2.3.2 .Kết quả đánh giá
2.5. Thực hiện can thiệp
2.5.3. Giai đoạn 3
Mục tiêu:
-Mai có những giao tiếp đơn giản bên ngồi phịng trị liệu với những ngƣời xung quanh khi khơng có mẹ hoặc nhà tâm lý ở đó.
- Chơi với em, trông em giúp mẹ. - Phát triển nhận thức.
Số lượng các phiên đã thực hiện: 8 buổi trong vòng 1 tháng. Các kỹ thuật đã thực hiện:
Ở giai đoạn này, nhà tâm lý sử dụng kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức để giúp Mai nhận thấy tầm quan trọng của lời nói, giao tiếp với mọi ngƣời, giúp em vƣợt qua nỗi lo lắng, sợ hãi ban đầu để hòa nhập với các bạn. Khi Mai nói chuyện với nhà tâm lý hay bất cứ một giáo viên nào của phòng tham vấn, mọi ngƣời đều tỏ ra rất hứng khởi và vui vẻ để Mai thấy “sức mạnh của ngơn ngữ”, nói chuyện sẽ giúp em dễ chịu, vui vẻ, hạnh phúc hơn. Khi Mai muốn điều gì, thay vì chỉ tay, nhà tâm lý hƣớng dẫn em diễn đạt mong muốn của mình thành câu. Qua đó, Mai nhận ra dùng lời nói dễ dàng đạt đƣợc mục đích hơn là im lặng.
Nhà tâm lý khen ngợi những thành tích Mai đã đạt đƣợc trong khoảng thời gian qua, thông báo với Mai buổi học (theo ngơn ngữ của nhà tham vấn nói với Mai, em coi việc mình lên phịng tham vấn tâm lý nhƣ là một tiết học ngoại khóa giống các bạn) tới sẽ diễn ra ở lớp của Mai.Nhà tâm lý giúp Mai
chuẩn bị tâm thế cho các hoạt động giao tiếp diễn ra bên ngồi phịng trị liệu nhằm tránh Mai bị sốc lại tiếp tục thu mình lại khơng giao tiếp. Cùng Mai lên kế hoạch về những hoạt động sẽ làm ở lớp. VD: Hai cô cháu sẽ chơi trò chơi Bác sỹ khám bệnh với các bạn. Nhà tâm lý cùng Mai đóng vai thực hành trƣớc, hƣớng dẫn Mai cách nói chuyện, rủ bạn cùng chơi.
Thời gian đầu, nhà tâm lý đồng hành cùng Mai trong các hoạt động tại lớp học, phòng vận động, phòng tiếng anh, tập thể dục ở sân trƣờng. Nhà tâm lý tách dần Mai ra để em tự lập trong các hoạt động giao tiếp với các bạn ở trƣờng. Kết thúc buổi làm việc, nhà tâm lý động viên em đã làm rất tốt, em thật tuyệt và chuẩn bị tâm thế cho em ở các hoạt động tiếp theo.
Song song với hoạt động giao tiếp ở trƣờng, nhà tâm lý tƣ vấn cho bố mẹ Mai thay đổi cách giao tiếp ứng xử với hai con. Để giải quyết vấn đề ghen tỵ với em trai. Bố mẹ Mai cần giải thích cho Mai hiểu, tình cảm bố mẹ dành cho hai chị em là nhƣ nhau. Cách ứng xử khác nhau của bố mẹ dành cho hai chị em là do em nhỏ hơn nên cần sự chăm sóc nhiều hơn. Bố mẹ Mai thực hiện một số cách giúp Mai cảm nhận vị trí của ngƣời chị cả trong gia đình, thấy đƣợc vai trị của mình với em nhƣ: giúp bố mẹ trông em, bố mẹ muốn đƣa đồ gì cho em trai thì đƣa cho Mai để Mai đƣa em, đi làm về, mẹ Mai cũng chú ý chào Mai trƣớc rồi mới đến em,…
Bố mẹ Mai tăng cƣờng các hoạt động chung của cả gia đình nhƣ: cùng nhau đi siêu thị, nghỉ cuối tuần, mời thêm anhem, bạn bè đến nhà chơi để Mai có nhiều cơ hội tiếp xúc với mọi ngƣời. Trong các hoạt động, cả nhà tâm lý và gia đình Mai đều quán triệt nguyên tắc không gây áp lực với Mai mà luôn khuyến khích, động viên em nói chuyện với mọi ngƣời, chấp chận cho em những khoảng im lặng cần thiết.
Đáp ứng của thân chủ:
Xét về mặt tính khí hệ thần kinh, Mai là một cơ bé hƣớng nội, giàu tình cảm nên khơng thể yêu cầu em năng động, tham gia các hoạt động ngoại khóa múa hát nhƣ các bạn khác. Tuy nhiên, sau 3 tháng trị liệu, Mai đã có những đáp ứng khá tốt đối với hoạt động trị liệu. Mai đã có thể giao tiếp bình thƣờng với các bạn ở lớp và mọi ngƣời, biết trả lời “Con khơng biết” hoặc “Con khơng thích” khi ai đó hỏi chuyện thay vì im lặng.
Đánh giá của nhà tâm lý.
Trong quá trình làm việc, nhà tâm lý đánh giá cao sự nỗ lực của bản thân Mai. Em là một cơ bé ngoan, rất nghe lời, thích đƣợc khen và biết cố gắng. Mẹ Mai sau khi hiểu vấn đề của con đã rất phối hợp với nhà tâm lý trong các hoạt động hỗ trợ con. Giáo viên và các bạn ở lớp Mai là một tập thể rất nhiệt tình đã tạo đƣợc một mơi trƣờng an tồn để Mai vƣợt qua sự lo âu của bản thân.