Các nghiệp vụ mà Công ty đang áp dụng hiện nay là phù hợp và có hiệu quả. Nhưng các nghiệp vụ đó vẫn có thể thay đổi một cách linh động. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều yếu tố mà Công ty không kiểm soát được như kinh tế, chính trị, pháp luật,... sẽ luôn được điều chỉnh và điều này sẽ kéo theo việc các nghiệp vụ phải được thay đổi cho phù hợp với tình hình.
Công ty phải tìm hiểu kỹ đối tác kinh doanh, không chỉ tìm hiểu các đối tác nước ngoài mà cả những đối tác trong nước. Việc tìm hiều quá trình phát triển của họ, lĩnh vực kinh doanh của họ, những ưu điểm, khuyết điểm của vật tư nguyên liệu, thiết bị do họ sản xuất,...là những điều cần biết trước khi đặt vấn đề cộng tác làm ăn. Đây là điều quan trọng vì trong kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều tham gia kinh doanh và trong đó có cả những Công ty ma, những Công ty trung gian môi giới, những Công ty làm ăn trái pháp luật.
Hơn nữa, cũng cần phải nắm vững nghệ thuật đàm phán, biết vận dụng ba yếu tố của đàm phán là thời gian, bối cảnh và quyền lực của đàm phán sao cho có lợi nhất vì đàm phán là một quá trình mà ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên.
Khi ký kết hợp đồng Công ty nên chú ý nhiều đến điều khoản giá cả để giảm chi phí đầu vào. Nhưng không vì thế mà Công ty nhập khẩu những vật tư chất lượng kém, thiết bị cũ do các nước khác thải loại, thời gian sử dụng sắp hết và có thể ảnh hưởng tới môi trường sống. Mọi điều khoản của hợp đồng cần được đảm bảo chặt chẽ để tránh vần đề rắc rối khi có sự cố xảy ra. Hiện nay các điều khoản về bất khả kháng chưa được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đúng mức và chính điều này đã gây bất lợi cho chúng ta. Đơn giản là vì tình hình mỗi nước đều có khả năng thay đổi, đều có thể xảy ra các tình trạng bất khả kháng theo chiều hướng không có lợi cho Công ty cần quan tâm tới vấn đề này để được an toàn trong kinh doanh.
Khi thực hiện các thủ tục hải quan để tiếp nhận hàng hoá, Công ty cần chú ý điểm sau: Hải quan Việt Nam dù có nhiều cố gắng trong việc đơn giản hoá các thủ tục hải quan nhưng trên thực tế thì các thủ tục để thông quan hàng hóa vẫn là một
47
vấn để phực tạp và khó khăn. Để tránh phiền hà, khi làm thủ tục hải quan cán bộ nhân viên Công ty cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như: hợp đồng, quyết định của Bộ Thương mại phê duyệt nhập khẩu, công văn phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tờ khai hải quan bẳng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu, lệnh giao hàng, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói chi tiết,... Trong tờ khai hải quan cần nêu rõ mã của hàng hoá