Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
2.3. Đánh giá chung về chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.1.1. Những ưu điểm
Qua việc tìm hiểu, đánh giá và khảo sát thực tiễn cho thấy, đến thời điểm hiện nay phần lớn công chức cấp xã huyện Hoa Lư ln có bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm vững vàng về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó với nhân dân. Nhìn chung, cơng chức cấp xã huyện Hoa Lư đã có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, không ngừng phấn đấu rèn luyện học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn, để giải quyết cơng việc được tốt hơn.
Những năm qua, việc tạo điều kiện để công chức cấp xã tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cả về trình độ lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin...) điều này làm cho chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư đã được nâng lên rõ rệt, phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở, góp phần quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Nhiều cơng chức có tác phong làm việc nhanh nhẹn, chủ động tham mưu đề xuất với lãnh đạo về những biện pháp quản lý trong lĩnh vực được phân công. Rèn luyện được tác phong làm việc khoa học đem lại hiệu quả cao. Trong khi giải quyết công việc, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân dân, phát hiện và tiếp thu những ý kiến, những kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng. Hiện nay, với tỷ lệ 75,6% công chức cấp xã trong độ tuổi từ 20-50 tuổi cho thấy lực lượng này ngày càng được trẻ hóa. Đồng thời ý thức, thái độ trong giao tiếp của công chức khi thực hiện nhiệm vụ với tổ chức, cơng dân đúng mực, có trách nhiệm, tận tình
và chu đáo hơn; tình trạng quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp dần được hạn chế... Qua đó, các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết cơng việc ngày càng được cơng khai minh bạch tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp đến liên hệ cơng tác, góp phần trong đóng vai trị then chốt trong việc đưa chủ trương, chính sách đến gần với người dân hơn.
Thực hiện Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, công chức cấp xã của huyện Hoa Lư đã từng bước được ổn định theo quy định. Các quy định pháp luật đã tạo một bước chuyển đổi về nhận thức, về thực hiện tuyển dụng, về chế độ, chính sách đối với cơng chức cấp cấp xã, được xếp lương theo bảng lương cơng chức hành chính, được hưởng phụ cấp phân loại xã, phụ cấp công vụ... Do vậy, đã tạo động lực cho cơng chức n tâm cơng tác và tích cực khắc phục khó khăn, chủ động tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, trình độ chính trị và năng lực thực thi cơng vụ cơ bản đáp ứng tương đối tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, giúp cho hoạt động của từng công chức ngày càng hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cơng vụ của chính quyền cơ sở.
Việc tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện để công chức nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết (kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin...) điều này giúp cho công chức cấp xã đã phát huy được năng lực chuyên môn, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Với việc tăng cường, mở rộng và duy trì thường xuyên các hình thức đào tạo bồi dưỡng cùng với việc bản thân các cơng chức cấp xã tích cực, chủ động tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng đã góp phần tạo nguồn bổ sung và góp phần chuyển biến đáng kể về trình độ, chất lượng cho cơng chức cấp xã, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ cơng vụ có chuyển biến tốt hơn, kỹ năng hành chính và hiệu quả cơng tác ngày một cao hơn.
2.3.1.1. Nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật của Trung ương, của tỉnh Ninh Bình
về cơ bản đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, cơ chế chính sách cho cơng chức cấp xã tương đối phù hợp cho việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ này trong thời gian hiện tại và cả giai đoạn tới.
Thứ hai, phần lớn các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã nhận
thức sâu sắc, đúng đắn về vị trí, u cầu của cơng tác cán bộ và nâng cao chất lượng công chức cấp xã trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác tổ chức cán bộ trong thời gian gần đây ngày càng đổi mới, trong triển khai thực hiện đảm bảo khách quan, dân chủ, chặt chẽ và đúng quy trình. Cơng tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, bố trí, sử dụng công chức dân chủ, nền nếp hơn.
Thứ ba, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành chính sách thu hút tuyển dụng những
người có trình độ cao về cơng tác tại UBND cấp xã, vì vậy chất lượng cơng chức cấp xã được nâng cao; cơng chức được tuyển dụng có trình độ chun mơn được đào tạo chính quy, có trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước; công chức trẻ nên tiếp cận công việc nhanh, giải quyết công việc khoa học.
Thứ tư, Huyện ủy, UBND huyện đã thực hiện tốt các chỉ thị, hướng dẫn của
cấp trên; phổ biến, quán triệt nội dung CCHC của tỉnh Ninh Bình; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà Nhà nước quy định; thực hiện công tác CCHC tại địa phương theo thẩm quyền quy định; hàng năm, tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chun mơn và lý luận chính trị.
Thứ năm, bản thân mỗi công chức luôn tự ý thức về vị trí, vai trị và trách
nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao. Từ đó xác định cho mình thái độ làm việc và tinh thần tự học để nâng cao trình độ và tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống.