẫn viên khơng phải trình bày lại những thơng tin này khi thuyết minh về những đối tượng tham quan cụ thể.

Tại làng nghề Hùng Lơ: Đến Hùng Lơ, trước tiên đồn thăm đình cổ Hùng Lơ, tổ chức thắp nhang trong đình, sau đó được nghe giới thiệu về lịch sử, kiến trúc, những nét độc đáo của ngơi đình cổ này. Tại đây, du khách sẽ được thưởng thức hát Xoan – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại của Phú Thọ, tham gia giao lưu với các nghệ nhân phường Xoan.

Sau đó dẫn đồn tham quan lần lượt các hộ làm nghề với quy mô lớn như làm bánh chưng, làm bún khơ (mì trắng), làm kẹo lạc, kẹo dồi...Giới thiệu nguyên liệu, các cơng đoạn, cách làm các loại bánh, mì, kẹo tới khách. Sau đó cho khách nếm thử các loại bánh, kẹo và cảm nhận về chất lượng, đi tham quan chợ quê. Cuối cùng là tổ chức cho khách cùng làm bánh, bún với chủ nhà. Vì khách là người chưa làmbao giờ nên sẽ chỉ tham gia vào các cơng đoạn đơn giản và có sự đồng hành của chủ nhà. Một số cơng đoạn khách có thể tham gia tại Hùng Lơ: nhào bột, gói bánh, cắt kẹo,...

Tại làng nghề ủ ấm Sơn Vi: khi đến Sơn Vi hướng dẫn viên cho khách đi tới tham quan ngôi nhà của cụ Trần Xuân Thủy người đã làm ra chiếc ủ ấm đầu tiên, hiện nay các cháu cụ Thủy đang ở và tiếp tục làm nghề của cha ơng truyền lại. Sau đó tham quan các hộ sản xuất ủ ấm xung quanh, đồng thời tìm hiểu cách làm ủ ấm

của người dân nơi đây. Từ cách họ chọn tre, nứa, vót nan, cắt ván, nhồi bông, cách sơn từng chiếc ủ ấm... Du khách cũng sẽ được tham gia trực tiếp vào một số công đoạn đơn giản để cảm nhận, trải nghiệm một lần làm thợ cầm dao chẻ tre, vót nứa, cầm cưa cắt ván, cầm chổi quét sơn cho những sản phẩm ủ ấm đẹp mắt tinh tế, tiện dụng. Sau đó khách du lịch tự do tham quan khung cảnh làng q n bình để có thời gian thư giãn, chụp ảnh.

Làng nghề nón lá Sai Nga: Nằm ngay cạnh quốc lộ 32C, điểm giao IC.10 của Cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nên xe dễ dàng đi vào thẳng làng. Tới Sai Nga, khách du lịch sẽ có thể vào bất cứ nhà nào để tham quan vì ở đây nhà nào cũng làm nón. Mỗi hộ gia đình giống như một cơng xưởng nhỏ, mỗi người một việc, trẻ em làm những việc đơn giản hơn, người lớn thì khâu nón, người già cũng làm những việc nhẹ nhàng đỡ con cháu và chỉ dạy cách làm ra chiếc nón đẹp, bền. Du khách sẽ được làm nón cùng mọi người trong làng: với một số công đoạn như phẳng lá, chuốt nan, luồn nhôi quai nón, cất nón vào các bao ni lơng để bảo quản...

e. Tổ chức hoạt động mua sắm

Tại các làng nghề: Sau khi tham quan, tìm hiểu, du khách sẽ được tự do đi lại , đạp xe tham quan, đi chợ quê, chụp hình, giao lưu, mua các sản phẩm thực phẩm: bánh chưng; bún khô, kẹo lạc..., hàng lưu niệm, đồ dùng: nón lá, ủ ấm...

Trước đó hướng dẫn viên sẽ phổ biến tới các du khách rằng nên mua các mặt hàng ở đây nhưng không nên mua các mặt hàng tại cùng một nơi, mà nên mua hàng tại các hộ khác nhau trong làng, vì như vậy khách sẽ có nhiều lựa chọn với cùng một mặt hàng đồng thời tạo ra khơng khí vui vẻ cho mọi người. Mặt khác du khách có thể mua được những món ngon, đồ dùng tốt, chất lượng với giá thành phải chăng ngay tại nơi nó được sản xuất mà họ được tận mắt chứng kiến mà không sợ mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trơi nổi trên thị trường. Người dân cũng có thể tiêu thụ được hàng hóa của mình sản xuất tới tay những người tiêu dùng thông thái mà không qua các chủ buôn.

Tại Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ: Du khách tự do mua sắm các sản phẩm đồ lưu niệm và thưởng thức các món ăn. Hướng dẫn viên cần lưu ý với khách về việc hỏi giá cả trước khi ăn, uống nước, tránh xảy ra tình trạng bị chặt chém. Với các sản phẩm đồ lưu niệm thì nên mua các sản phẩm có ý nghĩa như các sản phẩm

có biểu tượng văn hóa thuộc thời đại Hùng Vương như: cha Lạc Long Quân, Mẫu Âu Cơ, voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, hát Xoan, trầu cau hay biểu tượng chim lạc, các họa tiết hoa văn trên trống đồng...

f. Dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí

Các hoạt động vui chơi giải trí, bổ sung cho chuyến đi là hết sức cần thiết, vừa tạo khơng khí vui vẻ cho cả đồn vừa lấp đầy khoảng thời gian di chuyển trên xe và thời gian trống tại nơi tham quan.

Trên xe ô tô hướng dẫn viên sẽ tổ chức cho đồn chơi một số trị chơi để khách quên đi khoảng cách và khích lệ tinh thần một số thành viên say xe.

Tại các làng nghề, sau khi tham quan, tìm hiểu về cách làm các sản phẩm hướng dẫn viên sẽ tổ chức thi làm bánh, hoặc chẻ tre, chuốt lá ...

Chia đoàn thành 2 đội có số người bằng nhau. Thi gói bánh chưng, trong khoảng thời gian nhất định đội nào gói được nhiều bánh hơn, bánh đẹp hơn sẽ là đội thắng sẽ được mang về số bánh chưng đã chín tương đương với số bánh họ làm được do đội thua cuộc góp tiền mua (Điều này đã được đưa vào chương trình ngay từ khi kí hợp đồng cho tới khi chuẩn bị thực hiện chương trình và được hướng dẫn viên nhắc lại với đoàn trước khi chơi).

Ngoài ra vào buổi tối ngày thứ nhất, khách du lịch sẽ nghỉ tại thành phố Việt Trì vì vậy mà hướng dẫn viên có thể giới thiệu cho du khách sử dụng các dịch vụ khác tại Thành phố lễ hội.

Có thể đưa khách đi mua sắm ở các siêu thị như Big C, Vincom, siêu thị Aloha Mall; siêu thị Hùng Vương... Các siêu thị điện máy như Trần Anh, FPT, Thế giới di động, Viễn thông A... Đi tới các khu vui chơi giải trí như Happy land, hoặc có thể mua sắm xem phim ăn uống vui chơi tham quan tại trung tâm thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm du lịch làng nghề ở phú thọ nghiên cứu trường hợp làng nghề hùng lô, sơn vi, sai nga (Trang 92 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)