Giai đoạn 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng câm chọn lọc ở trẻ 5 tuổi, selective mutism in five year old children (Trang 84 - 94)

2.3.2 .Kết quả đánh giá

2.5. Thực hiện can thiệp

2.5.2. Giai đoạn 2

Mục tiêu can thiệp:

- Thiết lập mối quan hệ giữa nhà tâm lý với Mai.

- Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề, suy nghĩ, cảm xúc của Mai thông qua các hoạt động: chơi, vẽ tranh, trò chuyện với con thú nhỏ, vận động, hát, nhảy múa,…

- Đánh giá, trị liệu vấn đề ganh tỵ với em.

- Thực hành các hoạt động giao tiếp, chơi, vận động với nhà tâm lý, giáo viên phòng tham vấn tâm lý, các bạn tại phòng tham vấn.

Số lượng các phiên trị liệu: 16 buổi (trong 2 tháng). Các kỹ thuật đã thực hiện:

Hai buổi đầu: Mẹ Mai cùng Mai đến phòng tham vấn, hai mẹ con sử

dụng các dụng cụ, đồ chơi ở phòng tham vấn để chơi và trò chuyện. Nhà tâm lý sử dụng nguyên tắc của kỹ thuật giải mẫn cảm hệ thống, ở bên cạnh hai mẹ con lấy các đồ chơi đƣa cho hai mẹ con để Mai cảm thấy sự có mặt của nhà tâm lý không khiến em sợ hãi mà khá an tồn, thích thú. Dần dần, nhà tâm lý đã chơi cùng Mai và mẹ trò chơi với búp bê (thay trang phục cho búp bê, chải tóc, tết tóc và làm một show diễn thời trang cho các bạn búp bê nhỏ) và nấu ăn (xách làn đi chợ, lựa chọn đồ ăn, nấu rau cải, thịt bò, gọt táo,… cho các bạn gấu bông ăn).

Mẹ Mai quay clip Mai nói chuyện, hát ở nhà gửi đến cho nhà tâm lý.

Các buổi tiếp theo: Nhà tâm lý sử dụng kỹ thuật“Noi gương chính

viên Mai là một cô bé đáng yêu, hát hay và xinh đẹp, khuyến khích Mai thả lỏng, lắc lƣ ngƣời theo bài hát và ngâm nga hát theo.

Mai rất thích chơi đồ hàng, chơi búp bê, chơi giả vờ với các con thú, các trị chơi hóa trang, tạo hình và vẽ. Em là một cơ bé khéo tay và có năng khiếu nghệ thuật. Nhà tâm lý cùng em làm mặt nạ hóa trang, tạo hình ngƣời tuyết bằng giấy, làm bể cá cảnh, làm đèn lồng, tạo hình con rùa, con lợn,… Trong quá trình tạo hình, nhà tâm lý cố gắng trị chuyện với Mai về những con vật, đồ vật mà cả hai đang làm, cho Mai quyền lựa chọn sản phẩm, dụng cụ mà em thích, hỗ trợ Mai làm những cơng đoạn khó, u cầu Mai ra xin cơ Phƣợng (một giáo viên làm việc ở gian bên cạnh) giấy màu, hồ dán,…cho em bé một con cá em vừa làm đƣợc, cùng vỗ tay hát bài “chú ếch con” khi làm xong con ếch…. Thơng qua hoạt động Mai u thích, nhà tâm lý đã thiết lập đƣợc mối quan hệ với Mai, em tỏ ra khá thoải mái, cởi mở và thích đến phịng tham vấn tâm lý học.

Đối với tất cả các sản phẩm của Mai, nhà tâm lý đều hỏi “Con tặng

…cho ai?”. Hầu hết các sản phẩm Mai đều dành tặng cho mẹ hoặc giữ lại

chon bản thân mình. Khi nhà tham vấn nói “Con nào dành cho em S?” thì Mai lắc đầu khơng nói.

Bảng 6: Các sản phẩm tạo hình của thân chủ Mai

Phương pháp phân tích tâm lý trẻ em qua tranh vẽ.

Tranh vẽ là một trong những phƣơng tiện biểu đạt đầu tiên của trẻ. Trong tâm lý học lâm sàng, “tranh vẽ là một trong những phƣơng pháp phóng chiếu dựa trên hình thức biểu đạt tâm lý bằng hình ảnh, biểu tƣợng. Khi vẽ một đối tƣợng nào đó, chủ thể có thể tỏ thái độ của mình đối với đối tƣợng đó một cách vơ thức hoặc có ý thức. Chủ thể khơng bao giờ qn vẽ những gì mà đối với họ là rất quan trọng và có ý nghĩa, cịn những gì ít ý nghĩa hơn hoặc

khơng quan trọng thì ít đƣợc chủ thể quan tâm, chú ý đến” (Nguyễn Thị Minh Hằng,2016). Tranh vẽ đƣợc công nhận là một tấm gƣơng và phản ánh tính cách của trẻ. Cho dù bản vẽ là tự phát hay đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn, nó ln mang đến cho trẻ cơ hội để thể hiện những gì mình đang suy nghĩ. Trong trƣờng hợp của Mai, một bé gái 5 tuổi mắc chứng câm chọn lọc, khả năng giao tiếp và ngơn ngữ vơ cùng hạn chế nhƣng lại có năng khiếu mỹ thuật và u thích vẽ tranh thì đây quả là một công cụ tuyệt vời để làm việc với trẻ. Mặc dù vẽ là một cơng cụ hiệu quả để tìm hiểu rõ hơn vơ thức của đứa trẻ. Tuy nhiên, việc xử lý và giải thích kết quả của hoạt động này lại là một công việc khó khăn và có nhiều biến số. Để phân tích các sản phẩm tranh vẽ của Mai, nhà tâm lý đã sử dụng các kỹ thuật đƣợc trình bày trong sách “Nhận biết tâm lý trẻ em qua tranh vẽ” của GS.TS Trần Thị Minh Đức, bao gồm: Nội dung bức tranh, các nhân vật trong tranh, khuôn mặt, bối cảnh của bức tranh, tƣ thế, vị trí của các nhân vật, bố cục khơng gian của bức tranh, kích thƣớc các hình ảnh trong tranh, màu sắc, nét vẽ, lực ấn,… Trong trƣờng hợp của Mai,nhà tâm lý sử dụng tranh vẽ của gia đình, tranh vẽ tự do.

Tranh vẽ gia đình:

Đầu tiên, tranh vẽ của gia đình giúp nhà tâm lý hiểu đƣợc kết cấu của gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vị trí của Mai trong gia đình.

Đến buổi làm việc thứ 8, nhà tâm lý nói chuyện với Mai, rằng hơm này chúng ta sẽ vẽ bức tranh về gia đình mình. Mai khơng từ chối nhƣng em im lặng, em ngồi bất động một khoảng thời gian trƣớc tờ giấy trắng, mắt không rời hộp bút chì màu. Nhà tâm lý khuyến khích Mai bằng cách nói rằng đó là gia đình của con, con có thể vẽ theo ý con muốn và cơ khơng cho bất cứ ai nhìn thấy bản vẽ của con. Cuối cùng, Mai cũng vẽ bức tranh gia đình mình, theo thứ tự từ trái qua phải: mẹ, Mai, bố và em trai.

Bảng 7: Bức tranh gia đình Mai

Bức tranh gia đình: (từ trái qua phải) Mẹ, Mai, Bố, Em trai

Xét về mặt mỹ thuật, đối với một bé gái 5 tuổi, bức tranh gia đình của Mai thể hiện em là một cô bé có khả năng vẽ tốt. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, bức tranh cho chúng ta cảm giác khá trống trải, khoảng trắng còn lại của tờ giấy còn nhiều. Có những nét vẽ khá thanh mảnh, đẹp nhƣ vẽ trang phục của mẹ, của Mai nhƣng lại có những nét vẽ chƣa thuần thục: cổ của mẹ và bố khơng dính vào ngƣời, bàn tay to quá khổ so với cánh tay thể hiện sự chƣa phát triển thuần thục về mặt tình cảm xã hội.

Các hình vẽ tập trung vào phía bên trái của tờ giấy thể hiện Mai là một đứa trẻ hƣớng nội, thụ động, có xu hƣớng thối lùi, xa cách với thế giới bên ngoài và gắn bó với mẹ. Các nét vẽ mờ, nhẹ, đậm nhạt không rõ ràng khi vẽ

mẹ và bố cho thấy một sự bất an, lo lắng. Mai vẽ mẹ đầu tiên, cao lớn nhất nhà, đứng thẳng ngƣời, mặc váy rất đẹp, em cịn tẩy mái tóc màu nâu vẽ lại màu đen cho đẹp. Mai đứng gần mẹ nhất, chìa tay, nghiêng ngƣời về phía mẹ. Em chọn váy màu xanh dƣơng cho mình vì đó là váy Elsa, mẹ mặc váy hồng. Có thể thấy Mai yêu và gắn bó với mẹ nhất trong gia đình. Bố và em trai đứng xa hơn. Bố mặc quần áo màu đen đƣợc tô mạnh tay hơn, bàn chân to bất thƣờng so với cổ chân thể hiện cảm giác bất an khi nghĩ đến bố, không gắn kết, yêu thƣơng. Ngôi nhà Mai vẽ bé, có cửa chính nhƣng đã bị tơ màu che gần kín hết, khơng có cửa sổ, khơng có lối đi vào thể hiện một cơ bé có rối nhiễu về mặt tình cảm, khó khăn trong giao tiếp, vẫn bám dính với mẹ. Em trai đứng xa nhất, nhỏ nhất đƣợc Mai vẽ sau cùng, nét vẽ thiếu tay của em cho thấy Mai khơng u thích em, muốn đẩy em ra xa, thể hiện sự ganh tỵ với em. Các nét vẽ tia nắng ông mặt trời ngắn, thiếu tự tin.

Trả lời câu hỏi của nhà tâm lý: "Ai là người đẹp nhất? Con thích ai

nhất? Ai hạnh phúc nhất?”. Mai trả lời đó là mẹ mình, cịn Mai là cơng chúa

Elsa xinh đẹp.

Hình ảnh người mẹ:

Buổi làm việc tiếp theo, nhà tâm lý yêu cầu Mai vẽ tranh vẽ tự do, điều này cho phép Mai thể hiện mong ƣớc của bản thân hoặc những dồn nén, lo âu trong tâm trạng cô bé. Nhà tâm lý nói: “Hôm nay, chúng ta sẽ vẽ một bức

Bảng 8: Tranh vẽ tự do

Tranh vẽ điều em thích nhất: Mẹ và Mai (từ trái qua phải)

Hình ảnh ngƣời mẹ xuất hiện nhiều lần trong các bức vẽ của Mai. Vì vậy, nhà tâm lý tập trung vào khai thác mối quan hệ mẹ con giữa Mai và mẹ. Ở bức tranh này, Mai vẽ mẹ và bản thân đang đi dạo trên bãi cỏ trƣớc nhà. Các nét vẽ vẫn đơn điệu thiếu kết nối. Ngôi nhà của Mai đứng đơn độc, cánh cửa chính bị che gần hết, khơng có cửa sổ và các nét vẽ rất giống các bức tranh khác của Mai. Dƣờng nhƣ em chỉ tƣ duy đƣợc một mẫu hình nhƣ thế. Điều này cũng xảy ra trong các bức vẽ sau này của Mai, em thƣờng vẽ một mẫu nhà, một ông mặt trời, một kiểu ghế ngồi, một kiểu cỏ, một kiểu vẽ cây,…cho tất cả các bức vẽ của mình. Em chỉ thay cách sắp xếp và trang phục của ngƣời. Đó có thể là một mẫu hình tƣ duy rập khn máy móc hoặc một sự quen bị áp đặt từ bé.Trong bức tranh này, Mai vẽ điều em thích nhất là đƣợc đi chơi một mình với mẹ. Em vẽ trang phục, kiểu tóc của mình gần giống

mẹthể hiện sự muốn đồng nhất bản thân với mẹ. Cũng thể hiện cảm giác thấp kém về bản thân trƣớc một ngƣời mẹ toàn năng.

Trị chuyện lâm sàng thơng qua mơ hình các biểu tượng

Ở buổi làm việc thứ 11, nhà tâm lý quyết định sử dụng mơ hình các con thú nhỏ nhằm mục đích khám phá những nỗi sợ về những mối quan hệ trong cuộc sống của Mai. Đồng thời, giải tỏa cảm xúc tiêu cực, củng cố những cảm xúc tích cực trong em.

Bảng 9: Mơ hình các con thú nhỏ

Mai: con thỏ Mẹ: con voi Bố: con hổ em: con báo

Nhà tâm lý nói:

“Cơ nghĩ rằng hơm nay chúng ta sẽ chơi với các con vật đồ chơi của cô. Chúng ta sẽ chơi với chúng theo một cách đặc biệt. Cháu muốn chọn con vật nào mà cháu nghĩ giống cháu nhất?”.

Điều này đã thu hút đƣợc Mai, cơ bé nhìn chăm chú vào các con vật và chọn một con thỏ trắng. Mai miêu tả con thỏ trắng xinh đẹp, vâng lời đƣợc mẹ bế. Em chọn một con voi là mẹ, một con hổ là bố và em trai là một con báo nhỏ. Em miêu tả con voi to khỏe, làm nhiều việc nên nó thƣờng hay về muộn. Con hổ ở nhà, nó gầm rất to, nó có răng để cắn. Con báo nhỏ chạy nhanh.

Khi nhà tham vấn yêu cầu: “Bây giờ, chúng ta hãy đưa gia đình các

con thú nhỏ này về nhà của chúng nhé. Cháu hãy đặt chúng vào nhà của chúng nào”,nhà tâm lý chỉ vào khay cát. Mai đặt con thỏ vào khay cát trƣớc

tiên, cho nó đứng dƣới một gốc cây, con hổ và con báo đứng gần nhau trong nhà. Con thỏ đang đợi con voi đi làm về. Khi nhà tâm lý nói “Con voi đi làm

về muộn quá, thỏ con vào chơi với hổ và báo đi” thì Mai lắc đầu. Em nhất

quyết khơng di chuyển vị trí của con thỏ. Nhà tâm lý quyết định giúp Mai giải tỏa những cảm xúc tiêu cực với bố.

Nhà tâm lý: Con thỏ này nghĩ gì về con hổ nhỉ?

Mai: Con hổ khơng u con thỏ. Con hổ nói to. Con hổ đánh con thỏ. Nhà tâm lý: Thế con thỏ có muốn nói gì với con hổ khơng?

Mai: (Im lặng)

Nhà tâm lý: Con thỏ này có muốn làm gì con hổ khơng? Mai: Đánh con hổ. Con hổ hư.

Nhà tâm lý: Uh. Đánh luôn. Nào thỏ, sút cho hổ một phát. Mai: (Cầm con thỏ gõ gõ vào đầu con hổ) Hư!!! Hư.

Nhà tâm lý: Xử lý xong con hổ rồi. Bây giờ con thỏ có muốn nói gì với con

hổ khơng?

Mai: (Im lặng)

Nhà tâm lý: Để cô bảo con hổ nhé. Con hổ này hư. Không được đánh thỏ

con. Phải yêu thỏ con chứ. Nhỉ? Thế thỏ đừng giận hổ nữa nhé. Từ giờ hổ không làm vậy nữa đâu. Hổ biết lỗi rồi.

Mai: Con hổ chỉ yêu con báo thôi. Ghét con báo.

Nhà tâm lý: Con hổ này làm không đúng rồi. Phải yêu thỏ và báo bằng nhau

chứ. Chắc tại báo bé hơn mà chiều hơn thỏ được. Nhỉ? Con báo này bé quá nên được bố mẹ chăm sóc nhiều hơn rồi. Chị thỏ lớn rồi. Biết tự làm mọi

chuyện không cần bố mẹ phải đút cho ăn như em báo. Tại em báo này bé quá nên không biết cứ tranh đồ chơi của chị thỏ đúng khơng?

Mai: (khóc, gật đầu)

Nhà tâm lý: Thế từ giờ hổ ngoan rồi, không đánh thỏ nữa. Báo ngoan rồi, không tranh đồ chơi của thỏ nữa. Thỏ đừng giận nữa nhé.

Bên cạnh việc giúp Mai giải tỏa cảm xúc tiêu cực với bố. Kết thúc phiên làm việc với Mai, nhà tâm lý đã gọi điện trao đổi với mẹ Mai. Đề nghị mẹ Mai trao đổi với bố để thay đổi cách ứng xử với Mai ở nhà.

Đáp ứng của thân chủ:

Sau hai tháng trị liệu, Mai đã có những cải thiện đáng kể trong giao tiếp. Mai có thể trị chuyện cởi mở, vui vẻ với nhà tâm lý, các giáo viên trong phòng tham vấn, nói chuyện với bố và em trai nhiều hơn. Khi có ngƣời lạ xuất hiện trong cuộc trò chuyện với nhà tâm lý, Mai khơng cịn các triệu chứng cơ thể nhƣ vã hồ môi, lạnh tay chân,… Em bắt đầu sử dụng những giao tiếp phi ngôn ngữ với mọi ngƣời xung quanh.

Nhận thức của Mai cũng đã đƣợc cải thiện một phần, em có khả năng diễn đạt ý thành câu dài, nhận biết đƣợc các hình dạng, màu sắc.

Đánh giá của nhà tâm lý:

Kết thúc giai đoạn 2, nhà tâm lý cùng mẹ Mai lƣợng giá lại những mục tiêu Mai đã đạt đƣợc: Mai giao tiếp đƣợc với nhà tham vấn và các giáo viên khác ở phòng tham vấn, biết chủ động yêu cầu ngƣời khác khi có nhu cầu, chơi đƣợc với các bạn trong phịng tham vấn, nói chuyện với bố và em trai.

Nhà tâm lý ln phải duy trì một tâm thế để Mai khơng nhầm mình thành ngƣời mẹ thứ hai ở trƣờng của em, không tạo nên sự gắn bó, yêu thƣơng quá mức. Tuy nhiên, Mai rất nghe lời và tin tƣởng nhà tâm lý.

Phản hồi của thân chủ:

Đối với Mai, mỗi phiên làm việc với nhà tâm lý nhƣ một giờ học ngoại khóa đặc biệt mà chỉ mình em đƣợc tham gia (Ở trƣờng mầm non, có một số tiết học ngoại khóa cho trẻ để phụ huynh đăng ký thêm cho con nhƣ Kỹ năng sống, tạo hình, lắp ghép Lego,…) nên em rất hào hứng và thích thú. Dƣờng nhƣ em cảm nhận đƣợc giá trị của bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chứng câm chọn lọc ở trẻ 5 tuổi, selective mutism in five year old children (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)