Lý do thăm khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng câm chọn lọc ở trẻ 5 tuổi, selective mutism in five year old children (Trang 39)

1 .Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

1.3.7 .Phương pháp nghiên cứu trường hợp

2.1. Thông tin chung về thân chủ Mai

2.1.2. Lý do thăm khám

Khi học sinh ở lớp bƣớc vào học chƣơng trình tiền tiểu học, giáo viên dạy tiền tiểu học nói em khơng thể theo đƣợc chƣơng trình. Với tình trạng nhƣ vậy, em khơng thể đi học lớp 1 đƣợc. Em không đọc theo khi học chữ cái và số, không trả lời câu hỏi của giáo viên. Khi đó, cha mẹ em mới đồng ý nhờ giáo viên ở lớp đƣa em lên phòng tâm lý để can thiệp. Ban đầu, yêu cầu của giáo viên và gia đình mong muốn nhà tâm lý can thiệp ngôn ngữ cho em nhƣ

một trẻ tự kỷ chậm ngôn ngữ. Nhƣng qua buổi làm việc đầu tiên với em, tôi nhận thấy em không giống bất kỳ một trẻ tự kỷ nào từng đƣợc can thiệp.

2.1.3. Thơng tin hành chính

- Bối cảnh gia đình

Bố mẹ em rất ít đến trƣờng, ít trao đổi với các giáo viên ở lớp. Em đƣợc bác giúp việc đƣa đến lớp và đón về, các khoản tiền đóng góp tại nhà trƣờng cũng do bác giúp việc đảm nhiệm. Phải mất vài lần, tôi mới liên lạc đƣợc với gia đình của em sau khi ra tối hậu thƣ cho gia đình “Nếu bố mẹ khơng nghe

điện thoại hoặc khơng nói chuyện trực tiếp với nhà tâm lý thì sẽ dừng việc trị liệu của em”.

Tôi hẹn gặp mẹ của em một buổi sáng đầu năm 2018 tại Văn phòng tham vấn của trƣờng. Mẹ em là một ngƣời phụ nữ khoảng ngoài 30 tuổi, xinh đẹp, dịu dàng, dáng ngƣời mảnh khảnh, nói giọng miền Nam. Nhìn bề ngồi em khá giống mẹ. Nhƣng khác hẳn vẻ bề ngoài của em, mẹ em ăn mặc rất chỉn chu. Qua trao đổi, tôi đƣợc biết, bố mẹ em đều là ngƣời thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Mẹ em là tổng giám đốc của một tập đồn nƣớc ngồi có chi nhánh ở Việt Nam. Do yêu cầu cơng việc của mẹ nên gia đình em chuyển ra Hà Nội sinh sống. Công việc của mẹ em khá bận rộn, thƣờng xuyên vắng nhà đi công tác xa. Khi ở nhà cũng ít có thời gian dành cho em, chút thời gian ít ỏi khi không phải làm việc, mẹ em cịn phải chăm sóc em cậu con trai 2 tuổi. Trƣớc khi Mai 3 tuổi, công việc của mẹ em chƣa bận rộn nhƣ bây giờ, mẹ em có nhiều thời gian bên em và đƣa em đi chơi hơn. Chị nói, khoảng thời gian đó Mai giao tiếp bình thƣờng với mọi, rất thích đi chơi. Khi đó, gia đình chỉ mới có một mình Mai, cơng việc của chị chƣa bận rộn nên có rất nhiều thời gian dành cho Mai. Từ khi gia đình chuyển ra Hà Nội, mẹ Mai nhận vị trí cơng tác mới và sinh em trai. Gia đình quyết định cho Mai đi học mầm non để có mơi trƣờng giao tiếp hơn.

Bố em quản lý một quán cà phê của gia đình trên phố cổ, cơng việc khá linh động về thời gian và nhàn nhã vì bố em chỉ làm cho vui. Khi nói về cơng việc của chồng, mẹ em thoáng chút do dự và ngay lập tức chị giải thích

“Trước kia hai anh chị học cùng đại học, ra trường mỗi người một công việc riêng ổn định. Tuy nhiên, công việc của chị khá thuận lợi, chị liên tục được đề bạt lên trưởng phịng, giám đốc chi nhánh rồi tổng giám đốc. Cơng việc của anh thì vẫn ổn định như vậy. Vì cơng việc của chị, cả gia đình mới chuyển ra Hà Nội, lúc đó anh cũng 30 tuổi rồi, khơng thích hợp để bắt đầu cơng việc mới nên chị đề nghị mở quán cà phê để kinh doanh tự do”. Dù công việc khơng bận rộn nhƣng bố Mai ít dành thời gian quan tâm, chơi với con, kể cả là với em trai Mai cũng vậy. Trong câu chuyện trao đổi với mẹ Mai ở buổi làm việc đầu tiên, dƣờng nhƣ chị rất ít đề cập đến chồng, chị cố gắng trả lời nhanh và ngắn ngọn nhất có thể về những thơng tin liên quan đến anh. Và ln cố gắng giải thích cho điều đó. Chị nói “Anh vốn là người ít nói, khơng

thích hợp trơng con nít nên cơng việc gia đình và chăm hai đứa nhỏ, chị giao cho người giúp việc”. Trong suốt 3 tháng làm việc với Mai, nhà tâm lý chỉ

gặp bố em hai lần, đó là một ngƣời đàn ơng đẹp trai, chỉn chu trong ăn mặc quần áo và đầu tóc, thoang thoảng mùi nƣớc hoa. Hai lần bố em đến đón khi mẹ em có việc bận và anh tài xế của gia đình cũng khơng đi đón em đƣợc. Bố Mai chào hỏi nhanh nhà tâm lý, hỏi qua tình hình của con, nói “dạo này con

ngoan lắm”, rồi giục giã em ra về sợ xe không đỗ lâu ở cổng trƣờng đƣợc.

Anh nói “có gì cần trao đổi cô cứ gọi trực tiếp cho mẹ cháu”. Dƣờng nhƣ đây là trách nhiệm của nhà tâm lý và mẹ Mai, bố em chỉ là ngƣời đến đón giúp.

Em trai Mai hơn 2 tuổi, cũng đang theo học tại trƣờng, khác với Mai, cậu bé khá nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh và nhận đƣợc nhiều lời khen ngợi từ phía giáo viên và gia đình. Hai chị em ít chơi đƣợc với nhau lâu do em trai khá lém lỉnh, lại lành tranh nên thƣờng chiếm đƣợc đồ chơi của chị.

Mai cũng không biết nhƣờng em nên thƣờng dễ đánh nhau. Những lúc nhƣ vậy, bố mẹ thƣờng bắt Mai phải nhƣờng em. Mẹ Mai thƣờng tách hai chị em ra bằng cách cho xem ti vi hoặc mỗi chị em một cái điện thoại để khỏi tranh giành nhau. Cũng có lần, mẹ của Mai thấy em đánh em trai mình khá đau khi chỉ có hai chị em trong phịng. Giờ ăn cơm, em trai thƣờng đƣợc mẹ cho ăn còn Mai lớn hơn nên đƣợc bác giúp việc đút cho ăn.

Gia đình Mai có một ngƣời giúp việc phụ trách cơng việc gia đình, chăm sóc, đƣa đón hai chị em đi học. Một tài xế lái xe cho mẹ em và đƣa hai chị em đi học. Ông bà nội ngoại đều ở trong thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng mới ra Hà Nội chơi thăm cháu hoặc các dịp giỗ, tết, gia đình Mai sẽ về thăm ơng bà. Mỗi lần, ơng bà ra Hà Nội, Mai khơng chủ động giao tiếp, trị chuyện với ông bà nhƣng vẫn miễn cƣỡng trả lời các câu hỏi của ơng bà. Khi gia đình trở về Sài Gịn thƣờng là các dịp giỗ chạp, lễ tết, gia đình có thêm khá nhiều ngƣời đến chơi, em im lặng hoàn toàn trong khoảng thời gian đó. Em chỉ nói chuyện với bố mẹ khi trong phịng chỉ cịn lại các thành viên trong gia đình.Ở Hà Nội, chỉ có gia đình ngƣời anh họ của mẹ cũng sinh sống và làm việc ở đây, mỗi khi gia đình bác họ cùng hai anh chị của Mai sang chơi, em nói rất nhiều, nghịch ngợm có phần thái q và thích trèo leo, nhảy lên bàn lên ghế hị hét. Ngồi ra, gia đình khơng có nhiều anh em, bạn bè thân thiết, đa số là những ngƣời bạn đồng nghiệp hoặc đối tác của công ty mẹ Mai đang làm việc.

- Tiền sử vấn đề của trẻ

Mẹ Mai nói trong quá trình mang thai và sinh con khơng có gì bất thƣờng, em sinh đủ tháng và đạt tiêu chuẩn về cân nặng. Em phát triển bình thƣờng nhƣ những đứa trẻ khác dù trƣớc một tuổi có phần hay quấy khóc và giật mình khi ngủ, muốn em ngủ ngon ln phải có một ngƣời ôm em ngủ. Mai rất quấn quýt với mẹ, mỗi buổi sáng khi chị đi làm, Mai quấy khóc rất dữ

dội địi mẹ. Khi Mai gần 3 tuổi, gia đình em chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà nội,mẹ em chuẩn bị sinh em trai nên sắp xếp cho em đi học mầm non. Lúc đó, các giáo viên ở lớp có phản ánh là con khơng nói gì ở lớp, rất nhút nhát và khơng chơi, nói chuyện với bạn nào. Tuy nhiên, ở nhà bố mẹ vẫn thấy con nói chuyện bình thƣờng với mọi ngƣời, thậm chí là khá nghịch ngợm nên khơng mấy để tâm vấn đề này, nghĩ rằng khi quen trƣờng lớp con sẽ giao tiếp tốt hơn. Sau đó, dù Mai vẫn khơng nói chuyện nhƣng gia đình nhận thấy vấn đề này không quá nghiêm trọng, khi em lớn hơn, hiểu chuyện hơn em sẽ tự nói. Ban đầu, mẹ Mai nói rằng “Con giao tiếp hồn tồn bình thường em à,

chẳng qua là con khơng thích nói thơi”.

Trƣớc khi đi học mầm non, Mai thƣờng chỉ ở nhà với bố mẹ và giúp việc, ít khi đi ra ngồi, bố mẹ cũng chƣa từng dẫn em đến những khu vui chơi dành cho trẻ nhỏ, nhà bóng hay sở thú vì theo mẹ em nói, những nơi đó vừa ồn ào, vừa khơng vệ sinh.Vì thế, Mai ít khi tiếp xúc với ngƣời lạ. Em cũng khơng có bạn thân hay hàng xóm. Mai thƣờng chỉ tiếp xúc với bố mẹ, ngƣời giúp việc, thỉnh thoảng ông bà nội, ông bà ngoại hoặc gia đình nhà bác qua chơi đƣa hai ngƣời anh chị họ qua chơi. Những lúc đó, Mai khá nghịch ngợm, thích hị hét, chạy nhảy, nói to. Mỗi lần gia đình chuẩn bị đi ra ngồi, em tỏ ra khá căng thẳng, đứng im và chờ đợi ngƣời khác làm mọi thứ cho em. Em khơng chủ động chọn quần áo, địi mang theo đồ chơi hay muốn gì. Bố mẹ hoặc bác giúp việc muốn em mặc gì thì lấy và phải mặc quần áo, đi dép cho em chứ em chƣa chủ động đi. Mai im lặng từ khi bƣớc lên xe, im lặng hoàn toàn ở bên ngoài đến khi trở về nhà. Những lúc nhƣ vậy, em thƣờng thích ngồi cạnh mẹ nhƣng nếu mẹ bận trông em bảo em sang bác giúp việc chăm sóc thì em cũng ngoan ngỗn sang với bac. Mẹ em nói điều đó cũng khơng ảnh hƣởng gì, gia đình và những ngƣời khác đều nghĩ em chƣa quen nên nhút nhát khơng muốn giao tiếp nên khơng ai ép em nói hoặc quan tâm đến em. Thƣờng trong hoàn cảnh nhƣ vậy, em sẽ ngoan ngoãn ngồi yên đến khi

bố mẹ đƣa em về. Tuy nhiên, bố mẹ cũng ít đƣa em ra ngồi vì bận công chuyện nhiều hơn.

Giáo viên ở lớp phản ánh, gia đình em khơng quan tâm nhiều đến con. Cả năm, giáo viên chủ nhiệm chỉ gặp đƣợc bố mẹ vài lần. Đƣa con đến lớp cũng nhanh chóng rời đi vì bận cơng việc. Mỗi lần giáo viên phụ trách đề cập đến vấn đề giao tiếp, học tập của em, bố mẹ chỉ nghe cho qua rồi nói “Vâng,

cám ơn cô, nhờ cô giúp đỡ con”. Số điện thoại lƣu ở trong hồ sơ của trẻ cũng

có kèm số của ngƣời giúp việc, nếu có các vấn đề liên quan đến học tập của con, báo nghỉ học, báo đi chơi, giáo viên ở lớp chỉ cần gọi cho giúp việc. Rất ít khi giáo viên có thể liên hệ trực tiếp với bố mẹ em. Tuy nhiên, dù em khơng nói chuyện, giao tiếp với mọi ngƣời nhƣng em hiểu tất cả những gì giáo viên yêu cầu và làm theo. Khác với những học sinh tự kỷ, tăng động giảm chú ý hay chậm phát triển, em không phá đồ đạc ở lớp, chạy lung tung trong giờ học, đánh cấu các bạn làm ảnh hƣởng đến giờ học chung. Em ăn uống bình thƣờng, ngủ trƣa nhƣ các bạn. Từ khi em vào học lớp mẫu giáo Bé, lên lớp Nhỡ và lớp Lớn, chƣa giáo viên nào ở trƣờng nghe tiếng em nói chuyện. Mặc dù, giờ hoạt động góc, em vẫn ngồi và chơi xếp hình, nấu ăn cùng các bạn, giờ học nhận thức, em ngồi ngoan trên ghế, có thể chỉ, lấy hình ảnh đồ vật, con vật khi cô giáo yêu cầu. Mai không tham gia các hoạt động văn nghệ, học tiếng Anh và giờ tập thể dục. Mỗi khi đến các tiết học này, các giáo viên thƣờng cho em ra một góc ngồi riêng đợi các bạn hết giờ. Cũng có khi cơ cho Mai ngồi cùng các bạn, tuy vậy, em vẫn khơng nói gì. Nhất là đối với giáo viên dạy tiếng Anh là ngƣời nƣớc ngồi em nhất quyết khơng ngồi trên ghế mà ra một chỗ riêng ngồi.

2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ

Khác hẳn với những cô bé 5 tuổi xinh xắn, sành điệu ở trƣờng mầm non chất lƣợng cao này, vẻ ngồi của Mai có phần luộm thuộm, nhếch nhác. Mặc dù quần áo, đôi giày em đi đều là hàng hiệu nhƣng đã cũ và ít đƣợc giặt

giũ nên có phần lấm lem, cáu bẩn. Khn mặt xinh xắn, đôi môi nhợt nhạt, ánh mắt ln nhìn xuống chân, dáng ngƣời mảnh khảnh ngồi co cứng, mái tóc tơ rối bù, đơi tay vẫn cịn dính đồ ăn và mực bút bi,…tất cả ở em khiến ngƣời đối diện có cảm giác xót xa, trăn trở. Sự lo lắng, bất an toát lên ở em. Dƣờng nhƣ Mai đã dựng một bức tƣờng băng giá “đơng cứng” bản thân mình, ngăn cách bản thân với những ngƣời xung quanh.

2.2. Các vấn đề đạo đức

2.2.1. Đạo đức trong tiếp nhận ca lâm sàng

Theo thỏa thuận hợp tác giữa Văn phòng tham vấn và trị liệu tâm lý trẻ em - Hội khoa học tâm lý, giáo dục Việt Nam với trƣờng mầm non chất lƣợng cao….nơi Mai đang theo học, nhà tâm lý có trách nhiệm tham vấn tâm lý cho những trƣờng hợp giáo viên, phụ huynh và trẻ có nhu cầu tham vấn, trị liệu tâm lý. Phòng tham vấn tâm lý nằm ở cuối hành lang tầng 3 tòa nhà đa năng, là nơi đủ yên tĩnh, riêng tƣ và trang thiết bị cần thiết hỗ trợ thân chủ. Văn phịng ln có một nhà tâm lý tâm lý, hai giáo viên giáo dục đặc biệt làm việc hàng ngày đƣợc giám sát bởi một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.

Vấn đề bảo mật trong giao tiếp giữa nhà tâm lý và thân chủ là một vấn đề quan trọng đƣợc đề cập trực tiếp trong nhiều bộ nguyên tắc đạo đức của các Hiệp hội Nhà tâm lý. Một nhiệm vụ của nhà tâm lý ngay khi bắt đầu mối quan hệ tƣơng tác là phải thảo luận về sự hạn chế của tính bảo mật với tất cả những ngƣời có liên quan. Nhà tâm lý cũng cần tìm hiểu những điều luật phù hợp với nơi cƣ trú để tính đƣợc những giới hạn có liên quan đến ngun tắc giữ bí mật (khi nào nhà tâm lý có thể tiết lộ thơng tin) cũng nhƣ các dạng thức sử dụng thông tin thông thƣờng mà nhà tâm lý thƣờng dùng trong các hoạt động của nhà tâm lý (APA, 2002). Vì vậy, trong buổi làm việc đầu tiên khi trẻ đƣợc giáo viên chủ nhiệm lớp đƣa tới phòng tâm lý, mặc dù trẻ chƣa nói chuyện với nhà tâm lý, chúng tơi vẫn cố gắng nói với Mai rằng: “Những

thơng tin trong các buổi nói chuyện giữa cơ và con sẽ hồn tồn được giữ bí mật, khi có thơng tin gì cần trao đổi với bố mẹ con, cơ giáo ở lớp hay bất cứ ai, cô sẽ cố gắng thông báo cho con và hỏi ý kiến của con trước”.

Tuy nhiên, sau khi xác định Mai mắc chứng câm chọn lọc, nhà tâm lý đã làm việc với gia đình và giáo viên chủ nhiệm ở lớp để cùng phối hợp thực hiện kế hoạch hỗ trợ trẻ. Rất nhiều thông tin đã đƣợc trao đổi giữa ba bên (nhà tâm lý- bố mẹ của Mai - giáo viên chủ nhiệm lớp) đã không đƣợc thông báo trƣớc với Mai trong nỗ lực giúp bố mẹ (đặc biệt là ngƣời mẹ) thay đổi cách tƣơng tác với con nhằm giúp Mai tự tin hơn, giảm căng thẳng, lo âu trong khi tiếp xúc với ngƣời khác.Bố mẹ Mai cũng nhƣ giáo viên ở lớp lúc đầu đều chƣa có cái nhìn chính xác về vấn đề của trẻ, trong mắt ngƣời lớn, sự im lặng của Mai là sự chống đối, nhút nhát hoặc lì lợm khơng chịu vâng lời, chƣa ai nhìn thấy sự lo âu, bất an của đứa trẻ, chƣa ai nghĩ đứa trẻ cần sự giúp đỡ của ngƣời lớn, những ngƣời xung quanh để vƣợt qua, để cảm thấy an toàn hơn. Thật may mắn, sau đó, giáo viên chủ nhiệm lớp và ngƣời mẹ khá hợp tác trong quá trình làm việc.

Nhà tâm lý đã yêu cầu bố mẹ Mai đƣa trẻ đi khám tổng quát ở viện Nhi trung ƣơng: Kiểm tra thính giác (khả năng nghe của trẻ và khả năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng câm chọn lọc ở trẻ 5 tuổi, selective mutism in five year old children (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)