Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và đổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 84)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cơng chức cấp xã huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

3.2.1. Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác cán bộ và đổ

tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ ở cơ sở

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền, thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời vẫn phát huy được vai trị quản lý nhà nước của chính quyền. Đảng lãnh

đạo chính quyền thơng qua cơng tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đảng viên để giới thiệu, ứng cử vào các cơ quan trong bộ máy chính quyền các cấp. Đảng thường xuyên kiểm tra hoạt động của chính quyền, kịp thời phát hiện và uốn nắn những lệch lạc trong công tác quản lý nhà nước, trong công tác cán bộ và nhất là đưa ra những định hướng trong công tác quy hoạch cán bộ.

Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII xác định

“Đẩy mạnh thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng và phát triển các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử, đơ thị văn minh, phát triển hạ tầng số hướng tới chính quyền số. Hồn thành tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia”.

Để thực hiện được mục tiêu trên và xuất phát từ thực trạng chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư, cùng với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng của công chức cấp xã, đây là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Do đó, Huyện ủy, HĐND, UBND và Đảng uỷ, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa cơng tác cán bộ, qui định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong xây dựng đội ngũ cơng chức nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực chun mơn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Đồng thời phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng công chức cấp xã theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thơng và có phẩm chất đạo đức. Vì, cơng chức cấp xã chính là nhân tố quyết định của nền hành chính nhà nước hiện đại; phải xác định đây là nhiệm vụ chiến lược, từng bước hoàn thiện đội ngũ công chức cấp xã chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả.

Thông qua việc xây dựng quy hoạch cán bộ, cấp ủy các cấp tiến hành tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ cấp xã; dự báo nhu cầu cán bộ, lựa chọn nguồn cán bộ. Đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ trẻ, đưa họ thử thách ở nhiều công tác khác nhau để nắm bắt được khả năng, sở trường, sở đoản của họ.

Phải xuất phát từ xây dựng quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc. Để công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đi vào nền nếp, Ban Thường vụ huyện uỷ, Ban Thường vụ các Đảng ủy xã, thị trấn hàng năm phải tiến hành kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với quy hoạch.

Nâng cao chất lượng công chức cấp xã huyện Hoa Lư là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn. Vì vậy, để đạt được thành cơng trong cơng tác này địi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan. Trong đó, yếu tố quan trọng là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng. Các cấp uỷ đảng phải thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc tổng kết đánh giá đúng thực trạng chất lượng của công chức cấp xã để từ đó phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện lệch lạc, thối hố, biến chất của cơng chức cấp xã, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công chức cấp xã. Huyện uỷ Hoa Lư phải thường xuyên xây dựng các chương trình, kế hoạch kịp thời nhằm phát triển công chức cấp xã cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; chú trọng tới công tác luân chuyển cán bộ cấp huyện về công tác tại các xã, thị trấn trên địa bàn.

Huyện uỷ cần đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn cấp uỷ xã, thị trấn thực hiện tốt việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã. Tổ chức thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ huyện về công tác tại các xã, đặc biệt những xã có cơng chức cịn yếu về năng lực. Có chính sách hỗ trợ cho công chức đi học, cán bộ huyện luân chuyển về các xã.

Đối với Đảng uỷ các xã, thị trấn: thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng cơng chức; từ đó xác định cơng chức nào cần phải đi đào tạo, bồi dưỡng; cũng như đề xuất cấp trên thay thế công chức không đạt tiêu chuẩn, cịn yếu về chun mơn, năng lực, khơng có khả năng đảm nhận được vị trí đang làm. Cấp uỷ xã, thị trấn thường xuyên động viên, tạo điều kiện cho công chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị; đồng thời có kế hoạch bố trí, sắp xếp người khác đảm nhận công việc trong

thời gian cơng chức đó đi học. Có kế hoạch để xây dựng nguồn kế cận cho đội ngũ cán bộ, nhất là nguồn cán bộ tại chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức cấp xã, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 84)