Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đang ngày càng phát triển với nhiều những hiệp định thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng này. Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ những năm 1980 Việt Nam đã thực hiện xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh... xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ khi có hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam EU.
Đối với Công ty TNHH ĐT-TM VÀ PT, thị trường EU chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công ty. Theo số liệu nêu trên, thị trường EU thường chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty khá ổn định qua các năm. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU của công ty đạt 1.009.000 USD. Tuy đây là con số còn khá khiêm tốn song cũng đã nói lên thành công bước đầu của công ty trong quá trình thâm nhập vào một thị trường này. Vì EU là một thị trường còn khá mới mẻ đối với công ty nên hiểu biết về thị trường này còn nhiều hạn chế. Thông tin mà Công ty có được về thị trường EU chủ yếu là từ các ấn phẩm tạp chí của bộ thương mại và đại sứ quá của các nước đó tại Việt Nam. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng lên 1.509.000 chiếm 50% cơ cấu hàng hóa xuất khẩu,đây là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này cho thấy công ty hoàn toàn có khả năng thâm nhập vào thị trường EU. Tuy nhiên, sang những năm
31
2011 thì kim ngạch xuất khẩu vào EU của Công ty lại bị giảm xuống còn 1.107.000 USD và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong quý I năm 2012.
Nguyên nhân của sự giảm sút trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang EU là do:
Năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đã dẫn tới việc cắt giảm chi tiêu đáng kể của chính phủ và người dân. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã sụt giảm đáng kể.Các nước xuất khẩu lớn như Thái lan, Indonesia,...đã phục hồi mạnh mẽ, cùng với Trung Quốc bắt đầu các chương trình phát triển mới mạnh mẽ hơn trước đây bằng việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị, khuyến khích đầu tư, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nên đã nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm của họ.
Trong khi đó Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng thì những sự thay đổi vẫn còn chậm chạp, các chính sách vĩ mô cùa chính phủ còn chưa nhất quá nên đã ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Hơn nữa, năng suất lao động công nhân Việt Nam còn thấp chỉ bằng 60-70% so với các nước trong khu vực. Với khả năng xuất khẩu hàng như vậy, công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trên thị trường EU. Công ty mới thâm nhập vào thị trường EU nên hiểu biết về thị trường của còn quá ít ỏi, thiếu thông tin về thị trường giá cả, các chính sách về chất lượng hàng hóa, thị hiếu của người tiêu dùng và mặt hàng được ưa chuộng, kinh nghiệm trên thương trường còn thiếu.